Chỉnh huấn cán bộ theo ngôn ngữ dân gian của Tổng Bí thư
11:09 | 15/05/2024
DNTH: Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, thơ ca, hò vè để chấn chỉnh thói hư, tật xấu của một bộ phận cán bộ, đảng viên là phong cách huấn thị gần gũi nhưng sâu sắc mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường hay thể hiện trong các bài viết, bài phát biểu về chủ đề chỉnh đốn, xây dựng Đảng.
Những “ông vua con” hạnh họe dân
Tổng Bí thư dùng cách nói dân gian - “ông vua con” - để chỉ những cán bộ, đảng viên được Đảng, Nhà nước giao chức vụ để phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân nhưng lại lạm dụng quyền lực để vun vén cá nhân, tham nhũng, hách dịch, hạnh họe quần chúng.
Phát biểu tại hội nghị sơ kết một năm hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh (ngày 19/6/2023), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Có một bộ phận cán bộ, công chức, nhân viên trực tiếp có quan hệ với dân thì cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây đủ thứ phiền hà, khó khăn cho dân. Một số người có chức, có quyền giữ tác phong quan cách, gia trưởng, phụ trách địa phương nào, đơn vị nào thì như một "ông vua con" ở đấy".
Theo lời của Tổng Bí thư, những “ông vua con” này chỉ lo thu vén cá nhân, xoay xở làm giàu, vô trách nhiệm với dân, vô cảm trước những khó khăn, đau khổ của quần chúng, lợi dụng chức quyền để đục khoét, vơ vét của cải của Nhà nước, của tập thể, trở thành những con sâu mọt tệ hại của xã hội.Và vì là “ông vua con” nên các cán bộ có nhiều chức quyền mà ít tu dưỡng đạo đức này rất chuyên quyền, độc đoán.
Họ chỉ đạo cấp dưới phải phục tùng vô điều kiện, bất luận việc đó có đúng pháp luật, có xâm phạm lợi ích của Nhà nước hay không. Như ông cha ta đã luận giải, đây là kiểu “cua cậy càng, cá cậy vây".
Mô tả về những “ông vua” đời mới, Tổng Bí thư đã dùng đến câu hò vè vừa dễ nhớ vừa thâm thúy trong dân gian: “Họp thì có người ghi, đi thì có người chở, ở thì có người chăm, nằm thì có người bóp...”.
Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Thông thường, bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải có một uy tín nhất định; chức vụ càng cao thì uy tín càng lớn. Bởi vì không có uy tín thì không thể lãnh đạo, thuyết phục và tập hợp người khác được.
Không phải hễ cứ có chức vụ là đã có uy tín, càng không phải đã có uy tín đầy đủ. Chức vụ không đẻ ra uy tín, không quyết định uy tín. Thực tế đã chẳng có những người ở cương vị khá cao, thậm chí rất cao nhưng lại không có uy tín hoặc uy tín quá thấp đó sao? Ở nơi này nơi nọ, đã chẳng có những “thủ trưởng” nói mà quần chúng và cấp dưới không muốn nghe, thậm chí còn bị quần chúng chê trách, muốn “tẩy chay” đó sao?”.
Theo Tổng Bí thư, một người lãnh đạo chứng tỏ bằng hành động là mình thật sự có phẩm chất và tài năng thì “hữu xạ tự nhiên hương”, tự nhiên họ sẽ được quần chúng tin yêu, kính trọng và tín nhiệm.
Còn cán bộ nào khoe mẽ, chạy theo hình thức theo kiểu "trời cho cái mã bên ngoài, nó che đậy cái sơ sài bên trong" thì trước sau cũng bị lật tẩy, dù có nắm giữ chức vụ gì, tự đề cao bao nhiêu, được tán tụng như thế nào thì vẫn không thể có uy tín.
Đồng thời, theo lời Tổng Bí thư, họ “chỉ cần một phút thiếu cảnh giác với mình, buông thả mình là có thể phạm sai lầm lớn, làm mất uy tín của mình, làm hại thanh danh của Đảng. Không phải ngẫu nhiên mà ông cha ta đã đúc kết: “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”.
Đất nước không cần cán bộ “quan bảy cũng ừ…
”Trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải nâng cao tính chiến đấu của cán bộ, đảng viên và tổ chức cơ sở đảng.
Đồng chí phê phán việc một số đảng viên thụ động, không dám đưa ra chính kiến nhằm vụ lợi theo cách nói dân gian là “quan bảy cũng ừ..”, “ngậm miệng ăn tiền”; phê bình những cán bộ thiếu gương mẫu nhưng lại chăm chăm “cầm bó đuốc đi rê chân người”.
Tổng Bí thư cho rằng không phải chỉ từng cá nhân cán bộ, đảng viên mà cả các tổ chức cũng phải nâng cao tính chiến đấu: "Chúng ta đã nói nhiều về chống tham nhũng nhưng có thấy mấy chi bộ phát hiện ra đâu. Khi bình chọn cuối năm thì hầu hết đảng viên là đủ tiêu chuẩn và chi bộ trong sạch, vững mạnh, nhưng đơn thư tố cáo thì rất nhiều và tình trạng tham nhũng có cả ở đấy.
Nói là tự phê bình và phê bình chứ vẫn ca ngợi nhau là chính, chưa nhìn thẳng vào sự thật, chưa dám nói thẳng, cũng e dè, nể nang với trăm thứ lý do, nhất là sợ bị trù dập, cho nên cứ bùng nhùng.
Chiến đấu ở đây không phải là “đấm đá” mà là đấu tranh chống lại những tiêu cực, những cản trở sự phát triển của chúng ta ngay từ trong Đảng và trong xã hội, trong mỗi con người chúng ta, đúng không bảo vệ, sai không dám đấu tranh, “quan bảy cũng ừ, quan tư cũng gật”. Trung bình chủ nghĩa không vươn lên là kém tính chiến đấu…
Đảng viên phải tiên phong, gương mẫu thì nói người khác mới nghe, chứ nói rất mạnh mà “chân mình còn lấm bê bê, lại cầm bó đuốc đi rê chân người” thì người ta không chịu".
Tại Hội nghị về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng (ngày 9/12/2021), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là công việc xây dựng tổ chức, xây dựng con người, là công tác con người, rất dễ đụng chạm đến danh dự, lợi ích, quan hệ của con người, đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự phê bình; phải nhận xét, đánh giá về người khác.
Nếu không thật tự giác, chân thành, công tâm, khách quan thì rất dễ chủ quan, thường chỉ thấy ưu điểm, mặt mạnh của mình nhiều hơn người khác; trong khi chỉ thấy khuyết điểm, mặt yếu của người khác nhiều hơn mình.
Tổng Bí thư đã sử dụng thành ngữ, ca dao để mô tả những tật xấu bản năng của con người mà cán bộ, đảng viên phải vượt qua: "Kém một miếng không chịu được", "Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất ăn một miếng thì lộn gan lên đầu!".
Theo Tổng Bí thư, trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng, trước thực trạng một số yếu kém, khuyết điểm đang tồn tại, hơn lúc nào hết, Đảng ta càng phải đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng như Đại hội XIII và Hội nghị Trung ương 4 đã chỉ ra, tạo bước chuyển thật sự. Điều quan trọng có ý nghĩa quyết định là: Tất cả chúng ta, từ trên xuống dưới, đều phải có quyết tâm rất lớn, có sự thống nhất rất cao, có biện pháp thực hiện quyết liệt, khả thi, chỉ đạo chặt chẽ với một phương pháp tư duy đúng đắn, tỉnh táo, bình tĩnh, không cực đoan, không để các thế lực xấu lợi dụng, xuyên tạc, kích động, phá hoại.
Có những việc không thể chỉ làm một lần là xong. Ngược lại, phải làm rất kiên quyết, kiên trì, bền bỉ; làm thường xuyên, liên tục; làm đi làm lại nhiều lần như đánh răng, rửa mặt hằng ngày.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: Cán bộ dù ở vị trí nào cũng phải luôn luôn có ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình, làm "đúng vai, thuộc bài", thật sự có chất lượng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tin yêu, quý trọng.
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Đảng viên /
- Xây dựng Đảng /
- Nguyễn Phú Trọng /
- Tổng Bí thư /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Thị trường tiềm năng xuất khẩu viên nén gỗ của doanh nghiệp Việt Nam lớn như thế nào?
DNTH: Ông Olaf Naehrig, kỹ sư trưởng Tập đoàn KAHL: Ngành viên nén Việt Nam cần thúc đẩy mở cửa thị trường tại Châu Âu. Bởi vì đây mới là khu vực tiêu thụ nhiều viên nén nhất trên thế giới.
'Sự thật Việt Nam đã thành nước Tự do, Độc lập'
DNTH: Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu...
Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Những điểm nhấn trên thị trường vốn
DNTH: Tháng 8/2024, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận nhiều đánh giá tích cực. Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 lên 6,1% từ mức 5,5% trước đó. Tăng trưởng trong hai năm 2025 và 2026...
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của độc lập, tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và ý chí kiên cường
DNTH: "Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung, cộng đồng người Việt Nam ở Trung Quốc nói riêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của độc lập, của tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý chí bất...
Những quy định mới trong kinh doanh bất động sản
DNTH: Cả 3 bộ luật có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành bất động sản (Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024) đã có hiệu lực góp phần quan trọng, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, giúp thị trường...
Doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý gì trong vụ kiện phòng vệ thương mại?
DNTH: Hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) mới từ các quốc gia nhập khẩu, đòi hỏi cần có những biện pháp ứng phó kịp thời. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...