Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hơn 9% trong tháng Tết Nguyên đán 2025

10:25 | 07/02/2025

DNTH: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Sáng 6/2, theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 năm 2025 của Tổng cục Thống kê công bố, Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 1/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất và phân phối điện tăng 0,4%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,2%. Riêng ngành khai khoáng giảm 10,4%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm hơn 9% trong tháng Tết Nguyên đán 2025- Ảnh 1.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2025 ước tính giảm 9,2% (Ảnh: Phạm Tùng).

Tốc độ tăng/giảm chỉ số sản xuất tháng 1/2025 của một số ngành trọng điểm cấp II so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sản xuất xe có động cơ tăng 33,8%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 10,6%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,3%; sản xuất trang phục tăng 6,1%; dệt tăng 4,2%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 3,8%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 3,5%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 2,1%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm. Trong đó, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 29,1%; khai thác than cứng và than non giảm 20,1%; sản xuất thiết bị điện giảm 11,5%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 8,4%; in, sao chép bản ghi các loại giảm 7,9%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 6,5%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 47 địa phương và giảm ở 16 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao.

Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm trước tăng cao gồm: Nam Định tăng 29,9%; Bắc Kạn tăng 28,5%; Bến Tre tăng 24,2%; Bình Phước tăng 17%; Kiên Giang tăng 16,6%; Hải Phòng tăng 16,3%.

Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Trà Vinh tăng 56,%; Khánh Hòa tăng 30,8%; Bình Thuận tăng 20,6%; Đắk Lắk tăng 18,1%; Bắc Kạn tăng 14,8%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.

Địa phương có chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm trước giảm là: Cà Mau giảm 16,3%; Gia Lai giảm 13,2%; Hà Tĩnh giảm 10,4%; Hà Nội giảm 9,8%; Thành phố Hồ Chí Minh giảm 9,3%; Đà Nẵng giảm 8,9%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm trước giảm: Bạc Liêu giảm 23,8%; Gia Lai giảm 14,2%; Hà Tĩnh giảm 12,7%.

Địa phương có ngành khai khoáng tháng 1/2025 so với năm trước giảm: Vĩnh Phúc giảm 62%; Gia Lai giảm 59,8%; Đà Nẵng giảm 50,9%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong tháng 1/2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước gồm: Ô tô tăng 60,7%; tivi tăng 50,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 13,7%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 9,6%; sữa tươi tăng 7,3%; sữa bột tăng 5,7%; quần áo mặc thường tăng 5,0%.

Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Than sạch giảm 20%; linh kiện điện thoại giảm 14,1%; xe máy giảm 12%; đường kính giảm 10,7%; khí hóa lỏng LPG giảm 9,2%; dầu thô khai thác giảm 8,2%; sơn hóa học giảm 6,8%; thép thanh, thép góc giảm 6,7%.

 

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/1/2025 tăng 0,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 4,5% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và tăng 1,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước không đổi và tăng 3,6%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 0,3% và tăng 4,9%.

Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,3% so với thời điểm tháng trước và không đổi so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 0,2% và tăng 4,9%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,1% và tăng 0,2%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải không đổi và tăng 1,1%.

Theo Người đưa tin

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/chi-so-san-xuat-cong-nghiep-giam-hon-9-trong-thang-tet-nguyen-dan-2025-204250206130553475.htm


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chủ động nắm bắt xu hướng mới, cộng hưởng sức mạnh để tạo dựng 'thương hiệu' doanh nghiệp Việt Nam

NNTH: Dự Hội thảo "Doanh nghiệp Việt - Khát vọng cống hiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra ngày 28/6 tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp chủ động nắm bắt...

Quảng Ninh: Hỗ trợ, người dân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp cập nhật chuyển đổi thông tin thuế

DNTH: Tại Quảng Ninh, Chi cục Thuế khu vực III đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp trong việc cập nhật, chuyển đổi thông tin thuế.

Khai mạc Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi

DNTH: Triển lãm quốc tế chuyên ngành nông nghiệp và chăn nuôi (Agri Vietnam & Livestock Vietnam) 2025 vừa chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh, quy tụ hơn 200 doanh nghiệp đến từ hơn 10 quốc gia tham...

Mỹ giữ thuế chống bán phá giá 0% cho nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam

DNTH: Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng trong kỳ rà soát hành chính lần thứ 20 (POR20) đối với mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, giai đoạn từ 1/8/2022 đến 31/7/2023.

Dabaco lập công ty chăn nuôi vốn 190 tỷ đồng tại Quảng Trị

DNTH: Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã CK: DBC) vừa thông qua kế hoạch thành lập Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị với quy mô vốn điều lệ 190 tỷ đồng. Mục tiêu nhằm triển khai dự án khu chăn nuôi lợn giống và thương...

Xuất khẩu sắn vượt 600 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực

DNTH: Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong tháng 5/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 387.300 tấn sắn và sản phẩm từ sắn, trị giá 116,2 triệu USD – đánh dấu tháng thứ 4 liên tiếp sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

XEM THÊM TIN