Chứng khoán thủ đô CASC đổi chủ

11:24 | 23/08/2021

DNTH: Những động thái trao tay lượng lớn cổ phần CASC diễn ra trước thềm EGM 2021. Ở đó, đại hội sẽ xem xét miễn nhiệm Chủ tịch HĐQT Bùi Minh Kết và bầu bổ sung ông Nguyễn Đình Ngôn vào HĐQT.

Thời gian qua, CTCP Chứng khoán Thủ Đô hoạt động tích cực trong mảng trái phiếu, cùng với sự đồng hành của ORS.
Thời gian qua, CTCP Chứng khoán Thủ Đô hoạt động tích cực trong mảng trái phiếu, cùng với sự đồng hành của ORS.

Ngày 16/8/2021, ông Nguyễn Anh Khoa đã hoàn tất việc chuyển nhượng toàn bộ 4,8 triệu cổ phần, tương đương với 16,18% vốn điều lệ CTCP Chứng khoán Thủ Đô (CASC).

Cùng ngày, CASC đón một cổ đông lớn khác, đó là Công ty TNHH VIG Growth (VIG Growth). Cụ thể, pháp nhân này đã nhận chuyển nhượng 10,2 triệu cổ phần, tương đương với 34,09% vốn điều lệ CASC.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, VIG Growth mới được thành lập ngày 15/7/2021 và chưa sở hữu cổ phần CASC nào trước đó. Còn ông Nguyễn Anh Khoa nổi lên là cổ đông lớn của CASC từ đầu năm 2021, với tỉ lệ sở hữu 5,47% vốn điều lệ. Cá nhân này sau đó liên tục thâm tóm cổ phần CASC, gia tăng tỉ lệ sở hữu lên gấp 3 lần, trước khi triệt thoái toàn bộ vốn như đã nêu.

Những động thái trao tay lượng lớn cổ phần diễn ra trước thềm cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2021 (EGM 2021) của CASC.

Theo kế hoạch, đại hội dự kiến sẽ xem xét việc miễn nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 – 2024 đối với ông Bùi Minh Kết, đồng thời bầu bổ sung ông Nguyễn Đình Ngôn vào HĐQT.

Thông tin về ứng viên Nguyễn Đình Ngôn được CASC công bố khá ngắn gọn. Sinh năm 1977, ông Nguyễn Đinh Ngôn có trình độ Thạc sỹ quản trị kinh doanh và hiện không nắm giữ chức vụ Thành viên HĐQT và các chức danh quản lý tại các tổ chức khác.

Quá trình công tác của ông Nguyễn Đình Ngôn trước đó, cũng như nhóm cổ đông đã đề cử ông vào HĐQT CASC nhiệm kỳ 2020 – 2024 vẫn còn nhiều bí ẩn với phần đông thị trường.

‘Tay chơi’ mới ở Chứng khoán Thủ Đô

CASC được cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán từ tháng 12/2006 với số vốn điều lệ ban đầu là 60 tỉ đồng.

Công ty này có 11 cổ đông sáng lập, trong đó có 4 pháp nhân là Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Công ty TNHH MTV (Vinalines), CTCP Tài chính và Phát triển doanh nghiệp (FBS), CTCP Đầu tư thương mại An Dân (An Dân) và CTCP Đầu tư Tập đoàn Việt Phương (Việt Phương).

Tuy nhiên, chỉ có nhóm Gami Group của ông Nguyễn Tiến Dũng là gắn bó lâu dài với CASC. Bản thân nhà sáng lập Gami Group cũng từng có một thời gian đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT CASC.

‘Ghế nóng’ tại CASC sau đó lần lượt do bà Đỗ Thị Mai Trang và ông Bùi Công Thiện đảm nhiệm, trước khi được trao cho bà Tạ Thị Tú Trinh – chị dâu của ông Nguyễn Tiến Dũng vào tháng 4/2018.

Đến tháng 9/2019, FBS bất ngờ triệt thoái vốn, chuyển nhượng lượng lớn cổ phần CASC cho các bà Tạ Thị Tú Trinh, Đinh Thị Vân và Nguyễn Hồng Thoan (tức Nguyễn Thị Ngọc Mai).

Ít tháng sau đó, tại AGM 2020, HĐQT và BKS CASC được ‘thay máu’ triệt để. Đồng thời, ông Bùi Minh Kết cũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT CASC thay thế cho bà Tạ Thị Tú Trinh.

Tính đến ngày 30/6/2021, ông Bùi Minh Kết và phu nhân Nguyễn Thị Hồng Yến nắm giữ tổng cộng 16,71% cổ phần CASC. Trong khi đó, ông Phạm Hữu Gia (Thành viên HĐQT), các bà Đinh Thị Nhài và Nguyễn Quỳnh Anh (Thành viên BKS) cũng nắm giữ lượng lớn cổ phần CASC, chiếm tổng cộng 25,07% vốn điều lệ.

Dù vậy, vẫn còn nhiều băn khoăn về vai trò của ông Bùi Minh Kết và các cộng sự tại CASC. Ngoài chức vụ tại CASC, ông Bùi Minh Kết vốn được biết tới nhiều hơn trong vai trò của một người làm thuê, giữ cương vị Phó Giám đốc thiết kế của Công ty TNHH Xây dựng dân dụng và công nghiệp Nam Việt (Navicons).

Dưới thời ông Bùi Minh Kết, CASC đã thực hiện tăng vốn điều lệ lên 300 tỉ đồng, triển khai đăng ký dịch vụ bảo lãnh, và đặc biệt là đầu tư vào lĩnh vực mua bán trái phiếu doanh nghiệp.

Chỉ trong nửa đầu năm 2021, CASC đã làm đại lý phát hành cho một loạt thương vụ trái phiếu được tư vấn phát hành bởi CTCP Chứng khoán Tiên Phong (Mã CK: ORS). Có thể kể đến như "deal" trái phiếu có quy mô 500 tỉ đồng của Công ty TNHH Du lịch Sinh Thái Cồn Bắp và một số "deal" có quy mô tới cả nghìn tỉ đồng khác.

Nên biết, ông Nguyễn Anh Khoa mà VietTimes đề cập ở đầu bài viết cũng có mối quan hệ thân quen với ORS. Ông Khoa là cổ đông lớn tại Công ty TNHH Đầu tư và phát triển năng lượng Thành Nguyên, CTCP Đầu tư thương mại dịch vụ An Khang Land – những đối tác được ORS thu xếp huy động hàng nghìn tỉ đồng qua kênh trái phiếu.

Ngoài ra, ORS cũng từng có một cựu thành viên ban kiểm soát tên là Nguyễn Đình Ngôn, song vị này đã từ nhiệm từ tháng 6/2020.

VIG Group

Theo dữ liệu của VietTimes, VIG Growth được thành lập vào ngày 15/7/2021, với số vốn điều lệ 10 tỉ đồng, giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Trần Việt Hưng (SN 1985).

Đáng chú ý, ông Trần Việt Hưng cũng là người đại diện theo pháp luật cho một loạt pháp nhân khác cùng ‘họ’ VIG như: Công ty TNHH VIG Hospitality, Công ty TNHH VIG Properties, Công ty TNHH VIG Homes, Công ty TNHH VIG Rise, Công ty TNHH VIG Ventures. Đa phần các công ty này chỉ mới được thành lập vào tháng 7/2021.

Ngoài ra, ông Trần Việt Hưng còn đứng tên tại Công ty TNHH ACE Exhibits, Công ty TNHH MTV Sunyau Expo Việt Nam, Công ty TNHH Dịch vụ Triển lãm Hồng Hạc, Công ty TNHH Hess Việt Nam./.

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN