Chuyện về Nhà báo bỏ nghề để... nuôi Đông trùng Hạ thảo

10:27 | 29/08/2019

DNTH: Ông Nguyễn Văn Cường hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ, từng là một nhà báo có nhiều thành tích, được người đọc biết đến với bút danh Hồng Chuyên. Chuyển sang lĩnh vực mới, bước đầu ông đã có những thành công với nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là nuôi Đông trùng Hạ thảo.

Dự án “táo bạo”… mang Nông nghiệp hữu cơ ra Trường Sa

Tôi nhớ về người đồng nghiệp Nguyễn Văn Cường (bút danh Hồng Chuyên) khi ông còn làm nghề viết với nhiều ấn tượng. Một người miệt mài theo đuổi những vấn đề nóng trong làng báo, các sự kiện thời sự trong đời sống xã hội. Nhớ nhất là thời điểm cách đây mấy năm khi ông cùng nhiều đồng nghiệp tác nghiệp nhiều ngày tại Hoàng Sa - nơi mà giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou-981) của Trung Quốc đang hạ đặt trái phép. Ông cũng là người khởi xướng thành lập nhóm hậu phương người lính biển. Nhóm đã hỗ trợ được nhiều gia đình lính biển gặp khó khăn, như con lính biển không hậu môn, lính biển u não, lính biển ung thư, con gia đình liệt sĩ Trường Sa mồ côi cả cha lẫn mẹ và nhiều hoạt động khác...

Chuyện về Nhà báo bỏ nghề để... nuôi Đông trùng Hạ thảo
Chuyện về Nhà báo bỏ nghề để... nuôi Đông trùng Hạ thảo


Quyết định chuyển sang một lĩnh vực khác nhưng ông luôn nói rằng, chính nghề làm báo là nền tảng cho lựa chọn này. Bởi nghề đã giúp ông được đi nhiều nơi, gặp nhiều người và có nhiều những kiến thức về các lĩnh vực. Ông lựa chọn nông nghiệp với khởi đầu khá nhiều khó khăn nhưng may mắn là luôn có những người bạn hỗ trợ. Chân ướt, chân ráo bắt đầu vào làm nông nghiệp hữu cơ ông đã đi thực tế rất nhiều về nông nghiệp. Rồi tự tay thử nghiệm các biện pháp nông nghiệp hữu cơ trên chính thửa ruộng của mình. Nhận ra một số vườn rau được cắm biển “Rau an toàn” thật sự không an toàn như cái tên của nó…

Ông bắt đầu công cuộc làm nông nghiệp sạch của mình bằng việc kêu gọi người thân, bạn bè sử dụng các sản phẩm nông nghiệp sạch. Tìm được nguồn nông nghiệp sạch là vô cùng khó khăn, ông Nguyễn Văn Cường đã phải đi rất nhiều nơi, thăm các mô hình nuôi trồng. Cuối cùng thì ông cũng tìm được nơi người ta nuôi lợn dân dã bằng cám, bã bia và rau không hề có thuốc tăng trọng.

Mỗi lần cung cấp thịt lợn dân dã cho bạn bè, ông đã thức trắng cả đêm để ghi nhận và quan sát toàn bộ quá trình giết mổ, chia sẻ trên Facebook cho bạn bè cùng xem. Ông muốn tận mắt chứng kiến toàn bộ quá trình, sớm hôm sau ông tận tay đem trao từng gói thịt lợn còn ấm nóng đến tay người thân và bạn bè của mình để họ thấy được và trân trọng những sản phẩm của nông nghiệp hữu cơ.

“Tôi tự nhận thấy rằng câu chuyện về Nông nghiệp hữu cơ không đơn giản chỉ là chăn nuôi, trồng trọt hay là ‘con cá, lá rau’ mà đằng sau đó là cả một triết lý sống: Ta cần phải sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên cũng như các mối quan hệ xung quanh chúng ta”, ông Cường nói.

Từ suy nghĩa đó, ông cùng các nhà khoa học gồm Tiến sĩ Sinh hóa Phạm Văn Quang, Tiến sĩ y học Lê Phi Diệt, Kỹ sư Nông nghiệp Phạm Thanh… thành lập Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ, thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, với một ước mơ thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ tại quần đảo Trường Sa.

Giữ đúng cam kết, từ ngày 14/5/2018 đến ngày 21/6/2018, ông Nguyễn Văn Cường đã dẫn đầu đoàn công tác của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ đã mang theo 10 tấn phân giun quế, 1.000 gói phân hữu cơ sinh học nano, 15 tháp rau, 1.000 bầu cỏ Vetiver và các loại vi sinh vật sống kèm theo ra quần đảo Trường Sa để thử nghiệm hệ sinh thái hữu cơ tại nơi đây. Mặc dù điều kiện thời tiết tại quần đảo Trường Sa rất khắc nghiệt nhưng với nguyên lý Nông nghiệp hữu cơ, bước đầu đã có những tín hiệu khả quan.

Giấc mơ biến “dược liệu quý tộc” thành thức ăn cho mọi nhà

Chưa dừng lại ở đó, cơ duyên cho ông thấy thị trường Đông trùng Hạ thảo cũng đang phát triển "tù mù" cũng có "rau sạch, rau bẩn" và hàm lượng dưỡng chất rất khác nhau. Từ đó ông đã bắt tay vào tìm hiểu và suy nghĩ nuôi cấy Đông trùng Hạ thảo.

Đông trùng Hạ thảo quý giá và có tác dụng to lớn như thế nào đối với sức khỏe hẳn mọi người không còn lạ lẫm. Nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng được loại dược phẩm thượng hạng này vì giá cả trên trời của nó. 1kg Đông trùng Hạ thảo tự nhiên có giá khoảng từ 1 đến 2,3 tỷ đồng. Với giá này hẳn chỉ có các đại gia giàu có mới đủ điều kiện để sử dụng. Trong lòng ông luôn mong muốn mọi người dân đều có thể được sử dụng loại dược liệu này để cải thiện và nâng cao sức khỏe.

Trong lúc ông Cường mày mò và tìm được kho tư liệu về Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy - Cordyceps Militaris, điều khiến ông rất bất ngờ, bằng kết quả nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học đã có thể đưa sản phẩm quý hiếm chỉ có trong tự nhiên như Đông trùng Hạ thảo về nhân cấy trong phòng thí nghiệm. Và càng bất ngờ hơn, hàm lượng chất có tác dụng tốt như Adenosine và Cordycepin có trong Đông trùng Hạ thảo nuôi cấy cao hơn hẳn loại Đông trùng Hạ thảo có trong tự nhiên. Tính đến nay, nếu tìm từ khóa Cordyceps Militaris thì có tới hơn 2.000 đề tài khoa học các loại, đa phần chứng minh các tác dụng toàn diện của dược liệu này, từ phòng chống ung thư, điều hòa đường huyết, huyết áp, giảm tác hại của viêm gan B, tiểu đường, HIV… đến chống mệt mỏi, kháng virus…

Chuyện về Nhà báo bỏ nghề để... nuôi Đông trùng Hạ thảo
Sản phẩm Đông trùng Hạ thảo của Viện nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp hữu cơ

Về lý thuyết là vậy, nhưng nuôi trồng thế nào để đảm bảo chất lượng cao nhất và cân bằng dưỡng chất trong Đông trùng Hạ thảo là những câu hỏi mà ông Cường đặt ra, ngay khi bắt tay làm việc.

Nghĩ là làm, may mắn ông tìm được người đồng hành với mình là tiến sĩ Hoàng Văn An được đào tạo tiến sĩ tại Hàn Quốc chuyên ngành về Sâm và Đông trùng hạ thảo....

Khởi đầu mọi việc chưa bao giờ là dễ dàng, ông Nguyễn Văn Cường cùng các nhà nghiên cứu, các thành viên dự án đã nuôi cấy thử nghiệm rất nhiều các giống Đông trùng Hạ thảo khác nhau trên thị trường cho ra những kết quả khác nhau. Trải qua nhiều thí nghiệm thất bại, cuối cùng thành công cũng đã mỉm cười với những con người không ngại khó khăn, gian khổ. Ông và nhóm các nhà khoa học của mình đã chọn được giống nấm Đông trùng Hạ thảo có nguồn gốc Hàn Quốc và Nhật Bản có khả năng ứng dụng cao nhất với hàm lượng Cordycepin cao. Mang tinh thần nông nghiệp hữu cơ, dù nuôi trong điều kiện “mô phỏng”, phòng thí nghiệm, nhóm các nhà khoa học cũng mong muốn nuôi theo phương pháp gần gũi với tự nhiên nhất. Cũng từ đây, thương hiệu Đông trùng hạ thảo Tashi ra đời.

Nhiều người thắc mắc không hiểu vì sao lại lấy tên là Tashi, ông Nguyễn Văn Cường cho biết: Đông trùng Hạ thảo có nguồn gốc từ Tây Tạng, mà Tashi theo tiếng Tây Tạng có nghĩa là sự may mắn, hạnh phúc. Không chỉ muốn mang đến cho người dùng sản phẩm uy tín và chất lượng, Viện nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ còn mong muốn may mắn, hạnh phúc sẽ đến với mọi người.

“Đông trùng Hạ thảo là sự kết hợp có một không hai trong thế giới tự nhiên, sự kết hợp kì lạ giữa loài sâu và loài nấm. Đông trùng Hạ thảo là một trong những điều tuyệt vời nhất mà mẹ thiên nhiên đem lại cho chúng ta. Và Đông trùng Hạ thảo Tashi là điều cũng là một trong những điều tuyệt vời mà Viện Nghiên cứu và ứng dụng Nông nghiệp hữu cơ muốn gửi gắm đến tất cả mọi người” - ông Cường nói thêm.

Trong thời gian ngắn, với kinh nghiệm của mình, ông Nguyễn Văn Cường đã đưa Đông trùng Hạ thảo Tashi chinh phục được khá nhiều khách khó tính với vai trò là một món ăn có lợi cho sức khỏe.

* Tiêu đề do chúng tôi đặt lại

 Theo Báo Nhà báo và Công luận

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số

DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được...

Tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân xung quanh Vườn quốc gia Tràm Chim

DNTH: Vườn quốc gia Tràm Chim thực hiện nhiều chính sách tạo sinh kế cho 50 nghìn hộ dân sinh sống xung quanh để họ yên tâm làm ăn và hạn chế xâm lấn vào vườn.

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

DNTH: Nỗ lực với mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp xanh, đến nay, trên địa bàn Hà Nội ngày càng hiện hữu nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ vừa bảo đảm nguồn cung nông sản an toàn, vừa góp phần bảo vệ môi...

Nhân dân vùng cực Nam vững niềm tin đón Xuân mới

DNTH: Còn ít giờ nữa là người dân Cà Mau cùng với người dân khắp nơi sẽ bước vào năm Ất Tỵ 2025. Đón chào Xuân mới với khí thế mới, người dân nơi vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc càng thêm nhiều niềm tin, khát vọng để...

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới

DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc

DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

XEM THÊM TIN