"Chiến thuật" đạt điểm cao thi tốt nghiệp THPT năm 2022
15:14 | 06/07/2022
DNTH: Ngày mai (7/7), hơn một triệu sĩ tử chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022. Trước "giờ G", các thầy, cô giáo đã đưa ra những bước cần lưu ý để giúp thí sinh đạt được kết quả tốt nhất cho các bài thi quan trọng.

Rà soát lại kiến thức cơ bản
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 là lứa học trò chịu những tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID - 19, khi cả 3 năm THPT các em phải trải qua khoảng thời gian dài học online. Các thầy, cô giáo đã có những lời dặn dò tâm huyết để giúp các em đạt được điểm cao trong các môn thi.
TS. Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên dạy Ngữ văn, Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) nhắc các em những điểm cốt yếu để làm tốt bài thi Ngữ văn - môn thi đầu tiên của kỳ thi.
Thay vì lo lắng và áp lực, các em cần rà soát lại các kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ghi nhớ những giá trị nội dung và nghệ thuật chính của mỗi bài.
Các em tự kiểm tra lại hệ thống kỹ năng đáp ứng từng kiểu loại câu hỏi trong đề thi; nên ôn tập theo các đơn vị kiến thức cơ bản trong mô hình đề thi mấy năm nay với 3 phần, đó là bài đọc hiểu, viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học.
Phần đọc hiểu luôn gồm một ngữ liệu đọc hiểu và 4 câu hỏi đọc hiểu, được sắp xếp theo các cấp độ nhận thức, từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng, tới vận dụng cao. Các em cần nhận ra những tín hiệu của từng kiểu loại câu hỏi để có phương pháp trả lời phù hợp, tránh trả lời thừa hoặc thiếu.
Ví dụ, câu hỏi nhận biết thường tập trung vào 2 yêu cầu: hoặc yêu cầu xác định một đặc điểm của hình thức văn bản như thể thơ/phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt… hoặc yêu cầu tìm những chi tiết thuộc về nội dung văn bản phù hợp với nội dung định hướng trong câu lệnh. Khi làm bài, học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu, xác định đúng đặc điểm hình thức văn bản, hoặc chi tiết nội dung văn bản, không phân tích diễn giải.
Câu hỏi thông hiểu thường yêu cầu giải thích cách hiểu nội dung một khái niệm, nhận định câu văn, câu thơ… trong văn bản. Học sinh cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ, biểu tượng ( nếu có) của khái niệm, nhận định…
Câu hỏi vận dụng thường yêu cầu xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ, tác dụng của việc sử dụng từ ngữ... trong văn bản trong câu, đoạn văn bản. Học sinh cần vận dụng kiến thức tiếng Việt, tu từ học, văn học, cuộc sống… để xác định đúng và phân tích giá trị biểu đạt và giá trị biểu cảm.
Câu hỏi vận dụng cao thường yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, thái độ và nhất là quan điểm cá nhân trước một nhận định, thông điệp, vấn đề đặt ra trong văn bản đọc hiểu. Với dạng câu hỏi yêu cầu thể hiện cảm xúc, suy nghĩ về một hiện tượng, sự việc… học sinh cần trả lời ngắn gọn, chân thành, trung thực những suy nghĩ, xúc cảm cá nhân, tránh khuôn mẫu, sáo rỗng, hô khẩu hiệu. Với dạng câu hỏi "Anh/chị có đồng tình…?/Vì sao", học sinh cần xác định đúng suy nghĩ, nhận thức của mình để luận bàn cho thấu đáo, chặt chẽ. Hoàn toàn có thể xuất hiện nhiều phương án như đồng tình, không đồng tình, đồng tình nhưng có giới hạn, điều kiện, ngoại lệ… phần quan trọng nhất là trả lời câu hỏi "Vì sao?" với lập luận chặt chẽ và trung thực, thuyết phục.
Câu viết đoạn văn nghị luận xã hội luôn có nội dung nghị luận quan hệ hữu cơ với nội dung chính của ngữ liệu đọc hiểu. Học sinh cần đặc biệt chú ý đảm bảo hai yêu cầu về nội dung và hình thức của đoạn văn. Về nội dung, chỉ nghị luận một khía cạnh, một bình diện của vấn đề (nguyên nhân, ý nghĩa, hậu quả, giải pháp, bài học…). Về hình thức, cần viết đúng cấu trúc đoạn, viết đúng dung lượng theo yêu cầu trong câu lệnh của đề bài…
Bài nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất trong đề thi, đòi hỏi các em dành nhiều nhất thời gian và tâm sức. Cần xác định chính xác yêu cầu nghị luận thể hiện trong đề bài, đặc biệt trong câu lệnh, phác sơ lược hướng triển khai nội dung nghị luận để quá trình viết không lan man hoặc sơ sài. Nếu đoạn văn nghị luận xã hội cần sự thể hiện cái tôi bản lĩnh, trung thực thì bài nghị luận văn học rất cần khả năng cảm nhận tinh tế, sự phân tích sâu sắc và tình cảm chân thành.
4 chiến thuật làm bài môn Toán
Theo thầy giáo Lưu Huy Thưởng, chiến thuật làm bài được điểm cao môn Toán bao gồm:
Dễ trước, khó sau: mặc dù đề thi đã được sắp xếp từ dễ đến khó, nhưng điều này chỉ mang tính chất tương đối. Cần làm chắc chắn, chính xác 30 câu đầu.
Nháp cẩn thận, khoanh vùng rõ ràng: nháp xong một câu thì cách ra một chút rồi nháp câu tiếp.
Tô đáp án: làm xong câu nào là tô luôn câu đó. Tránh tình trạng cuối giờ cuống lại một câu tô 2 đáp án, hoặc khi làm ra A nhưng lại tô B do... nhìn nhầm
Bên cạnh đó, thí sinh cần tối ưu hóa điểm số dựa trên mục tiêu:
Mục tiêu 8 đến 8,5 điểm: 45 phút đầu tiên làm hết 30 câu, 45 phút sau làm 20 câu còn lại (các câu nếu không làm được thí sinh vẫn nên tích hết tất cả đáp án cho là đúng).
Mục tiêu 9 đến hơn 9 điểm: 45 phút đầu làm xong 40 câu, 45 phút còn lại dành cho 10 câu.
Làm bài Tiếng Anh hiệu quả về mặt thời gian
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hương cho hay, trong những năm gần đây, đề thi môn Tiếng Anh được giữ nguyên cấu trúc, dạng bài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc ôn thi của các em. Các thí sinh hãy nắm chắc cấu trúc đề, ôn thật kĩ từng dạng câu hỏi theo chuyên đề giống với đề minh hoạ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chú ý độ khó của từng dạng bài.
Dạng bài đọc hiểu và đọc điền vốn là 2 dạng bài gây khó khăn nhất cho các em. Lời khuyên của cô Hương là hãy làm thật chính xác và hiệu quả về mặt thời gian cho những dạng bài còn lại trước, từ đó có thêm nhiều thời gian hơn cho 2 dạng bài này.
Nếu đặt mục tiêu 8 điểm, các em chỉ được phép “không chắc chắn” trong tầm 10 câu. Ở mức điểm này các em cần nắm thật vững các chuyên đề ngữ pháp, làm thành thục và tuyệt đối chính xác những câu hỏi này, tránh các lỗi sai đáng tiếc.
Ở những dạng bài nâng cao về từ vựng, cố gắng hoàn thành tốt dạng bài đoán nghĩa ở bài đồng nghĩa, trái nghĩa. Phần từ vựng khó như các câu hỏi về thành ngữ, cụm từ, ngữ động từ, từ vựng nâng cao… cố gắng chọn phương án tốt nhất theo đánh giá và năng lực của bản thân. Bài đọc điền, đọc hiểu hãy giải quyết chính xác những câu hỏi về ngữ pháp, hay các câu hỏi về thông tin chi tiết, đại từ thay thế, từ vựng, đúng sai.
Nếu đặt mục tiêu đạt 9 đến 10, các em chỉ được phép “không chắc chắn” không quá 5 câu. Để đạt được mức điểm này các em cần làm tuyệt đối chính xác các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Các câu hỏi vận dụng cao rơi vào câu về từ vựng nâng cao, câu hỏi suy luận và câu hỏi chủ đề của đọc hiểu.
Ngoài những "bí quyết" trên, các thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ các loại bút (bút bi, bút chì, gọt bút chì, tẩy), phiếu dự thi, máy tính, CMTND/CCCD, đồng hồ (phải có để canh chiến thuật làm bài), 1 chai nước (350 - 500 ml) đã bóc nhãn...
Đặc biệt, các em cần có tâm lý thoải mái, tự tin, bình tĩnh để đạt được kết quả cao nhất trong kỳ thi hết sức quan trọng này.

Bắc Ninh tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Đền Đô
DNTH: Trong khuôn khổ Lễ hội Đền Đô năm 2025 và kỷ niệm 1015 năm ngày đức vua Lý Thái Tổ đăng quang (1010–2025), bên cạnh các nghi lễ truyền thống còn có nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương.

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'
DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa
DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025
DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa
DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...