Chùa Bổ Đà: Đại danh lam cổ tự nổi tiếng vùng Kinh Bắc

01:42 | 19/03/2022

DNTH: Từng lưu danh “Bắc Bổ Đà - Nam Hương Tích” chùa Bổ Đà hay còn gọi là chùa Bổ, là một trong hai đạo tràng Quán Thế Âm lớn ở miền Bắc nước ta. Nơi đây là trung tâm Phật giáo lớn, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Thiền phái Trúc Lâm. Với thăng trầm của lịch sử, cảnh quan hùng vĩ tạo nên không gian cổ kính, linh thiêng chùa Bổ Đà lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đồ sộ, di sản độc đáo đến ngày nay.

BD1
Quần thể di tích chùa Bổ Đà nằm trên vị trí linh thiêng của Bổ Đà Sơn.

 Ngôi chùa cổ kính nghìn năm tuổi

Khu di tích chùa Bổ Đà tọa lạc trên đất tứ linh, nằm ở phía Bắc chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà Sơn, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, đây là một vị trí khá đắc địa, là vùng sơn thủy hữu tình. Khu di tích được chia thành 5 đơn nguyên kiến trúc chính, bao gồm: chùa Tứ Ân, am Tam Đức, chùa Cao, vườn Tháp và ao Miếu. Căn cứ vào những dấu vết vật chất và thư tịch còn lại, khu di tích chùa Bổ Đà là công trình tôn giáo được xây dựng và phát triển mạnh vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII) và thời Nguyễn (thế kỷ XIX). Đầu thế kỷ XVIII, niên hiệu Bảo Thái (1720 - 1729).

Quá trình phát triển của chùa Bổ Đà gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đưa quân trinh sát về chùa để chuẩn bị lực lượng cho giải phóng miền Nam. Tại đây, các chiến sĩ được các nhà sư dạy võ. Chùa Bổ Đà cũng đã góp công sức đáng kể trong các cuộc kháng chiến của dân tộc khi có 14 sư ông tòng quân đánh giặc thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến giai đoạn tổng động viên chống Mỹ, cũng có 6 sư ông tòng quân đánh giặc.

Chùa Bổ Đà là nơi kế truyền các vị Tổ sư khai trường thuyết pháp, đào luyện tăng đồ của Thiền phái Lâm Tế, san khắc kinh Phật. Hằng năm, vào mùa An cư kiết hạ có các vị tăng ni trong vùng về đây tham thiền học đạo rất đông. Đến ngày cuối cùng của mùa An cư kiết hạ, chư tăng họp lại, kiểm điểm thành quả, làm lễ sám hối, tuyên bố hoàn mãn được gọi chung là ngày Tự tứ, áp dụng chung cả hai dòng Phật giáo Bắc tông và Nam tông. Cho đến nay, tại chùa Bổ Đà, các tăng ni vẫn duy trì được truyền thống An cư kiết hạ.

BĐ 3
Cổng chùa mang nét đẹp sừng sững với thời gian.

Chùa Bổ hay Chùa Bổ Đà được thiết kế theo lối kiến trúc khá đặc biệt. Theo kiểu “nội công ngoại bế”, ngoại là chữ vi bố trí 8 cửa xuất nhập ra vào tượng trưng cho 8 quái của vũ trụ: “Càn, Khảm,Tốn, Chấn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài, xung quanh được bao bọc bởi hệ thống rặng tre xanh tốt, hệ thống tường đất. Đường đi của chùa theo hình chữ lục, với 16 khối kiến trúc liên hoàn nối thông nhau, tạo thành hệ thống các tòa ngang dãy dọc. Lối kiến trúc độc đáo và khác biệt này mang tới vẻ u tịch, thanh vắng mà vô cùng linh thiêng.

Tại các hạng mục kiến trúc của toàn thể khu di tích, các mảng chạm khắc  thể hiện sự đặc sắc và vô cùng tinh xảo với chủ đề phong phú như: hoa văn vân mây, vân xoắn, hoa cúc, hình lá lật, linh thú, đề tài tứ linh, tứ quý… như một bảo tàng kiến trúc mang phong cách nghệ thuật đan xen giữa thời Lê Trung Hưng và thời Nguyễn.

BĐ2
Tường bao quanh chùa được xây đựng bằng đất nện theo lối chình rất độc, lạ, nhuốm màu rêu phong cổ kính.

Lưu giữ, tôn vinh các giá trị văn hóa, di sản độc đáo

Khu di tích chùa Bổ Đà được đánh giá là nơi lưu trữ những giá trị, di sản độc đáo về kiến trúc, thẩm mỹ, văn hóa. Hiện nay, chùa Bổ vẫn còn lưu giữ một kho tàng di sản Hán, Nôm trên nhiều loại hình, trong đó có 1.935 mộc bản kinh Phật và 18 bộ sách kinh chính. Trải qua nhiều thế kỷ, bộ mộc bản kinh Phật này vẫn còn khá nguyên vẹn. Các ván kinh được khắc trên gỗ thị không bị cong vênh và rất nhẹ. Kinh được khắc nổi bằng chữ Hán, nét chữ tinh xảo còn lưu lại đến nay.

 Vừa qua, bộ mộc bản kinh Phật của chùa Bổ Đà đã được Liên minh Kỷ lục thế giới (Worldkings) xác nhận và vinh danh là bộ mộc bản kinh Phật khắc trên gỗ thị cổ nhất Việt Nam. Theo Thượng tọa Tự Tục Vinh, Trụ trì chùa Bổ Đà, hiện đặc thù chùa có 3 bộ “Lăng Nghiêm Chính Mạch”, “Nam Hải Ký Quy” và “Yết Ma Hội Bản” là những bộ kinh mộc bản duy nhất tại chùa và chưa có trên thế giới.

BĐ 4
Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất cả nước gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau.

Nhắc đến chùa Bổ Đà hay một lần đến với khu Di tích lịch sử này, du khách đều tò mò về những nét độc đáo của khu vườn tháp rộng trên 7.500 m², gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm. Các ngôi tháp đều được xây bằng đá và gạch chỉ với kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Các ngôi tháp mộ xếp hàng hàng, lớp lớp. Mỗi toà thápít nhất an táng từ 4 thi hài đến 26 thi hài. Tổng cộng nơi đây lưu tàng xá lỵ, tro cốt nhục thân của hơn 1.214 vị tăng, ni phật tử của Thiền phái Lâm Tế trên cả nước.

Chùa Bổ Đà cũng lưu giữ 40 pho tượng Phật, trong đó phần lớn là tượng Phật cổ thời Lê, Nguyễn như bộ tượng Tam Thế, tượng A Di Đà, tượng Thích Ca niệm sen, tòa Cửu Long, tượng Tam Châu… chính vì lưu giữ được số lượng lớn tòa tháp và pho tượng Phật có giá trị quan trọng mà vườn tháp tại chùa Bổ Đà được tôn xưng là vườn tháp lớn nhất Việt Nam.

Lễ hội chính của chùa Bổ Đà được tổ chức từ ngày 16 đến 18 tháng Hai (Âm lịch) hằng năm. Trong khuôn khổ lễ hội, có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, hấp dẫn thể hiện rõ bản sắc, truyền thống dân tộc như: liên hoan hát quan họ huyện Việt Yên, hát quan họ trên thuyền, triển lãm sinh vật cảnh, hội thi viết thư pháp, triển lãm sản vật làng nghề nông sản...

Thượng tọa Tự Tục Vinh, Trụ trì chùa Bổ Đà cho biết, vào ngày lễ hội, nhà chùa thường chuẩn bị khoảng 120 mâm cỗ cúng, tất cả bà con trong các làng đều tới tham gia, không khí vô cùng nhộp nhịp, hòa cùng không gian sinh hoạt văn hóa, văn nghệ mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống vùng Kinh Bắc.

BĐ 5
Chùa Bổ Đà lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, di sản độc đáo thu hút nhiều sự tò mò của khách thập phương.

Với những giá trị độc đáo, nổi bật được bảo tồn, lưu giữ và phát triển, khu di tích chùa Bổ Đà đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt và đồng thời, lễ hội Bổ Đà cũng được xếp hạng là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Có thể khẳng định, khu Di tích chùa Bổ Đà là một trong các đại danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa (Bắc Giang ngày nay). Trải qua nhiều lần được trùng tu, tôn tạo nhưng nơi đây cơ bản vẫn giữ được nét kiến trúc đặc biệt, cổ kính từ hoa văn tường đất, vườn tháp đến thiết kế hoa văn gỗ truyền thống mang phong cách nghệ thuật đan xen theo thời gian./.

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Bừng sáng tài sắc muôn hoa tại vòng Bán kết Press Beauty 2025

DNTH: Ngày 29/3, Top 20 nữ sinh đã cùng tranh tài tại vòng thi bán kết của cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí (Press Beauty) 2025. Vòng thi là một sân khấu rực lửa, nơi thể hiện tài năng của các thí sinh sau quá trình được học tập, rèn luyện...

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

XEM THÊM TIN