Chiến khu Đ một thời được mệnh danh “Vùng đất chết”
09:29 | 27/07/2022
DNTH: Tôi được nghe về Chiến khu Đ (CKĐ) qua lời kể của của những cựu chiến binh đã từ sống và chiến đấu ở đây. Mong ước một lần được về thăm vùng đất “gian nan mà anh dũng”, gặp những con người chân chất mà kiên trung một lòng theo Đảng đã góp phần đánh thắng hai đế quốc hung hãn làm rạng danh non sông đất nước.
Giữa những ngày tháng 7 với cái nắng như đổ lửa của mùa hè, khi cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2022), tôi có chuyến công tác tại Đồng Nai và được người đồng nghiệp giới thiệu, hướng dẫn về thăm khu căn cứ kháng chiến miền Đông Nam Bộ (Chiến khu Đ) “vùng đất chết” đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm hào hùng của dân tộc ta trong niềm hân hoan khó tả.
Từ thành phố Biên Hòa đi khoảng 13 km đến ngã 3 Trị An, xe rẽ trái vào đường ĐT 767. Đi thêm 14 km đến ngã 3 chợ Mã Đà, hai bên đường xa xa nhấp nhô những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc Ch’Ro yêu nước, đã cùng bộ đội ta đánh giặc giữ vững căn cứ cách mạng và đã có nhiều hi sinh xương máu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, đuổi Mỹ trên vùng đất này. Rẽ vào đường ĐT 761, đi 20 km qua trạm kiểm lâm Cây Gùi. Từ đây, ô tô vượt hơn 20 km đường rừng dọc hai bên đường bạt ngàn rừng xanh núi thẳm với những cây sao, dầu đặc trưng của rừng miền Đồng Nam Bộ. Đi sâu thêm 10 km là đến cổng khu di tích lịch sử CKĐ, xe lượn lách dưới tán rừng nguyên sinh xanh um tùm và lội qua những con suối nước trong vắt. Hiện ra trước mắt là khu di tích CKĐ giữa mênh mông rừng nguyên sinh cổ thụ.
Đầu tiên là Nhà tưởng niệm, ngôi nhà nằm ngay cổng khu di tích, trước khoảnh sân có đặt chiếc lư hương lớn nghi ngút khói hương, trong ngôi nhà đặt hai hàng tượng ghi tên 14 cán bộ đã từng sống và lãnh đạo phong trào cách mạng của Khu ủy miền Đông, Trung ương Cục miền Nam chiến đấu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ; trong đó, nhiều người đã hi sinh tại CKĐ và trên chiến trường miền Đông. Lối dẫn vào từng điểm tham quan trong khu di tích CKĐ là những con đường nhỏ được rải sỏi phẳng lì núp dưới những tán cây rừng cao vút giữa đại ngàn. Thấp thoáng trong khu rừng là những ngôi nhà mái được lợp bằng lá Trung quân (loại lá cây rất đặc biệt, khó bắt lửa và không cháy lan) nhằm chống lửa của bom Napan, pháo kích. Nối giữa các ngôi nhà bằng hệ thống đường hào sâu dưới lòng đất. Trong khu di tích hiện đang lưu giữ, tôn tạo nhiều căn nhà và tái hiện 24 hình tượng người, phân bổ thành 4 ban (văn phòng làm việc của các đồng chí lãnh đạo khu ủy miền Đông, Ban cơ Yếu, Ban Quản trị - Hành chính và Ban Vệ binh Khu ủy).
Theo sự hướng dẫn của người đồng nghiệp, tôi được nghe giới thiệu từng điểm trong khu di tích của CKĐ, như căn nhà làm việc và nơi tổ chức các cuộc họp cấp ủy, chi bộ để triển khai công tác chiến đấu; hay dưới gian nhà là hệ thống hầm trú ẩn; kế bên là một căn hầm có diện tích rộng hơn, nằm sâu trong lòng đất làm nơi họp cán bộ, chiến sĩ cả CKĐ; đi xa thêm chừng 200 m là khu vực bếp Hoàng Cầm được tái hiện các dụng cụ làm bếp và tượng hình một anh nuôi đang nấu ăn cho bộ đội; rồi khu vực nhà y tế (cũng được khoét sâu dưới lòng đất chừng 2 m, có tủ thuốc, chai lọ và trên chiếc giường tre tượng hình cô y tá đang băng bó cho một thương binh; gian nhà kế bên nhà y tế là khu trưng bày những mảnh bom B52….
Lịch sử ghi lại: CKĐ là căn cứ cách mạng qua hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ở miền Đông Nam Bộ. Khởi thủy CKĐ thuộc tỉnh Biên Hòa được thành lập tháng 2/1946 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Sau khi Pháp chiếm Biên Hòa, các lực lượng vũ trang rút về vùng rừng núi Tân Uyên (thuộc Tân Uyên, Biên Hòa) để đứng chân. Thời kỳ đầu, CKĐ từ hạt nhân của 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An, sau đó được mở rộng ra và trở thành căn cứ địa, không chỉ của tỉnh Biên Hòa mà còn của Khu 7 (từ năm 1947 đến 1950). Đến năm 1951, CKĐ trở thành một trong hệ thống căn cứ địa của Nam Bộ gồm: CKĐ, Chiến khu Dương Minh Châu, Chiến khu Đồng Tháp Mười, Chiến khu U Minh. Với địa thế rừng, núi hiểm trở, trung tâm tiếp giáp các tỉnh trong khu vực miền Đông, có suối nước, hệ động thực vật phong phú, là một khu vực lý tưởng cho việc xây dựng căn cứ, nơi tập kết lực lượng, cất giấu kho tàng, vũ khí và phát triển mọi mặt của một căn cứ địa kháng chiến lâu dài, nên CKĐ được chọn xây dựng rất vững chắc, là “bàn đạp” cho các cuộc tấn công nổi dậy của quân và dân miền Đông Nam Bộ.
Trong kháng chiến chống Mỹ, CKĐ được mở rộng, phát triển thêm về phía Đông và Đông Bắc giáp biên giới Campuchia và Đắk Lắk. Vùng căn cứ CKĐ là nơi thành lập đầu tiên của các đơn vị vũ trang miền Đông và chủ lực miền, nơi đứng chân của Khu ủy miền Đông và đặc biệt là nơi thành lập đầu tiên của Trung ương Cục miền Nam vào năm 1961; năm 1962, Trung ương Cục miền Nam chuyển về Tây Ninh. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, từ CKĐ, lực lượng cách mạng tổ chức nhiều trận tấn công vào kẻ thù giành chiến thắng vang dội. Kẻ thù luôn tìm mọi cách đánh phá nhưng thất bại. Ngô Đình Diệm phải chua xót nhận định: “Chiến khu Đ còn, Sài Gòn mất”. Giai đoạn 1962 - 1967, CKĐ trở thành căn cứ khá vững chắc đã dốc sức cùng toàn miền Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của Nhân dân ta tết Mậu Thân (1968), cũng như sau này giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975).
Trải qua hai cuộc kháng chiến, CKĐ đã đi vào lòng cán bộ, chiến sĩ, Nhân dân tỉnh Đồng Nai và cả những người chưa một lần đặt chân tới, với những gì mà lịch sử đã ghi lại sẽ thành bài học lớn, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa Anh hùng cách mạng Việt Nam. Để tái tạo một CKĐ lịch sử, bảo tồn một căn cứ kháng chiến, làm nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ, cũng như nghiên cứu khoa học lịch sử, văn hóa… ngày 26/7/1996, Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng khu di tích lịch sử và khu tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ CKĐ.
CKĐ hiện tại gần như nằm hoàn toàn trong Khu bảo tồn thiên nhiên - văn hoá Đồng Nai. Khu bảo tồn được thành lập đầu năm 2004, là đơn vị sự nghiệp khoa học có thu trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai, nằm trong hệ thống rừng đặc dụng và di sản văn hoá của Việt Nam. Khu bảo tồn được thành lập với mục tiêu khôi phục lại sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng cây tự nhiên bản địa thuộc lưu vực sông Đồng Nai và vùng miền Đông Nam bộ; tạo ra phạm vi bảo tồn thiên nhiên rộng lớn nối liền với Vườn quốc gia Cát Tiên, bảo tồn nơi cư trú và di trú cho các loài động vật hoang dã, phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên gắn với việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của các di tích, nhằm giáo dục truyền thống cách mạng và phát triển du lịch sinh thái, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, đầu tư với các tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký khu bảo tồn thành khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Sự đa dạng sinh học và những tiềm năng của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, nơi đang giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên; bảo tồn, phát huy các giá trị vốn có, khai thác lợi thế và tiềm năng của du lịch huyện Vĩnh Cửu nói riêng, du lịch Đồng Nai nói chung.
Temu dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam, người mua cần làm ngay 2 điều để bảo vệ quyền lợi
DNTH: Phiên bản tiếng Việt trên website Temu đã bị gỡ bỏ.
Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024
DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...
16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh
DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...
Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV
DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...
Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’
DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".
Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...