Chuối Việt Nam gia tăng thị phần ở Trung Quốc

16:55 | 07/12/2023

DNTH: Thị phần chuối Việt Nam đã gia tăng đáng kể và là thị trường cung cấp lớn thứ 2 cho Trung Quốc, chiếm 28,2% tổng lượng chuối Trung Quốc nhập khẩu 10 tháng năm 2023.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2023, trị giá nhập khẩu chủng loại quả chuối (mã HS 0803) của Trung Quốc đạt 1,46 triệu tấn, trị giá 912,4 triệu USD, giảm 7,1% về lượng và giảm 10% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá chuối nhập khẩu bình quân trong 10 tháng năm 2023 đạt 623,2 USD/tấn, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Trung Quốc nhập khẩu quả chuối nhiều nhất từ thị trường Philippines và Việt Nam trong 10 tháng năm 2023, lượng nhập khẩu từ 2 thị trường này chiếm 67,1% tổng lượng trái chuối nhập khẩu. Trong đó, Trung Quốc tăng tỉ trọng nhập khẩu chuối từ Việt Nam và giảm tỉ trọng nhập khẩu chuối từ Philippines.

Theo Nông Nghiệp Việt Nam, cách đây hơn 1 năm, vào ngày 1/11/2022, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam và Cơ quan Hải quan Trung Quốc đã ký Nghị định thư về việc xuất khẩu chuối tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho thấy, việc ký kết Nghị định thư đã mang đến mức tăng trưởng đáng kể cho quả chuối Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Kinh tế - Chuối Việt Nam gia tăng thị phần ở Trung Quốc
Trung Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu quả chuối từ thị trường Việt Nam bởi thuận lợi về vị trí địa lý. Ảnh minh họa: Báo Công Thương.

Cụ thể, trong 10 tháng đầu năm nay, Việt Nam là thị trường cung cấp chuối lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong 10 tháng năm 2023, chuối Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc đạt 412 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong khi tăng nhập khẩu chuối Việt Nam, thì Trung Quốc lại giảm nhập khẩu chuối từ các nước Đông Nam Á khác (Philippines giảm 8,7% về lượng; Campuchia giảm 26,9%; Lào giảm 42,8%). Nhờ vậy, trái chuối Việt Nam đã có sự gia tăng đáng kể về thị phần ở thị trường Trung Quốc, chiếm 28,2% tổng lượng trái chuối Trung Quốc nhập khẩu trong 10 tháng năm 2023, tăng 2,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2022, tăng 7,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021 (thời điểm trước khi Nghị định thư được ký kết).

Theo Công Thương, tiềm năng xuất khẩu của quả chuối tươi và chế biến còn rất lớn vì loại trái cây này cho thu hoạch quanh năm. Trung Quốc có xu hướng tăng nhập khẩu quả chuối từ thị trường Việt Nam bởi thuận lợi về vị trí địa lý. Bên cạnh đó, diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và lao động tăng trong khi dịch bệnh xuất hiện khiến cây trồng này kém hiệu quả.

Tuy nhiên, các vùng trồng chuối xuất khẩu của Việt Nam cần tăng cường quản lý, giám sát mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói chuối xuất khẩu sang Trung Quốc. Bởi trong thời gian qua, nhiều lô chuối Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện có đối tượng kiểm dịch thực vật, dẫn tới việc nhiều mã vùng trồng, mã cơ sở đóng gói bị đình chỉ, qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới giá chuối cũng như hoạt động xuất khẩu chuối. Ngoài chuối, một số loại trái cây khác xuất khẩu sang Trung Quốc như sầu riêng, mít, xoài … cũng bị cảnh báo vì nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hoàng Trung, sau khi có cảnh báo từ Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã lập tức thông báo cho các chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật ở các địa phương có mã số vùng trồng vi phạm để xác định, xem xét, tìm hiểu các nguyên nhân và có biện pháp khắc phục ngay, không chỉ với con rệp sáp mà còn cả những đối tượng kiểm dịch thực vật khác như ruồi đục quả …

Nhiều địa phương đã tích cực vào cuộc khắc phục tình trạng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật trên chuối. Chẳng hạn, tại Đồng Nai, nhiều trang trại, cơ sở đóng gói đã tăng cường nhân công, máy xịt nước cao áp … để loại bỏ hoàn toàn soát rệp sáp trên trái chuối. Nhờ vậy, đến nay, có nhiều mã số đã khắc phục được vi phạm, các mã số khác đang tiếp tục khắc phục.

Để giữ uy tín, thị trường cho trái cây xuất khẩu Việt Nam, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cũng đã chỉ đạo các cục chuyên ngành, trong trường hợp các mã số đã vi phạm tiếp tục phát hiện có sai phạm, thì tiến tới sẽ cho dừng, thậm chí là thu hồi lại mã số.

Thứ trưởng Hoàng Trung nhấn mạnh, phải làm quyết liệt như vậy để đảm bảo rằng các mã số sau vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói đều phải đáp ứng được các yêu cầu về kiểm dịch thực vật cũng như an toàn thực phẩm quy định trong các Nghị định thư. không để cho vì một vài mã số vi phạm mà có thể dẫn tới việc Trung Quốc dừng nhập khẩu một mặt hàng nào đó, thậm chí là cả các mặt hàng khác do họ đánh giá năng lực hệ thống quản lý của chúng ta yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của họ.

Theo Người đưa tin

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Dừa khô tại Tiền Giang tăng kỷ lục

DNTH: Trái dừa khô hiện được thương lai đến tận vườn mua với giá cao kỷ lục giúp người trồng phấn khởi, yên tâm đầu tư phân bón để chăm sóc vườn dừa.

Xuất khẩu cá tra tăng 23% so với cùng kỳ năm trước

DNTH: Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ chế biến sâu mới thực sự phát huy hết giá trị nông sản

DNTH: Chưa bao giờ, bài toán chế biến sâu được đặt ra quyết liệt như giai đoạn này. Khi mà nông sản Việt Nam chỉ có thể tham gia vào dòng chảy chung nếu khẳng định được chuỗi giá trị

Công nghệ QR code – Bước tiến minh bạch hóa nguồn gốc nông sản Việt

DNTH: Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), sáng 23/4, Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề với...

Bài 3: Xây dựng bộ tiêu chuẩn nông sản nội địa: Cuộc cách mạng bắt đầu từ những điều cụ thể

DNTH: Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã chứng kiến nhiều chiến dịch nâng cao chất lượng nông sản để phục vụ xuất khẩu. Từ GlobalGAP đến VietGAP, từ mã số vùng trồng đến tem truy xuất, các quy chuẩn quốc tế đang ngày càng...

Bài 2: Chất lượng nông sản nội địa: Khi không ai dám chịu trách nhiệm cuối cùng

DNTH: Trên kệ siêu thị, trái cây Việt Nam được đóng gói sạch sẽ, dán nhãn mã vạch, có nơi thậm chí kèm theo tem truy xuất nguồn gốc. Nhưng bước ra khỏi siêu thị...

XEM THÊM TIN