Chùa Mía đông khách thập phương đến cầu an ngày đầu năm

21:08 | 27/01/2023

DNTH: Chùa Mía có hiệu là "Sùng Nghiêm Tự" cách Thủ đô Hà Nội khoảng hơn 40 km về phía Tây. Chùa được toạ lạc tại sườn đồi thuộc thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Những ngày đầu năm mới, hàng nghìn du khách đã hành hương về ngôi chùa này để cầu an, mong một năm mưa thuận gió hoà.

z4065460156862_25b2b768e4a1f186b8635823202eaa3b
Du khách đến cầu an tại chùa Mía ngày mùng 6 tết Quý Mão.

Theo các cụ kể lại, chùa Mía có từ rất lâu rồi, đến thế kỷ XVII chùa bị hoang phế điêu tàn. Năm 1632 Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dong là phi tần trong phủ Trịnh Tráng (1623 - 1657) đã đứng lên xây dựng và khuyến mộ thiện nam, tín nữ các làng: Đông Sàng, Cam Thịnh, Mông Phụ... thuộc Tổng Cam Giá (tức tổng Mía) cùng nhau tôn tạo lại.

Chùa được tu bổ nhiều lần, nhưng ngày nay quy mô tôn tạo thời bà Chúa Mía dường như vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Các toà: Tam quan, Chính điện, Thượng điện, nhà Tổ, hành lang san sát nối kế, trong ngoài bao bọc, ngang dọc đan xen tạo thành dáng chữ Mục.

Các pho tượng Thập Bát La Hán được đặt trang nghiêm tại hai hành lang của khu "Đại hùng bảo điện" để du khách có thể đến chiêm bái.

Một góc khuôn viên của chùa Mía, bên cạnh là hành lang san sát nối kế nhau tạo thành hình chữ Mục.

Chúa Mía gồm có các khu: nội điện, tiền đường, Đại hùng bảo điện, thượng điện... được cấu trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc".

Du khách đến tham quan chùa Mía đi qua chợ làng Mía (xưa kia còn gọi là chợ chùa) luôn tấp nập, đông vui. Tại chùa Mía ngày nay còn có các cổ vật: quả chuông cổ được đúc năm Cảnh Hưng thứ 6 (1745) đời Lê và một chiếc Khánh đồng đúc năm Thiệu Trị thứ 6 (1846) đời Nguyễn.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Chuỗi chương trình nghệ thuật Chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

DNTH: Hòa cùng không khí vui tươi, phấn khởi của đất nước đón chào Ngày “Non sông thống nhất” các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 50 năm...

Quảng Nam: Đặc sắc Lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - 'Rực rỡ sắc hoa vàng'

DNTH: Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của lễ hội Tam Kỳ mùa hoa sưa năm 2025 - “Rực rỡ sắc hoa vàng” diễn ra từ 10 - 13/4 tại làng sinh thái Hương Trà, phường Hòa Hương, tối 11/4, UBND thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức...

Cần bảo vệ, không để thất lạc, mai một di sản văn hóa

DNTH: Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về kiểm kê di sản văn hóa, công bố danh mục kiểm kê di sản văn hóa và việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích; phân loại di...

Hơn 5 triệu lượt khách đến Phú Thọ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025

DNTH: Tỉnh Phú Thọ đã đón hơn 5 triệu lượt khách trong 10 ngày diễn ra Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025.

Đại lễ Vesak LHQ 2025 triển khai quy mô với nhiều hoạt động ý nghĩa

DNTH: Tại tu viện Khánh An (Quận 12, TP.HCM), Tiểu ban Lễ hội văn hóa Phật giáo Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã có buổi họp triển khai các nội dung, thống nhất công tác chuẩn bị.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý...

XEM THÊM TIN