Chùa Đệ Tứ tỉnh Nam Định - Di tích lịch sử văn hoá quốc gia

19:24 | 17/04/2022

DNTH: Nằm cách Hà Nội hơn 80 km về phía Đông Nam với hơn 1 giờ chạy xe ô tô, chùa Đệ Tứ thôn Đệ Tứ, phường Lộc Hạ, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định được xây dựng theo lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” (1), là nơi lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị của các thời Trần, Lê, Nguyễn. Ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Theo bảo tàng di tích Nam Định thì khu chùa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là bốn cung của nhà Trần nằm trong quần thể hành cung Tức Mạc thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13.
Theo bảo tàng di tích Nam Định thì khu chùa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là bốn cung của nhà Trần nằm trong quần thể hành cung Tức Mạc thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13. Ảnh: TL.

Chùa Đệ Tứ còn có tên chữ là Đại Thánh Quán, được xây dựng trên nền móng cũ của cung Đệ Tứ vào thế kỷ XIII dành cho các vương phi, công chúa, hoàng thân quốc thích nghỉ ngơi. Theo tư liệu của Sở Văn hóa – Thông tin Nam Định, nơi đây là hành cung thứ 4 do nhà Trần xây dựng, người dân nơi đây đã dùng chữ Đệ Tứ làm tên xã, dựng chùa thờ Phật và thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (Hoàng tử thứ 6 của Vua Trần Thái Tông), đã được phong Thái uý Quốc công (1302), Tá Thánh Thái sư (1324) và Đại Vương (1328).

Hàng năm chùa tổ chức lễ chính kỵ Ngài vào ngày 28 tháng 8 (âm lịch). Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Trải qua thời gian, ngôi chùa còn lưu giữ những tên địa danh mang nhiều ý nghĩa lịch sử như Ao Kho tương truyền là kho hàng nhà Trần, Thượng Viên, Viên Vĩ là những khu vườn cảnh... tại mỗi khu vực đó, Nhân dân đã tìm thấy nhiều di vật như sóc đá, chân tảng đá, mô hình tháp...

z3347578671794_ccfec24cb7e087f773f9daf1c4b2b133
 Khuôn viên bên trong của ngôi chùa. Ảnh Hoàng Lan.

Chùa Đệ Tứ không chỉ là một nơi ẩn chứa nhiều giá trị khảo cổ học mà còn là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật. Nằm quay hướng Tây, ẩn dưới những tán cây cổ thụ to lớn và quang cảnh làng mạc thanh bình, ngôi chùa làm theo kiểu chữ công, kết hợp với các công trình phụ trợ xung quanh như giếng nước, vườn cây, nhà tổ, tăng phòng, nhà khách tạo thành một không gian linh thiêng, gần gũi và tĩnh lặng.

Thú bằng đá được trang trí tại các bậc lên xuống. Ảnh Hoàng Lan.
Linh thú bằng đá được trang trí tại các bậc lên xuống. Ảnh Hoàng Lan.

Tiền đường gồm 5 gian 2 chái được tu sửa vào năm Thành Thái thứ 8 (1898) nên mang đậm phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Toàn bộ tiền đường gồm có 6 bộ vì được làm theo kết cấu chồng rường giá chiêng, bẩy tiền, bẩy hậu. Trên các xà dọc, xà nách, câu đầu được điểm xuyết nhẹ nhàng các họa tiết long chầu, tứ quý, lá lật với đường nét thoáng đạt. Gánh đỡ bộ mái tiền đường là 24 cây cột lim đều có đường kính 0,30 m.

Tam bảo ba gian được nối với tiền đường bởi kỹ thuật giao mái bắt vần. Tam bảo gồm 4 gian xây dọc, đặt trên vì 4 hàng chân theo kết cấu kẻ truyền. Trên các câu đầu, bẩy, kẻ được bào trơn, chạy đường chỉ kép. Tại tam bảo có bài trí 15 pho tượng mang phong cách thời Nguyễn chia làm 5 lớp.

z3347578686156_54ce52ea4e5ceaa73bb65037058a13be
Tất cả các hạng mục công trình này đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói nam. Trải qua thời gian, được sự quan tâm của chính quyền và Nhân dân địa phương nên các công trình vẫn giữ được độ bền vững cùng các phong cách kiến trúc cổ truyền. Ảnh: Hoàng Lan.

Thượng điện gồm 3 gian xây ngang, nối với tam bảo bằng kỹ thuật giao mái bắt vần. Tại đây, các cấu kiện gỗ cũng được trang trí nhẹ nhàng, đơn giản tạo thành một không gian rộng rãi, thoáng đạt.

Bao quanh ngôi chùa là nhà tổ 7 gian, nhà khách 7 gian, phủ mẫu 3 gian, tăng phòng 5 gian. Tất cả các hạng mục công trình này đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói nam. Trải qua thời gian, được sự quan tâm của chính quyền và Nhân dân địa phương nên các công trình vẫn giữ được độ bền vững cùng các phong cách kiến trúc cổ truyền.

Lối vào chùa Đệ Tứ được bao quanh bởi những cây cổ thụ xanh mát và kết hợp với các công trình phụ trợ xung quanh như giếng nước, vườn cây, nhà tổ, tăng phòng, nhà khách tạo thành một không gian linh thiêng, gần gũi và tĩnh lặng. 
Lối vào chùa Đệ Tứ được bao quanh bởi những cây cổ thụ xanh mát, kết hợp với các công trình phụ trợ xung quanh như giếng nước, vườn cây, nhà tổ, tăng phòng, nhà khách tạo thành một không gian linh thiêng, gần gũi và tĩnh lặng. Ảnh: Hoàng Lan.

Cũng giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa Đệ Tứ ngoài thờ Phật còn thờ các vị tướng thời Trần như: Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão. Trải qua thời gian, cùng với những di tích lịch sử văn hóa khác, chùa Đệ Tứ đã góp phần tạo nên một quần thể di tích văn hóa thời Trần ở Nam Định - nơi phát tích của vương triều Trần giúp cho mỗi du khách khi ghé về thăm sẽ được sống lại thời kỳ lịch sử huy hoàng của dân tộc.

 

(1) Kiến trúc “nội công ngoại quốc” có thể thấy phổ biến nhất ở các ngôi chùa của Việt Nam, nghĩa là kiến trúc bên trong có hình chữ công (工), bên ngoài có hình chữ quốc (国).

Theo nghiên cứu của các kiến trúc sư, chùa kiểu “nội công ngoại quốc” là kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường (có thể là nhà Tổ hay nhà Tăng) ở phía sau làm thành một khung hình chữ nhật bao quanh lấy nhà thiêu hương, nhà thượng điện hay các công trình kiến trúc khác ở giữa.

Bố cục mặt bằng chùa có dạng phía trong hình chữ công (工), còn phía ngoài có khung bao quanh như chữ khẩu (口) hay như ở chữ quốc (国).

Đây là các dạng bố cục của các công trình kiến trúc chính. Ngoài ra, trong chùa còn có những ngôi nhà khác như nhà Tổ (nơi thờ các vị sư từng trụ trì ở chùa nay đã tịch), hoặc nhà Tăng (nơi ở của các nhà sư) và một số kiến trúc khác như gác chuông, tháp và tam quan.

Chùa kiểu chữ công (工) là phổ biến hơn cả. Tuy nhiên có một số ngoại lệ, tiêu biểu là chùa Một Cột ở Hà Nội có hình dáng một bông sen nở trên mặt nước, hay ngôi chùa mới được xây cất như chùa Vĩnh Nghiêm có hai tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh mang trong mình cả những nét truyền thống Phật giáo và cả những thành tựu của kiến trúc. Nhưng những ngoại lệ như vậy không nhiều.

Kiến trúc “nội công ngoại quốc” còn thấy ở một số đình, như đình làng Chèm ở xã Thụy Phương, huyện Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất tồn tại gần như nguyên vẹn ở Việt Nam. Đình Chèm có niên đại cách đây hơn 2.000 năm, thờ đức Thánh làng Chèm, tức Lý Thân (còn gọi là Lý Ông Trọng hay Đức Thánh Chèm). Đình nằm ngay cạnh Sông Hồng, bên bến phà Chèm. Năm 1990, đình Chèm được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia; đến tháng 12-2017 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

 

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trao giải cuộc thi "Thanh niên hành động - Hướng tới loại bỏ bệnh dại và hoạt động buôn bán, giết mổ chó mèo"

DNTH: Ngày 29/4, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Chương trình Truyền thông thay đổi hành vi hướng tới Phát triển bền vững Việt Nam và Tổ chức Soi Dog Foundation tổ chức Lễ Trao giải cuộc thi "Thanh niên hành động - Hướng...

Đặc sắc “Lễ hội tình yêu” năm 2025

DNTH: Từ ngày 28/4 đến ngày 30/4 diễn ra chương trình: “Lễ hội tình yêu" năm 2025 tại quảng trường Thống Nhất, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội. Chương trình hội tụ của tinh hoa văn hóa dân tộc đúc kết từ bề dày lịch...

Sinh viên Nguyễn Thị Khánh Huyền thành công chinh phục danh hiệu Hoa khôi Báo chí 2025

DNTH: Trong đêm Chung kết cuộc thi Tài sắc nữ sinh Báo chí - Press Beauty 2025, Nguyễn Thị Khánh Huyền có phần trả lời ứng xử thuyết phục bằng tiếng Việt và tiếng Anh, để lại dấu ấn sâu sắc về một cô gái can đảm vượt qua nỗi tự...

Đại lễ Vesak 2025: 10.000 người sẽ tham dự lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình

DNTH: Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) sẽ đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 (Đại lễ) từ ngày 6 đến 8/5 ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, các hoạt động chào mừng diễn ra từ ngày 2.5. Trong khuôn khổ đại...

'Sắc màu thành phố Bác' đặc sắc với nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống

DNTH: Nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như cải lương, hát bội, múa bóng rỗi, đờn ca tài tử... được trình diễn kết hợp trong chương trình 'Sắc màu thành phố Bác', diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM).

Hà Nội bắn pháo hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

DNTH: Thành phố tổ chức bắn pháo hoa vào ngày 22/4 và 27/4 tại khu vực đường đua F1 (quận Nam Từ Liêm) và công viên Thống Nhất (quận Hai Bà Trưng).

XEM THÊM TIN