Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: 'Không dùng thứ nước chấm pha từ hoá chất, chỉ dùng nước mắm làm từ cá'

09:46 | 11/03/2019

DNTH: Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng khuyến nghị, chỉ cần rõ ràng rằng quản lý nghề sản xuất nước mắm là việc của Tổng cục Thuỷ sản, còn việc quản lý sản xuất thứ nước có màu và chút vị giống nước mắm là việc của Cục Hoá chất và không cho gọi là nước mắm tránh cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn.

-0 001 nguyen-duy-hung

Theo Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng, "thứ nước có màu và chút vị giống nước mắm không nên cho gọi tên nước mắm". Ảnh ATX

Liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm, hiện đang có nhiều luồng ý kiến cho rằng, nhiều nội dung dự thảo đưa ra quy định gây khó dễ cho sản xuất nước mắm truyền thống.

Trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 8/3 của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng - TĐC (Bộ KH&CN), TS. Trần Thị Dung, một chuyên gia về nước mắm, nguyên cán bộ Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Thủy sản cũ, nay thuộc Bộ NN&PTNT) cho rằng, việc đưa ra tiêu chuẩn nước mắm phải để người tiêu dùng cần hiểu rõ là nước mắm truyền thống không giống như nước mắm pha loãng, nước mắm công nghiệp. Thế nhưng, hiện nay, từ cái tên “nước mắm” đã bị lợi dụng, bị lập lờ đánh lận và người ta đang cố gắng để xóa nhòa ranh giới giữa nước mắm truyền thống và nước mắm công nghiệp (thực chất chỉ là nước chấm có pha hương liệu).

Theo TS. Trần Thị Dung, cái tên “nước mắm” phải được hiểu và chỉ sử dụng cho loại được làm từ cá và muối, chứ không phải là chuyện lấy nước mắm truyền thống về pha loãng ra, rồi cho các loại hóa chất vào.

TS. Trần Thị Dung thẳng thắn, trong dự thảo tiêu chuẩn nước mắm cơ quan soạn thảo đưa ra có tới hơn 50 nội dung quy định hoặc từ ngữ chưa sát, chưa phù hợp với thực tế sản xuất nước mắm, gây khó dễ cho sản xuất nước mắm truyền thống.

Cũng chia sẻ quan điểm về vấn đề này trên trang Facebook cá nhân ngày 9/3, ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI) đã liên tưởng đến câu chuyện sản xuất người máy dùng thay thế con người để làm một số phần việc trong cuộc sống. Công ty sản xuất đã đưa các chỉ tiêu kỹ thuật của người máy để các phòng hộ sinh làm tiêu chuẩn xét cho phép các bé theo tiêu chí này được ra đời.

nguyen duy hung

Chia sẻ của ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch SSI liên quan đến Dự thảo TCVN 1260: 2019 Quy phạm thực hành sản xuất nước mắm.

"Một không khí hoảng loạn thật sự đã xảy ra, từ trước đến giờ các cặp đôi cứ yêu nhau có thể ở tư thế này hay tư thế khác, sau 9 tháng 10 ngày thì con người ra đời, giờ phải thích ứng vật liệu với phần mềm tạo ra người máy", ông Hưng viết.

"Còn ở ta, khi có dự thảo về các chỉ tiêu của ngành sản xuất nước mắm được đưa ra thì không khí phẫn nộ của các nhà sản xuất nước mắm thật từ ngàn đời nay được đẩy lên tột đỉnh. Với họ cái nghề của cha ông mà theo khái niệm từ trước đến nay “Nước mắm là chất nước rỉ ra từ cá tôm hay động vật khác được ướp muối lâu ngày” nay lại bị kiểm soát dựa trên tiêu chí một thứ nước được pha bởi mầu và mùi vị từ hoá chất công nghiệp. Tự nhiên từ trước giờ cha ông để lại nghề nông nghiệp nay lại xếp vào danh mục cùng “Tổng công ty hoá chất”.

Ở xứ kia người ta đã giải quyết nỗi lo của các bậc cha mẹ rất đơn giản, người mới có thể là người, chứ cái nhìn giống người sao thể là người, việc đón nhận con người khi sinh ra là việc của Bộ Y tế, còn sản xuất người máy là việc của Bộ Công nghiệp và bắt gọi sản phẩm làm ra theo đúng bản chất là Robot chứ chẳng thể gọi là người".

Ông Hưng khuyến nghị, ở Việt Nam, chỉ cần rõ ràng quản lý nghề sản xuất nước mắm là việc của Tổng cục Thuỷ sản, còn việc quản lý sản xuất thứ nước có màu và chút vị giống nước mắm là việc của Cục Hoá chất, và không cho gọi là nước mắm tránh cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn, là mọi vấn đề được giải quyết ngay, chẳng ai còn tranh cãi nữa.

"Viết status này khi đang đang ngồi ăn với một số bạn bè có hiểu biết, có chút liên quan về việc này, tất cả mọi người đều hiểu tại sao có dự thảo này, và gia đình họ thì không bao giờ dùng thứ nước chấm pha từ hoá chất mà chỉ dùng nước mắm làm từ cá. Trong danh sách bạn bè của tôi trên FB có nhiều nhà báo, có nhiều người có trách nhiệm liên quan, hãy hành động ngay đừng để những người dân nghèo sống bằng nghề này gặp khó mưu sinh nữa. Họ nghèo lắm rồi!", Chủ tịch SSI chia sẻ.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xử lý nghiêm vi phạm an toàn thực phẩm và truyền thông để cảnh tỉnh

DNTH: Sáng 23/8, tại trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đã họp dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Trưởng Ban Chỉ đạo.

Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra chất lượng bánh Trung thu

DNTH: Thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ dịp Tết Trung thu 2024, ngày 21/8, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội tiến hành kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại...

Xây dựng chuỗi liên kết để có được sản phẩm sạch

DNTH: Đây là nội dung trả lời được nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan khi được đại biểu Quốc hội chất vấn về vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm chiều nay (21/8).

Phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu tại Quảng Ninh

DNTH: Đội Quản lý thị trường số 1 - Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh cho biết vừa phát hiện 229 sản phẩm giả mạo nhãn hiệu và 270 chiếc bánh trung thu nhập lậu với tổng trị giá gần 70 triệu đồng.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường hàng hóa dịp Tết Trung thu

DNTH: Để phòng ngừa, ngăn chặn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ trong dịp Tết Trung thu, Tổng cục QLTT đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý theo địa bàn.

​​​​​​​Hà Nội: Thành lập các đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu

DNTH: Ông Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, phòng tránh ngộ độc thực phẩm, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thành lập 2 đoàn kiểm tra an toàn...

XEM THÊM TIN