Chủ tịch Tân Hoàng Minh: Dự án 22 - 24 Hàng Bài 5 năm vẫn chưa tính xong tiền đất

14:01 | 08/06/2020

DNTH: Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch tập đoàn Tân Hoàng Minh, cho hay sở dĩ dự án 22 - 24 Hàng Bài (thường được biết đến với tên gọi D’. San Raffles) không thể xây dựng là do việc tính tiền sử dụng đất của dự án này đến nay vẫn chưa xong.

Chủ tịch Tân Hoàng Minh: Dự án 22 - 24 Hàng Bài 5 năm vẫn chưa tính xong tiền đất

Ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tân Hoàng Minh

Tại tọa đàm "Thăng trầm bất động sản 2010-2020 và những xu hướng sắp tới" (do câu lạc bộ doanh nhân Sao Đỏ và Tập đoàn FLC tổ chức), ông Đỗ Anh Dũng cho biết Tân Hoàng Minh trước kia hoạt động trong mảng dịch vụ, từ năm 2006 mới chuyển sang làm bất động sản.

Miếng đất đầu tiên ông Dũng mua tại Hà Nội nằm ở 22 - 24 Hàng Bài. Khu đất rộng 4.000m2, trong đó đất của nhà máy bia là 3.700m2, đất của các hộ dân 300m2.

Chỉ 300m2 nhưng ông Dũng đã mất tới 4 năm để đền bù giải tỏa. "293m2, tôi trả 265 tỷ đồng, tức gần 1 tỷ đồng/m2. Cuối cùng, phải có 500 công an đến cưỡng chế mới giải tỏa xong mặt bằng", ông Dũng cho biết.

Nhưng giải tỏa mặt bằng mới chỉ là gian nan đầu tiên. Điều khiến dự án của Tân Hoàng Minh "đứng hình" suốt 5 năm (2015 - 2020) là việc tính tiền sử dụng đất.

"Năm 2015, tôi nộp hồ sơ tính tiền sử dụng đất mà đến bây giờ vẫn chưa tính xong. Tức là tôi mất 14 năm cho việc giải tỏa mặt bằng và hoàn thiện pháp lý.

"Có vô vàn lí do nhưng lí do gì thì cán bộ tính tiền sử dụng đất phải chịu trách nhiệm, không thể để 1 miếng đất 14 – 15 năm không làm được", ông Dũng nói.

"Cứ bảo sao Tân Hoàng Minh không xây dựng ở khu Hàng Bài, các bạn có thấy tôi xây 6 tòa 50 tầng không (dự án D'Capital - PV)? Tại sao đất đẹp mà tôi không xây, vì có ai cho tôi xây đâu, có giấy phép đâu. Vì giấy phép phụ thuộc vào việc tính tiền đất, không nộp tiền đất cho nhà nước thì làm sao có giấy phép được".

Ông Đỗ Anh Dũng

Bình luận về thị trường bất động sản Việt Nam, ông Dũng cho rằng thị trường còn non trẻ và rất nhiều tiềm năng. Tiềm năng đó đến từ chính những mảnh đất nằm trong trung tâm mà chưa được xây dựng.

"Tại sao tôi làm đất trung tâm, vì tôi sinh ở Hà Nội, sau đó vào làm việc tại TP. HCM. Tôi thấy Hà Nội nghèo quá. Tôi vào TP. HCM làm việc để chừng nào có khả năng sẽ về Hà Nội xây. Năm 2006, tôi về và bắt đầu xây", ông Dũng trải lòng.

Vị Chủ tịch của Tân Hoàng Minh bộc bạch: "Mọi người bảo nhà của Tân Hoàng Minh đắt quá. Không phải đâu, ấy là vì thu nhập của các bạn chỉ ở mức đi thuê nhà thôi. Giá nhà của Việt Nam, theo tôi, rẻ hơn nước ngoài, thậm chí rẻ hơn nhiều".

"Cứ nói làm bất động sản lãi nhưng không phải vậy. Trước đây, làm sớm, làm nhanh, xây tốt, một dấu, một cửa thì lãi thật, còn giờ trăm cửa, trăm dấu thì lợi nhuận chỉ 5 – 7%. Nhưng sao các nhà làm bất động sản có vẻ giàu, đó vì họ làm rất lớn, còn làm nhỏ thì chắc chắn không được".

Ông Dũng cho rằng điểm nghẽn của thị trường bất động sản hiện nay là vấn đề cơ chế, thủ tục hành chính, bên cạnh đó là vấn đề tín dụng.

"Ngân hàng Nhà nước cho tín dụng, nhưng giữa chừng lại ngắt. Tôi đang xây nhà, ông cho vay tiền, giữa chừng ông không cho vay nữa thì tôi hết tiền. Đã làm bất động sản thì ông phải cho vay dài, ví dụ 5 năm với lãi suất x% thì chúng tôi tính được giá thành.

"Tại sao giá nhà lên cao? Nhiều người tưởng do thị trường, nhưng đó chỉ là một phần thôi, cái chính là do chi phí. Tôi phải tính toàn bộ chi phí tài chính vào trong giá nhà. Chúng tôi không thể chịu lỗ, vì lỗ thì lấy gì trả ngân hàng. Lẽ ra tôi bán 30 triệu đồng/m2 nhưng vì thời gian kéo dài, chúng tôi cộng thêm 5 triệu đồng và bán giá 35 triệu đồng/m2", ông Dũng nói.

Ông Dũng nhấn mạnh: "Chính sách tín dụng của ngân hàng phải không được thay đổi, có vậy mới đảm bảo cho nhà đầu tư và cho người dân được hưởng lợi về giá".

Đưa ra lời khuyến nghị với cộng đồng doanh nghiệp, ông Dũng nói "không nên startup bất động sản. Các doanh nghiệp không chuyên nghiệp, không có chiến lược, không định vị thương hiệu tốt cũng không nên làm. Nhà nước cũng không nên cấp giấy phép làm bất động sản cho nhà nhà, người người", ông nói.

Ái Châu Tử

Theo https://vietnamfinance.vn/chu-tich-tan-hoang-minh-du-an-22-24-hang-bai-5-nam-van-chua-tinh-xong-tien-dat-20180504224239522.htm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN