‘Chiến tranh taxi’: Điều cần thiết là tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng

22:16 | 08/11/2017

DNTH: Cuộc chiến giữa Uber, Grab và taxi truyền thống đang ngày càng diễn ra căng thẳng và chưa xuất hiện dấu hiệu nào của sự kết thúc. Các chuyên gia cho rằng cần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường để gỡ rối trong cuộc chiến này.

 
‘Chiến tranh taxi’: Điều cần thiết là tạo môi trường cạnh tranh minh bạch, công bằng
Cuộc chiến giữa Uber, Grab và taxi truyền thống đang ngày càng diễn ra căng thẳng

Vừa qua, một số taxi đã đồng loạt dán lên đuôi xe những dòng khẩu hiệu “Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”, “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”…. Đây là hành động đáng chú ý tiếp theo của các đơn vị taxi truyền thống trong việc chống lại sự mở rộng ngày càng mạnh mẽ của GrabUber.

Liên quan đến vấn đề này, ông Tạ Long Hỷ - chủ tịch Hiệp hội Taxi TP. HCM kiêm Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun), đã lên tiếng xác nhận vụ việc và nhận định nội dung của khẩu hiệu là "không đến nỗi quá đáng". 

Bên cạnh đó, ông Hỷ còn cho biết việc dán đề - can (decal) phản đối Uber và Grab là do các tài xế thực hiện nên ông sẽ cho rà soát lại vấn đề này.

Ở phía ngược lại, Giám đốc Grab Việt Nam - ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hành động của tài xế Vinasun không ảnh hưởng đến đơn vị và ông không quan tâm đến chuyện này. Tương tự, đại diện hãng Uber Việt Nam cũng không bình luận và không có động thái phản đối.

Đứng dưới góc độ kinh tế, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, người dân sẽ chọn lựa cái gì rẻ hơn, cái gì tốt hơn cho họ. Các khẩu hiệu phản đối dán trên taxi hoàn toàn không mang tính cạnh tranh một cách bình đẳng trong kinh tế thị trường. Taxi bị chia sẻ thị phần khi Uber, Grab vào Việt Nam cũng giống như câu chuyện Vietlott xuất hiện khiến xổ số truyền thống "đìu hiu".

“Họ đang gặp thách thức trong việc hành xử khi thấy mình bị bất công. Họ đang than phiền mang tính phong trào, không có tính chuyên nghiệp. Nếu chuyên nghiệp, họ có thể tiến hành khởi kiện khi người khác sai hoặc có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình”, ông Hiển nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Ngọc Phương đánh giá cách làm của hãng Vinasun là "trò con nít"

Chuyên gia kinh tế Phạm Ngọc Phương đánh giá cách làm của hãng Vinasun là "trò con nít" và hành vi này đã vô tình hạ thấp uy tín của doanh nghiệp. Bà Phương nhìn nhận: "Nếu thấy đối thủ làm ăn không lành mạnh, không chấp hành theo luật thì Vinasun nên khởi kiện".

Xét dưới góc độ truyền thông, chuyên gia Nguyễn Bá Ngọc phân tích, mô hình cũ làm các lái xe phải chạy lông nhông để tìm khách hoặc tổng đài báo điểm đón thì 5-7 xe cùng nhao đến, bởi vậy hiệu quả rất thấp. Những tài xế thạo nghề cho biết đối với taxi truyền thống, số km có khách chỉ là 50/100km còn Uber, Grab là 82/100km.

“Có vẻ như Vinasun và các hãng taxi truyền thống còn khá nhiều việc để làm để tồn tại và không bị khách hàng bỏ rơi. Thay vì đi vào những vấn đề cốt lõi về đổi mới công nghệ, quản lý hệ thống thì họ lại dồn sức cho những chiêu trò trẻ con mà chuyện dán khẩu hiệu chống Uber, Grab là một minh chứng rõ nhất”, ông Ngọc bình luận.

Theo nhận định của ông Trần Bằng Việt - cựu CEO Mai Linh Taxi và hiện là CEO Đông A Solutions: “Mai Linh có thể suy nghĩ đến việc sáp nhập với Uber Việt Nam và sử dụng hệ thống công nghệ của họ để khai thác hiệu quả hơn. Thế nhưng, theo quan sát của tôi thì Uber đang đuối sức và có dấu hiệu muốn rút khỏi thị trường Việt Nam”.

Khác với quan điểm của cựu CEO Mai Linh Taxi, PGS.TS Từ Sỹ Sùa cho rằng điều quan trọng nhất để gỡ rối trong cuộc chiến taxi và Grab, Uber là tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Mai Linh có thể suy nghĩ đến việc sáp nhập với Uber Việt Nam 

Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh cho hay, ông ủng hộ việc có một cơ chế hoạt động bình đẳng, công khai minh bạch giữa Uber, Grab và taxi truyền thống. Ông Doanh cho biết: “Quan điểm của tôi là cần phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường. Trong cạnh tranh thì đương nhiên khó tránh khỏi có bên chịu thua thiệt. Ai đầu tư không đạt hiệu quả thì chấp nhận bị thiệt hại, chứ cũng không nên than phiền, bàn cãi làm gì”.

“Hãy để họ cạnh tranh với nhau và nếu tạo điều kiện thì hãy cho họ biết những thông tin cần thiết về thị trường. Họ đầu tư thì hãy để họ tự chịu trách nhiệm, chứ Nhà nước không nên đi làm thay, quyết định thay hộ cho họ”, ông Doanh nhấn mạnh.

TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khẳng định, Uber và Grab là một loại hình vận chuyển theo công nghệ mới, gọi là hợp đồng điện tử.

Nếu đã thừa nhận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta không thể tiếp tục quan sát và quản lý xã hội với tư duy 3.0 hay thậm chí 2.0. Tư duy quản lý đúng đắn lúc này phải là để xe hợp đồng điện tử trở thành các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường, từ đó buộc các doanh nghiệp taxi truyền thống phải nỗ lực thay đổi theo, thông qua việc cải tiến công nghệ, cải thiện thái độ dịch vụ, nâng cấp chất lượng phương tiện.

“Chỉ có tư duy 2.0 mới đòi hỏi xe hợp đồng điện tử phải chịu trói để ngang bằng, “bình đẳng” với taxi truyền thống. Nếu đã từng tư duy như thế, làm sao mà xe hơi có thể thay thế được xe ngựa,thuyền máy có thể thay thế thuyền buồm?”, ông Nguyễn Đức Thành nhìn nhận.

Ở góc độ pháp lý, luật sư Trương Thanh Đức (Chủ tịch Công ty Luật BASICO) nhận định việc các hãng taxi truyền thống dán khẩu hiệu phản ứng Uber, Grab như vậy là có dấu hiệu vi phạm của Luật Cạnh tranh, bôi xấu đối thủ.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài thương mại luật gia Việt Nam (VLCAC), cho rằng các doanh nghiệp taxi không nên có hành vi dán khẩu hiệu phản ứng như vậy. Ông Hậu nhấn mạnh việc làm này có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh.

“Việc dán khẩu hiệu như một hình thức nói xấu, xúc phạm người khác, Uber, Grab hoàn toàn có thể khởi kiện lại”, ông Hậu nhấn mạnh.

Tuy nhiên, TS. Võ Trí Hảo, Phó Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh lại nhận định việc làm trên không vi phạm pháp luật.

“Nếu những khẩu hiệu này nói sai sự thật thì mới vi phạm Luật Cạnh tranh. Còn ở đây, họ tin rằng Uber, Grab vi phạm pháp luật. Việc chứng minh sai hay không là của cơ quan nhà nước. Đấy là điều bình thường, không xúc phạm danh dự và nhân phẩm, nó giống mít-tinh thôi”, ông Hảo nói.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

Nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đang bị lũ quét và sạt lở đất đe doạ

DNTH: Trước nguy cơ mưa lớn kéo dài có khả năng gây lũ quét, sạt lở đất, chiều 20/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh miền núi phía Bắc tập trung các biện pháp ứng phó.

Báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy

DNTH: Chủ tịch nước khẳng định, với sứ mệnh của mình, báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy, phải là người xung kích, tiên phong.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

DNTH: Chiều tối 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam...

XEM THÊM TIN