Chưa hết vụ, sầu riêng xuất khẩu đã vượt 1,3 tỷ USD xuất hiện thêm những thị trường mới ngoài Trung Quốc

17:42 | 06/09/2023

DNTH: Dù chưa hết vụ nhưng có thể khẳng định một năm thắng lợi của sầu riêng xuất khẩu. Tới nay, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng chuẩn bị cán mốc 1,3 tỷ USD vượt xa kỳ vọng khi từ đầu năm đặt ra mục tiêu lần đầu tiên trái cây vua chạm tới ngưỡng tỷ đô. Bên cạnh thị trường Trung Quốc vẫn là chủ đạo, sầu riêng Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường tiềm năng với kim ngạch tăng gấp 3 đến 4 lần.

sau-rieng-xuat-khau-0220230905080749
Xuất khẩu chính ngạch nên sầu riêng chỉ mất đúng 7 tháng để trở thành loại “trái cây tỷ USD” của Việt Nam.

Sầu riêng lập kỷ lục về tốc độ gia nhập trái cây tỷ đô xuất khẩu

Cập nhật mới nhất từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết, tính đến hết tháng 7.2023 xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 1,07 tỷ USD tăng 809% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này có hơn 1 tỷ USD là sầu riêng tươi và sầu riêng đông lạnh chỉ hơn 63 triệu USD.

Xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc đạt 963 triệu USD. Riêng trong tháng 7 đạt 125 triệu USD, giảm 65% so với tháng trước do chưa vào cao điểm thu hoạch sầu riêng ở các tỉnh Tây Nguyên trong khi khu vực miền Đông Nam bộ vào cuối vụ. "Trong các tháng 8 - 10, kim ngạch sẽ tăng lại khi vùng trồng sầu riêng lớn nhất nước vào chính vụ thu hoạch", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.

Đáng chú ý, trong năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu sầu riêng sang Papua New Guinea đạt giá trị 5,478 triệu USD, tăng đến hơn 2.000% so với năm 2022. Bên cạnh đó, các thị trường như Mỹ đạt gần 3,6 triệu USD, Canada đạt gần 2,5 triệu USD, Pháp 639.000 USD và Ý 353.000 USD. Đây đều là các thị trường tăng trưởng 3 con số, đặc biệt Ý tăng tới 851%. Dù những thị trường trên có giá trị không lớn nhưng có thể thấy, đầu ra của sản phẩm sầu riêng đang trở nên đa dạng hơn rất nhiều.

Điều đáng mừng là xuất khẩu chính ngạch nên sầu riêng chỉ mất đúng 7 tháng để trở thành loại “trái cây tỷ USD” của Việt Nam. Tốc độ này nhanh hơn nhiều thanh long - trái cây đầu tiên của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu tỷ USD.

sau-rieng-xuat-khau-0120230905080926
Xuất khẩu sầu riêng sẽ còn tăng mạnh khi vụ thu hoạch sầu riêng Tây Nguyên bắt đầu rộ từ tháng 9 đến tháng 10.

Ông Nguyên dẫn số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, 7 tháng năm 2023, xuất khẩu sầu riêng đạt 1,07 tỷ USD. Cộng cả tháng 8, loại quả này thu về khoảng gần 1,3 tỷ USD, dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu của các loại rau quả nước ta.

Dựa vào diện tích sầu riêng ở Tây Nguyên là 50.000 ha, chiếm 1/2 diện tích sầu cả nước và tổng mã số vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói, xuất khẩu sầu riêng nhiều khả năng mang về 1,6 - 1,7 tỷ USD trong năm nay. Nếu đạt được con số này, sầu riêng sẽ trở thành loại trái cây có kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục, ông Nguyên tính toán.

Theo lãnh đạo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, nếu làm tốt khâu vùng trồng cũng như đóng gói, 10 năm tới nước ta không cần lo lắng về thị trường cho sầu riêng. Bởi, Trung Quốc mới đang trồng thử nghiệm, quả ăn khá nhạt. Muốn thành công cũng phải mất 10 năm, vì sầu trồng vài năm mới cho thu hoạch.

Sầu riêng từ Philippines, Thái Lan chỉ có theo mùa, còn Malaysia mới chỉ được xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc hàng đông lạnh.

Sầu riêng giữ thế độc tôn trở thành quà quý

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, thông tin, giá sầu riêng tại khu vực Tây Nguyên tăng cao kỷ lục. Đầu tháng 8 vừa qua, sầu riêng được thu mua tại vườn với giá 70.000 - 80.000 đồng/kg. Nay sầu Thái có nơi vọt lên mức 110.000 đồng/kg.

Theo ông Nguyên, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, kim ngạch nhập khẩu lên tới vài tỷ USD mỗi năm. Không chỉ cuồng ăn sầu riêng tươi, người Trung Quốc còn chế biến rất nhiều món ăn khác nhau và trở thành "hot trend".

Thậm chí, họ còn ví sầu riêng là loại quả sang trọng như cherry. Bởi vậy, tại một số địa phương ở Trung Quốc, loại quả này được nhiều người chọn để tặng quà cưới, quà đính hôn.

Sầu riêng đang “làm mưa làm gió” tại thị trường Trung Quốc. Song hiện tại, duy nhất nước ta còn sầu để thu hoạch, các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia đã hết mùa. Đây cũng là lý do giá loại trái cây này ở Tây Nguyên tăng mạnh, ông Nguyên cho hay.

sau-rieng-xuat-khau-03-120230905081041
Sầu riêng Việt Nam cần nắm bắt lợi thế bằng việc nâng cao chất lượng.

Lãnh đạo Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, đó là lợi thế của sầu Việt Nam khi xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Các quốc gia khác chỉ có một mùa sầu riêng nhất định trong năm, còn ở Việt Nam rải vụ có thu cả năm.

Cụ thể, vụ sầu riêng ở Việt Nam bắt đầu từ tháng 3, khu vực Tây Nam Bộ vào chính vụ và kéo dài đến tháng 5; tháng 4 - 7 là thời điểm sầu riêng chính vụ ở khu vực miền Đông Nam Bộ; từ tháng 7 - 10 là chính vụ của khu vực Tây Nguyên; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau sầu riêng nghịch vụ ở miền Tây cho thu hoạch.

Chưa kể, quãng đường vận chuyển gần nên chi phí logistics đưa sầu riêng sang Trung Quốc của nước ta rẻ hơn nhiều các đối thủ Thái Lan và Malaysia.

"Đáng nói, chỉ một bộ phận người tiêu dùng ở Trung Quốc được ăn sầu riêng do giá thành loại quả này đắt đỏ. Thế nên, tiềm năng xuất khẩu vào Trung Quốc vẫn rất lớn", ông Nguyên nhấn mạnh.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, người tiêu dùng nước này chuộng mua cả thùng sầu riêng, thay vì mua lẻ từng quả. Họ thường mua cả thùng 6 quả, trọng lượng từ 18 - 20kg. Chia trung bình, sầu riêng thành phẩm cần đạt khối lượng trung bình từ 3 - 3,5kg. Đây là vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý.

Ông Nam cũng khuyến cáo nhà vườn về cách thức thu hoạch sầu riêng. Nếu không may phần gai bị dập, phá vỡ lớp biểu bì của sầu riêng khiến hơi ẩm, vi sinh vật có thể xâm nhập. Khi đó, sầu sẽ mất hương vị tươi ngon, thậm chí còn có thể gây thối và làm hỏng quả nếu để lâu.

"Ngoài ra, khi gặp mưa, người dân cần thu hoạch sầu riêng chậm lại vài ngày để quả sinh trưởng trở lại. Bằng không, sầu rất dễ bị sượng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm", ông Nam lưu ý.

Sầu riêng Việt Nam đang khẳng định lợi thế so với các quốc gia trồng sầu riêng khu vực Đông Nam Á do thời gian thu hoạch trài dài từ Nam Bộ đến miền Trung và Tây Nguyên. Tạo nên bước tăng vọt về kim ngạch xuất khẩu , có nhiều cơ hội để sầu riêng vượt xa kỳ vọng khi cán đích 1,5 tỷ USD xuất khẩu. Tuy nhiên, để nâng tầm thương hiệu trái cây vua này, Việt Nam cần trú trọng chất lượng, tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu tránh tư duy chộp giật ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững.

Theo Thương hiệu và Sản phẩm

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Trang trại nấm hương "khủng" ở Cao Bằng, bất ngờ nhất là trồng nấm hương trái vụ, cả làng phục lăn

DNTH: Trồng nấm hương là nghề không mấy xa lạ với người dân ở Cao Bằng, tuy nhiên làm nấm hương theo hướng hữu cơ, và cách để có thể thu hoạch nấm hương được quanh năm, bất kể mùa vụ lại là câu chuyện hoàn toàn mới.

Hội chợ hàng OCOP năm 2024 - tăng lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm Việt

DNTH: “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 20-23/12/2024 tại Công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội) và từ ngày 26- 29/12/2024...

Xuất khẩu rau quả dự kiến đạt 7,2 tỷ USD

DNTH: Ngành rau quả Việt Nam sẽ lập mốc kỷ lục 7 tỷ USD, thậm chí có thể vượt mọi dự báo với con số 7,2 tỷ USD trong năm 2024, theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.

Xuất khẩu gạo năm 2024 có thể đạt kỷ lục 9 triệu tấn

DNTH: 11 tháng, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt gần 8,5 triệu tấn, các chuyên gia cho rằng năm 2024, xuất khẩu gạo Việt Nam có thể đạt kỷ lục với 9 triệu tấn.

Giá lúa tại Trà Vinh tăng thêm 800 đồng/kg

DNTH: Từ đầu tháng 12/2024 đến nay, giá lúa tươi đầu vụ Thu Đông tại tỉnh Trà Vinh đã tăng thêm bình quân 800 đồng/kg.

Xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng cao kỷ lục

DNTH: Kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp 11 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

XEM THÊM TIN