Chính thức tăng giá bán lẻ điện từ ngày 11/10/2024

08:49 | 12/10/2024

DNTH: Chiều 11/10 tại trụ sở EVN, Bộ Công Thương và EVN đã họp công bố quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10/2024.

Chú thích ảnh
Quang cảnh cuộc họp.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đã có Quyết định 1046 về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4% từ ngày 11/10. Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng ban Kinh doanh EVN, giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,8% (tương ứng tăng thêm 96,32 đồng/kWh), từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Cụ thể, giá điện bán lẻ bậc 1 cho khách hàng dùng từ 0 - 50 kWh/tháng là 1.893 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 2 cho khách hàng dùng từ 51 - 100 kWh/tháng là 1.956 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 3 cho khách hàng dùng từ 101 - 200 kWh/tháng là 2.271 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 4 cho khách hàng dùng từ 201 - 300 kWh/tháng là 2.860 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 5 cho khách hàng dùng từ 401 - 400 kWh/tháng là 3.197 đồng. Giá điện bán lẻ bậc 6 cho khách hàng dùng trên 400 kWh/tháng là 3.302 đồng.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc cơ sở nào tăng giá điện lần này và việc tăng giá điện ảnh hưởng như thế nào đến đời sống nhân dân khi bão số 3 vừa qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và nền kinh tế, ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, tháng 11/2023, giá điện đã được điều chỉnh tăng và đến thời điểm bây giờ mới tăng đợt tiếp theo. Việc tăng giá điện tuân thủ đúng Quyết định 05 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và Thông tư 09 hướng dẫn chi tiết Quyết định 05.

“Việc tăng giá điện từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng 1 kWh (chưa gồm thuế VAT), tương ứng 4,8% đã được Chính phủ cân đối hài hòa, không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, an sinh xã hội và phát triển của đất nước”, ông Nam cho hay.

Cụ thể, ông Nam thông tin, theo tính toán của các bộ, ngành và Chính phủ, với mức giá điện 4,8% đã được Chính phủ và Bộ Công Thương cân đối để không tác động nhiều đến CPI và đời sống sinh hoạt của người dân.

Theo ông Nam, với khách hàng dùng dưới 200 kWh/tháng, hiện cả nước có 17,4, triệu hộ, với mức tăng 4,8%, một tháng bình quân tăng 13.800 đồng/hộ. Mức tăng này hầu như không ảnh hưởng với số hộ dùng dưới 200 kWh/tháng. 

Khách hàng sử dụng điện từ 201 - 300 kWh, mỗi tháng sẽ phải trả thêm 32.000 đồng/tháng, khách hàng dùng từ 301 - 400 kWh/tháng sẽ trả thêm 47.000 đồng/tháng. Với khách hàng dùng từ 401 kWh/tháng trở lên, khách hàng phải trả thêm 62.000 đồng/tháng.

Cùng với điều chỉnh giá điện sinh hoạt, mức giá bán lẻ điện mới áp dụng cho các ngành sản xuất cũng có sự điều chỉnh. Cụ thể, cấp điện áp 22 kV đến dưới 110 kV, giá từ 1.749 - 3.242 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. Cấp điện áp 6 kV - dưới 22 kV, giá bán từ 1.812 - 3.348 đồng/kWh, tuỳ khung giờ. 

Với khối hành chính sự nghiệp, giá bán lẻ điện mới là từ 2.040 - 2.124 đồng/kWh tuỳ khung giờ, cấp điện áp. Giá bán lẻ cho lĩnh vực kinh doanh có sự chênh lệch giữa giờ cao điểm, thấp điểm và cấp điện áp, tương ứng là 1.525đồng và 4.795 đồng/kWh. Các giá này chưa gồm thuế VAT.

Năm 2023, EVN được tăng giá bán lẻ điện 2 lần (ngày 9/11 và 4/5) với tổng mức tăng 142,35 đồng/kWh (tương ứng tăng 7,5%), nhưng không đủ bù đắp được chi phí sản xuất điện do giá đầu vào của than, dầu, và tỷ giá tiếp tục năm. 

Ngày 10/10, Bộ Công Thương công bố kết quả kiểm tra chi phí giá thành sản xuất kinh doanh điện 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Số liệu này được đưa ra sau khi Bộ lập đoàn kiểm tra thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm ngoái của tập đoàn này. Đây sẽ là cơ sở để Bộ và EVN tính toán, đề xuất điều chỉnh giá bán lẻ điện.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Lúa tươi tại Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa gạo mấy ngày nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, các mặt hàng gạo tương đối bình ổn, lúa tươi có xu hướng tăng, gạo nguyên liệu xuất khẩu nhích nhẹ so với cuối tuần.

Thái Lan vượt Trung Quốc, trở thành “khách sộp” mới của mực, bạch tuộc Việt Nam

DNTH: 4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam đạt 215 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó Thái Lan vươn lên vị trí thứ ba, vượt qua Trung Quốc và Hong Kong.

Người trồng lúa khấn khởi khi giá gạo xuất khẩu tăng trở lại

DNTH: Sau giai đoạn sụt giảm đầu năm, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã phục hồi rõ rệt trong những ngày đầu tháng 5, đặc biệt ở phân khúc gạo 5% tấm. Diễn biến tích cực này đang thắp lên nhiều kỳ vọng cho cả doanh nghiệp...

Cà phê Việt cần khẳng định thương hiệu để bứt phá

DNTH: Khi giá cà phê liên tục ở mức cao và thị trường xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng, ngành hàng cà phê Việt Nam đang bước vào giai đoạn “vàng” để bứt phá.

Lúa, gạo biến động nhẹ

DNTH: Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua có biến động nhẹ, trong khi giá gạo xuất khẩu gần như không biến đổi.

"Hoa mắt, chóng mặt" với... vàng

DNTH: Tuần qua, thị trường vàng lại chứng kiến giá vàng thế giới giảm, vàng trong nước tăng sốc. Các chuyên gia dự báo, thị trường còn biến động bởi tâm lý đầu cơ, lướt sóng.

XEM THÊM TIN