Chuyển dịch thương mại nông sản cao cấp: Phân tích từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
09:13 | 02/01/2025
DNTH: Chất lượng nông sản không chỉ là mấu chốt để Việt Nam thuyết phục người tiêu dùng quốc tế, mà còn thu hút đầu tư công nghệ chế biến, sản xuất thực phẩm.
Hợp tác thương mại nông sản giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng khởi sắc. Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự hợp tác này là sự phối hợp sát sao giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).
Để làm rõ về triển vọng hợp tác thương mại nông sản giữa hai quốc gia, Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc trao đổi với Tùy viên nông nghiệp Benjamin Henderson, Cục Nông nghiệp đối ngoại của USDA tại Việt Nam.

Tùy viên nông nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam - Benjamin Henderson phân tích triển vọng hợp tác thương mại năm 2025. Ảnh: Đức Minh.
Tiềm năng thị trường nông sản chất lượng cao
Trong nhiều năm, Hoa Kỳ luôn nằm trong top 3 nhà nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm nông, lâm, thủy sản của Việt Nam. Quan điểm của ông về điều này như thế nào?
Tùy viên Henderson: Trước hết, tôi tin rằng đây là minh chứng cho mối quan hệ bền chặt và ngày càng phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Năm qua, hai nước đã kỷ niệm tròn một năm nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập lại quan hệ ngoại giao vào năm 2025.
Thương mại nông sản phát triển dẫn tới nhiều lợi ích chung. Ví dụ, người tiêu dùng cả hai nước có thêm lựa chọn đa dạng về nông, lâm, thủy sản với giá thành thấp hơn. Đối với nhà sản xuất, mặc dù có sự cạnh tranh lẫn nhau, nhưng cơ hội tiếp cận nhiều thị trường rộng mở hơn.
Đặc biệt, các sản phẩm lâm nghiệp và thủy sản hiện chiếm phần lớn trong hoạt động thương mại song phương.
Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển thịnh vượng, các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao ngày càng chiếm lĩnh thị trường. Theo đó, cũng xuất hiện thêm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực chế biến sâu, phục vụ phân khúc thị trường cao cấp.
Đâu là những thách thức lớn nhất cần giải quyết để tiếp tục thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, thưa ông?
Tùy viên Henderson: Quy định, tiêu chuẩn và yêu cầu kiểm dịch đối với hàng hóa thương mại luôn là rào cản đáng kể đối với bất kỳ quốc gia nào.
Trong trường hợp của Hoa Kỳ và Việt Nam, thách thức lớn nhất đến từ cả rào cản thuế quan và phi thuế quan. Đây là những vấn đề phức tạp, nên chúng tôi phối hợp trao đổi chặt chẽ với Bộ NN-PTNT gần như mỗi ngày. Cùng nhau, hai cơ quan có nhiều tiến triển trong công việc, điều mà không phải quốc gia nào cũng dám tuyên bố.
Trong năm 2024, quả đào và xuân đào từ Hoa Kỳ được phép nhập khẩu vào Việt Nam, đây là một chiến thắng lớn. Đồng thời, Việt Nam cũng sắp được cấp phép xuất khẩu chanh dây, sẽ trở thành loại trái cây thứ 9 của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ.

Đại diện Hoa Kỳ và Bộ NN-PTNT tại sự kiện chúc mừng trái đào và xuân đào Hoa Kỳ được nhập khẩu vào Việt Nam. Ảnh: Thanh Thủy.
Đưa công nghệ Hoa Kỳ đến gần nông dân Việt Nam
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, theo ông, Hoa Kỳ và Việt Nam có thể hợp tác như thế nào để thúc đẩy nông nghiệp phát thải thấp và thân thiện với môi trường trên toàn cầu?
Tùy viên Henderson: Chúng ta đã có một số sáng kiến hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Một ví dụ điển hình là dự án Sử dụng phân bón đúng (Fertilize Right). Ý tưởng cốt lõi là nếu bón phân đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng địa điểm, nông dân sẽ nhận được 3 lợi ích chính: giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất và nâng cao sức khỏe đất.
USDA kỳ vọng hỗ trợ Việt Nam nâng cao tính bền vững trong nông nghiệp nhờ giảm lượng phân bón tích tụ trong đất và gây ô nhiễm nguồn nước, vốn là vấn đề môi trường ảnh hưởng đến nông dân nhiều nước đang phát triển.

Dự án Sử dụng Phân bón đúng nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tăng thu nhập cho nông dân, giảm phát thải khí nhà kính trong trồng lúa. Ảnh: Kim Anh.
Phải thừa nhận, dù các giải pháp công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ luôn được quan tâm, nhưng khó chuyển giao lập tức sang Việt Nam. Chúng tôi có máy móc đắt tiền phù hợp với các trang trại mẫu lớn, nhưng không phù hợp với thực tế nông nghiệp của Việt Nam.
Nhưng rất vui mừng thông báo rằng, mới đây USDA đã được đồng ý khoản hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi số trong quản lý thức ăn chăn nuôi. Dự án đã thành công tại Hoa Kỳ, cho thấy hiệu quả trong việc định lượng thức ăn tối ưu cho vật nuôi tại các trang trại trên cả nước.
USDA nhận định đây là công cụ giá cả phải chăng và thiết thực, sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho nông dân ở Việt Nam. Dự kiến vào tháng 1/2025, chương trình sẽ chính thức được triển khai tại Việt Nam.
Trước mắt, USDA đã hợp tác chặt chẽ với Đại học California - Davis để điều chỉnh phần mềm phù hợp với nhu cầu nông dân Việt Nam. Ngay cả những người nông dân có ít kinh nghiệm hoặc nguồn lực kỹ thuật cũng có thể sử dụng phần mềm hiệu quả.
Cần nhấn mạnh, các giải pháp công nghệ cao cũng yêu cầu nhu cầu chuyển giao kiến thức. Gần đây, chúng tôi có một học bổng tập trung vào dịch tả lợn Châu Phi. Thông qua chương trình học bổng của USDA với Cục Kiểm dịch động thực vật (APHIS), mong rằng Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam đào tạo thế hệ bác sĩ thú y tương lai.
Cuối cùng, không thể bàn về tính bền vững mà không đề cập đến công nghệ sinh học. Hoa Kỳ tập trung nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học. Trước biến đổi khí hậu toàn cầu, lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng.

Hoa Kỳ mong muốn giới thiệu các sản phẩm hảo hạng đến người tiêu dùng Việt Nam. Ảnh: Tùng Đinh.
Tư vấn chiến lược cho các nhà xuất khẩu
Ông có khuyến nghị gì cho các doanh nghiệp Việt Nam và Hoa Kỳ muốn mở rộng xuất khẩu và tìm hiểu thị trường?
Tùy viên Henderson: Bất cứ khi nào chúng tôi nói chuyện với các doanh nghiệp Việt Nam, họ luôn quan tâm đến việc xuất khẩu sang các thị trường khác, bao gồm cả Hoa Kỳ. Câu trả lời hay nhất đến từ kinh nghiệm làm việc của riêng tôi với các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn xuất khẩu sang Việt Nam.
Quá trình này thường bắt đầu bằng một cuộc trò chuyện. Khi một doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn xuất khẩu sang Việt Nam nhưng gặp phải rào cản, chẳng hạn như thiếu khả năng tiếp cận thị trường, họ thường liên hệ với USDA để xin thông tin hoặc hỗ trợ.
Cuộc trò chuyện đầu tiên đó giúp chúng tôi thu thập thông tin cần thiết từ Chính phủ Việt Nam, đồng thời liên kết thông tin đó với các ưu tiên của Chính phủ Hoa Kỳ và các bên liên quan khác. Điều này giúp chúng tôi định hình lộ trình cho doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn gia tăng xuất khẩu sang Hoa Kỳ, tôi đề xuất cách tiếp cận tương tự: Hãy liên hệ với Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại Mỹ. Từ đó, Bộ NN-PTNT sẽ định hướng một lộ trình cho doanh nghiệp, dựa trên các ưu tiên của Việt Nam cho các thị trường khác nhau.
Nhìn về phía trước, tôi tin rằng năm tới sẽ mang đến một cơ hội tuyệt vời để suy ngẫm về chặng đường chúng ta đã đi trong 30 năm qua. Thay mặt USDA, tôi muốn bày tỏ cảm ơn đến Chính phủ và nhân dân Việt Nam, đặc biệt là sự nồng hậu của các bạn trong nhiệm kỳ đầu tiên tôi đến Việt Nam.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nongnghiep.vn
Nguồn: https://nongnghiep.vn/chuyen-dich-thuong-mai-nong-san-cao-cap-phan-tich-tu-bo-nong-nghiep-hoa-ky-d413867.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ /
- USDA /
- thương mại /
- thị trường /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Các "tư lệnh" ngành hiến kế tái cơ cấu nông nghiệp
DNTH: Tại cuộc họp đánh giá Kế hoạch hành động thực hiện mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp và môi trường và tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 diễn ra mới đây, các Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi...

Thời tiết nông vụ ngày 3/4: Bắc Bộ trời hửng nắng, Nam Bộ chiều tối có mưa dông
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 3/4, Bắc Bộ trưa và chiều hửng nắng. Nam Bộ có mưa, mưa dông chủ yếu xuất hiện vào chiều tối.

Khẩn trương rà soát, báo cáo dự án đầu tư có khó khăn, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia
DNTH: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu...

Việt Nam cử lực lượng cứu nạn, cứu hộ đến Myanmar
DNTH: Trước tình hình khẩn cấp tại Myanmar sau thảm hoạ động đất, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã nhanh chóng cử lực lượng sang cứu trợ người dân Myanmar. Hãng hàng không Vietjet dùng hai máy bay A330 và A321 hiện đại tham gia nhiệm vụ...

Arobid tiên phong thúc đẩy triển lãm số và hợp tác chiến lược, hướng đến phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/03/2025, bên cạnh sự kiện khai mạc HCM City Export 2025, Arobid đã ký kết các thỏa thuận hợp tác chiến lược với nhiều đối tác quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong số hóa triển lãm và thúc đẩy thương mại điện tử...

Thời tiết nông vụ: Nắng nóng cục bộ tại Tây Bắc Bộ,Trung Bộ và Nam Bộ
DNTH: Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 27/3, khu vực miền Trung và Nam Bộ ghi nhận tình trạng nắng nóng cục bộ. Trong đó, vùng núi phía Tây từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế và miền Đông Nam Bộ là những khu vực...
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...