Chứng nhận GAP – Chuẩn mực lớn, cánh cửa nhỏ
19:02 | 18/04/2025
DNTH: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và hợp tác xã ở nông thôn Việt Nam đang loay hoay đứng ngoài các chuỗi phân phối hiện đại chỉ vì thiếu một tấm giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. Khi những chuẩn mực quốc tế không “thu nhỏ” lại cho phù hợp với điều kiện thực tế, thì cánh cửa vào thị trường lớn cũng vô hình chung bị thu hẹp lại, đặc biệt với những người làm nông nghiệp quy mô nhỏ.
Nếu coi VietGAP và GlobalGAP là chìa khóa để nông sản Việt bước vào thị trường lớn, thì rất nhiều doanh nghiệp nhỏ đang không có nổi cơ hội chạm tay vào ổ khóa. Không phải vì sản phẩm của họ không sạch, không chất lượng, mà vì những tiêu chuẩn được thiết kế tốt về lý thuyết lại quá xa rời điều kiện thực tiễn ở quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Vấn đề không nằm ở lý tưởng của chứng nhận, mà nằm ở cách mà nó được triển khai.
Theo khảo sát của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), chỉ khoảng 5–7% hợp tác xã trong cả nước có chứng nhận VietGAP hoặc tương đương, và con số này với GlobalGAP còn thấp hơn nhiều – dưới 1%. Trong khi đó, có tới hàng nghìn HTX và doanh nghiệp nhỏ đang sản xuất rau, trái cây, chè, cà phê, điều… theo quy trình an toàn, được thị trường nội địa và quốc tế ưa chuộng. Họ chỉ thiếu một thứ: được “ghi nhận bằng giấy tờ”.
Thực tế là, chi phí để đạt chứng nhận GlobalGAP cho một mô hình trồng trọt quy mô 5–10 ha có thể dao động từ 70 đến 100 triệu đồng, chưa kể các chi phí duy trì hồ sơ, kiểm tra định kỳ và tái chứng nhận hàng năm. Với những hợp tác xã có doanh thu chưa đến 1 tỷ đồng/năm, con số này không chỉ “không hiệu quả” mà còn là “phi lý”. Nhiều doanh nghiệp không thể gánh nổi, đành đứng ngoài cuộc chơi xuất khẩu chính ngạch.
Cũng không thể trách nông dân hay hợp tác xã “không chịu làm theo tiêu chuẩn”. Hãy thử hình dung, một hộ nông dân ở vùng cao Lai Châu, với diện tích trồng chè chỉ 1,2ha, phải tự mình ghi chép nhật ký canh tác từng ngày, lưu giữ hồ sơ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng nước tưới, rồi định kỳ tiếp đón đoàn kiểm tra bằng tiếng Anh. Những quy định đó – vốn được thiết kế cho nông trại công nghiệp – vô hình chung trở thành rào cản kỹ thuật với những người sản xuất truyền thống.
Ngay cả với chứng nhận VietGAP, tưởng như “phiên bản thân thiện” hơn, thì tình hình cũng không khả quan hơn là bao. Theo một lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hưng Yên, mỗi lần cấp chứng nhận cho nhóm hộ sản xuất nhãn lồng cần ít nhất 40 triệu đồng, hồ sơ dày hàng trăm trang, quá sức quản lý của một hợp tác xã không có cán bộ kỹ thuật chuyên trách.
Điều đáng nói là, có cầu mà không có cách để đáp ứng. Nhiều siêu thị trong nước và đơn vị nhập khẩu nước ngoài đã tìm đến các vùng sản xuất nông nghiệp để mua sản phẩm sạch. Thế nhưng, khi bên bán không có chứng nhận, thì chỉ còn cách bán… qua trung gian hoặc chịu giá thấp. Có những hợp tác xã ở Đồng Nai trồng chanh dây theo hướng hữu cơ, chất lượng rất cao, nhưng không thể ký hợp đồng trực tiếp với hệ thống siêu thị Hàn Quốc vì thiếu chứng nhận GlobalGAP – điều kiện bắt buộc.
Vấn đề đặt ra là: tại sao chúng ta chưa có những bộ tiêu chuẩn vừa tầm, phù hợp với điều kiện sản xuất quy mô nhỏ? Tại sao nhà nước chưa triển khai mạnh hơn mô hình chứng nhận theo nhóm hộ hoặc cụm HTX, nơi mà chi phí và yêu cầu kỹ thuật được chia sẻ và hỗ trợ từ cơ quan chuyên môn? Và vì sao những gói hỗ trợ chứng nhận – vốn từng được nhắc đến trong các chương trình OCOP, 134/CP hay 1800/QĐ-TTg – vẫn chưa đến được với các doanh nghiệp nhỏ?
Không ai phủ nhận giá trị của chứng nhận GAP trong việc nâng cao chất lượng và đảm bảo an toàn nông sản. Nhưng nếu không có chính sách linh hoạt hơn, hỗ trợ cụ thể hơn, thì GAP sẽ mãi là một “giấc mơ lớn trong cái áo quá chật” với khu vực nông thôn. Một bộ tiêu chuẩn mà người nghèo không với tới, thì sẽ khó lòng phát huy hiệu quả thực sự trong phát triển nông nghiệp bền vững.
Việc mở rộng thị trường cho nông sản Việt không thể chỉ trông chờ vào vài ngàn doanh nghiệp lớn. Muốn đi xa, phải có hàng vạn HTX, doanh nghiệp nhỏ đồng hành. Và để họ tham gia được, chính sách chứng nhận cần “bước xuống” gần hơn với thực tế – nơi vẫn còn rất nhiều bàn tay làm nông chưa thể chạm vào những chuẩn mực mình đáng được tiếp cận.

Giải pháp tưới tiết kiệm nước cho cây sầu riêng
DNTH: Hệ thống tưới nhỏ giọt khuếch tán dưới mặt đất được thử nghiệm cho vườn sầu riêng ở Tiền Giang, giúp tiết kiệm nước và tăng năng suất cây trồng.

Nhiều giải pháp phòng chống sâu bệnh gây hại cây trồng vụ Xuân
DNTH: Để chủ động phòng chống sâu bệnh gây hại vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội đã có nhiều giải pháp chủ động phòng chống sâu bệnh.

Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc
DNTH: Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Cánh đồng khoai tây canh tác bền vững cho năng suất tăng 30%
DNTH: Mô hình sản xuất khoai tây bền vững tại Thị xã Quế Võ (Bắc Ninh) theo quy trình canh tác bền vững cho năng suất tăng 30% so với truyền thống.

Trồng hướng hữu cơ, bưởi đặc sản Quế Dương giá 24.000đ mỗi quả
DNTH: Xã Cát Quế (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) đang lưu giữ giống bưởi quý mang tên bưởi Quế Dương. Người dân nơi đây có nhiều sáng kiến để bảo vệ cây bưởi danh tiếng.

Bình Thuận: Sạ thưa sẽ tiết kiệm 100 tỷ đồng
DNTH: Bình Thuận phấn đấu đến cuối năm 2026 toàn tỉnh có trên 40.000ha lúa gieo sạ dưới 120kg/ha, từ đó tiết kiệm gần 100 tỷ đồng cho nông dân.
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...