Chợ phiên mỗi năm họp duy nhất một lần: "Choảng" nhau càng to, càng may mắn

16:16 | 10/02/2019

DNTH: Mọi người kéo nhau đến chợ Chuộng chỉ họp duy nhất đúng 1 ngày trong năm để mua may-bán rủi, cũng như tham gia màn ném cà chua ...để cầu may.

Toàn cảnh phiên chợ Chuộng

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ từ mờ sáng ngày 6 tháng Giêng Âm lịch người dân các huyện Triệu Sơn, Thiệu Hóa và Đông Sơn (Thanh Hóa) lại kéo nhau ra mô đất ven sông Hoàng để họp phiên chợ Chuộng chỉ họp duy nhất 1 ngày trong năm.

Hàng năm từ mờ sáng hàng nghìn người đã cùng kéo nhau về mô đất ven sông Hoàng để họp chợ

Đến tham gia chợ Chuộng người dân có thể mua những hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, cây, con giống cũng như mua bánh đúc, bánh cuốn, bánh đa... về để biếu bố mẹ, ông bà.

Phiên chợ cũng là dịp để cho những người bạn ngày Tết chưa gặp nhau được hội ngộ.

Đây được xem là phiên chợ đổ tuổi, mua may-bán rủi

Nét độc đáo của phiên chợ này là những màn đuổi ném “choảng” nhau bằng cà chua, trứng vào nhau để lấy may, không kể tuổi tác của những người tham gia.

Những người tham dự phiên chợ sẽ đuổi nhau, ném “choảng” cà chua vào nhau để xua đi cái xui xẻo của năm cũ và mong đón một năm mới bình an, may mắn hơn.

Cà chua là thứ không thể thiếu trong chợ Chuộng
Năm nay giá cà chua được bán 15.000đồng/kg

Về nguồn gốc ngôi chợ này, theo các vị cao niên kể lại từ xưa kia vào thời nhà Lê, khi vua Lê đem quân đi đánh giặc vào đúng mùng 6 Tết thì bị phát hiện và truy bắt.

Khi chạy đến khu vực này, thấy bãi đất rộng và không còn đường lui nên đã huy động người dân họp chợ để che mắt quân giặc.

 
Bánh cuốn được nhiều người lựa chọn mua về làm quà biếu

Để không bị phát hiện, quân lính được người dân che chở trong những túp lều, hàng quán, vũ khí được cất trong hàng hóa.

Khi quân giặc thấy họp chợ đã chủ quan thì bị nhân dân cùng quân sĩ dùng vũ khí phản công không kịp trở tay.

Để tưởng nhớ công lao của vị vua xưa kia, hàng năm cứ đến ngày mùng 6 tháng Giêng người dân trong vùng lại tổ chức họp chợ Chuộng để cầu may.

Con giống được bầy bán tại chợ

Với quan niệm từ xa xưa càng đánh nhau “choảng” nhau càng to và nhận được nhiều cà chua ném vào người thì càng gặp nhiều may mắn. Người xưa vẫn thường có câu ca dao khi nhắc đến phiên chợ độc đáo này .

Chết bỏ con, bỏ cháu

Sống không ai bỏ mùng sáu chợ Chuộng

Đặc sản của chợ là những màn ném cà chua
Qua sông Hoàng để tới chợ
Bánh đa gấc được bán nhiều tại chợ
Nhiều người chọn cách qua cầu từ Triệu Sơn sang Đông Sơn để tham gia phiên chợ
Trò chơi dân gian cũng được nhiều người chú ý
Một cô gái bị nhiều thanh niên bóp cà chua lên đầu
Lựa chọn những túi cà chua
Những cô gái là những người bị ném cà chua nhiều nhất tại chợ
Luôn sẵn sàng trên tay để tác chiến
Trò đỏ đen xuất hiện nhiều tại chợ
Bị ném cà chua nhiều là một điều may mắn
Một em thiếu niên bị ném cả trứng vào người
Người luôn trong tình trạng ướt sủng do bị ném nhiều cà chua
 
 
TheoTrần Nghị
Infonnet

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Mười bảy doanh nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024

DNTH: Hà Nội vừa tổ chức sự kiện Hành trình tiến tới bình đẳng và thịnh vượng và Lễ trao tặng giải thưởng UN Women WEPs Awards 2024 do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) phối...

16 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

DNTH: Ngày 4/12/2024, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Uỷ ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được Tổ...

Loạt chương trình truyền hình ‘hot’ cạnh tranh gay gắt Giải thưởng Ấn tượng VTV

DNTH: Giải thưởng Ấn tượng VTV - VTV Awards 2024 của Đài Truyền hình Việt Nam chính thức bước vào vòng bình chọn với 8 hạng mục giải thưởng, 92 đề cử cùng nhiều tác phẩm, gương mặt tạo sức hút. Vòng 1 sẽ khép lại lúc 12 giờ...

Đặc sắc ‘Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025’

DNTH: Từ ngày 01/12/2024 - 01/01/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề "Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025".

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề

DNTH: Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động...

XEM THÊM TIN