Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số
07:30 | 20/02/2025
DNTH: Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay kinh tế xanh đang trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh nhu cầu phát triển bền vững ngày càng cấp bách. Quá trình chuyển đổi xanh không thể tách rời chuyển đổi số, đồng thời phải được triển khai dựa trên các trụ cột cốt lõi của nền kinh tế xanh.

Tại toạ đàm "Chuyển đổi xanh: Từ áp lực đến cơ hội kinh doanh", do báo Người Lao động tổ chức ngày 19/2, PGS-TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, một trong những yếu tố quan trọng của kinh tế xanh là tài chính xanh, dựa trên nền tảng thị trường carbon. Vì thiếu tài chính xanh, không ít doanh nghiệp phải chật vật tính toán kỹ lưỡng bài toán tái đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất và cải thiện môi trường...
"Vì vậy, Việt Nam muốn chuyển đổi xanh nền kinh tế cần hoàn thiện thể chế, tăng cường phát triển hạ tầng xanh, tài chính xanh, cũng như thúc đẩy chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi xanh. Đáng chú ý, Việt Nam cần xây dựng và phát triển thị trường carbon để tạo nền tảng quan trọng, từ đó thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050", PGS-TS Nguyễn Đình Thọ nói.
Còn ông Lim Dyi Chang, Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp Ngân hàng UOB Việt Nam cho rằng, Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể trong quá trình chuyển đổi xanh, nỗ lực cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Trong đó, các tổ chức tài chính giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua các chính sách hỗ trợ và cung cấp tín dụng cho các dự án thân thiện với môi trường.
"Vừa qua, các ngân hàng Việt Nam đã cấp khoảng 650.000 tỷ đồng tín dụng xanh, trong đó gần 45% được phân bổ cho các dự án năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, tỷ trọng của tài chính xanh trong tổng dư nợ cho vay vẫn còn hạn chế và nguồn vốn dài hạn cho các dự án bền vững chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Tại UOB Việt Nam, đơn vị cũng đang tích cực tham gia vào quá trình này với hàng loạt sáng kiến nhằm mở rộng danh mục tài trợ thương mại xanh. Theo đó, ngân hàng đã tài trợ cho 17 dự án năng lượng tái tạo, đồng thời không ngừng mở rộng quy mô tài chính bền vững", ông Lim Dyi Chang chia sẻ thêm.

Cũng theo ông Lim Dyi Chang, để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh và hướng tới mục tiêu Net Zero, các đơn vị cần có một cách tiếp cận đa chiều nhằm hỗ trợ nền kinh tế dịch chuyển từ mô hình truyền thống sang nền kinh tế xanh. Ngoài ra, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ xanh và thực hành bền vững.
"Đặc biệt, chuyển đổi xanh cũng cần được đồng bộ với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo đó, việc tích hợp công nghệ số vào các sáng kiến xanh sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả và giảm lượng khí thải carbon. Điều này đòi hỏi đầu tư vào hạ tầng bền vững cũng như các công nghệ tiên tiến như lưới điện thông minh, hệ thống tiết kiệm năng lượng và sản xuất thân thiện với môi trường," ông Lim Dyi Chang nói.
Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (HUBA) cho biết, hiện nay khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), nhưng hạn chế đầu tư cho chuyển đổi xanh. Nguyên nhân là các doanh nghiệp SME gặp nhiều khó khăn trong quá trình xanh hóa, từ tài chính, nguồn nhân lực đến công nghệ và nhận thức... Những đơn vị, doanh nghiệp mạnh dạn thực hiện chuyển đổi xanh lại là các tập đoàn lớn.

Theo ông Đinh Hồng Kỳ, một trong những rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi xanh là vấn đề tài chính. Thống kê cho thấy, khoảng 65% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh. Mặc dù đã có các cơ chế tài chính hỗ trợ, nhưng việc đưa nguồn vốn này đến đúng đối tượng vẫn là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, vấn đề nhân lực cũng là yếu tố đáng lo ngại. Chỉ có khoảng 12% doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh sở hữu đội ngũ nhân sự có chuyên môn về ESG (môi trường, xã hội và quản trị), điều này gây cản trở lớn cho quá trình chuyển đổi. Các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, sản xuất kinh doanh cần nguồn vốn xanh, nhưng các sản phẩm tuân thủ theo quy chuẩn xanh cũng cần có đầu ra ổn định.
Ông Nguyễn Thái Việt Huy, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Saty Holding cũng cho rằng, mặc dù công ty chuyên đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhưng sau thời gian đầu tư vào công nghệ xanh trong nông nghiệp, Saty Holding nhận thấy nông dân sẵn sàng thay đổi phương thức sản xuất để hướng tới mô hình thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, một trong những rào cản lớn mà người sản xuất lo ngại là thiếu đầu ra cho sản phẩm xanh, đặc biệt khi thị trường chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa nông sản canh tác bền vững và nông sản truyền thống.

"Để giải quyết vấn đề thiếu đầu ra cho sản phẩm xanh, công ty đang kết nối với các nhà máy xanh, đưa nông sản sạch vào hệ thống bếp ăn của các doanh nghiệp cam kết sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đây được xem là hướng đi tiềm năng, vừa giúp đảm bảo đầu ra cho nông dân, vừa tạo ra chuỗi cung ứng xanh bền vững, góp phần nâng cao giá trị nông sản Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước", ông Việt Huy nói.
Còn theo ông Đinh Hồng Kỳ, các doanh nghiệp nhỏ và lẻ rất khó tìm đầu ra cho sản phẩm chuyển đổi xanh trong ngành nông nghiệp. Vì vậy, về lâu dài, ngành nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam muốn chuyển đổi xanh, trước tiên phải học cách chuyển đổi số. Chuyển đổi số ở đây là nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm... bằng việc tự động hóa nhiều khâu chăm sóc cây - con - giống.
"Hiện nay, một số công ty như Vinamilk, Phúc Sinh được xem là những doanh nghiệp xanh, tấm gương lớn nâng cao giá trị nông nghiệp, nông sản. Đó là thế mạnh của Việt Nam nên trước tiên chúng ta hãy đẩy mạnh chuyển đổi xanh và số trong các lĩnh vực này để cạnh tranh, thay vì chỉ tập trung vào chip bán dẫn hay xe điện" ông Đinh Hồng Kỳ nhấn mạnh.
Theo TTXVN
Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/phat-trien-kinh-te-xanh-phai-gan-lien-voi-chuyen-doi-so-20250219125437493.htm
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- nông dân cần bao tiêu đầu ra /
- Phát triển kinh tế xanh phải gắn liền với chuyển đổi số /
- Tài chính xanh /
- doanh nghiệp nông nghiệp /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Sửa quy định tỉnh hoàn thành xây dựng nông thôn mới
DNTH: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 15/1/2025 sửa đổi khoản 8 Điều 1 Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn...

Sóc Sơn chuyển mình mạnh mẽ, nông thôn khởi sắc
DNTH: Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, bộ mặt nông thôn huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) đã có nhiều khởi sắc, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được nâng cao.

TP HCM: Tạo không gian xanh từ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp xanh
DNTH: TPHCM tập trung tư vấn và hỗ trợ cho hơn 100 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp

Nông dân Kon Tum hướng đến làm du lịch nông nghiệp
DNTH: Trong những năm qua, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có những hoạt động thiết thực đồng hành cùng hội viên nông dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nói chung, mô hình phát triển du lịch nông thôn nói...

Trồng 3ha ớt Jalapeno, thu bói đạt gần 150 triệu đồng sau 3 tháng
DNTH: Người dân tại xã Cò Nòi (huyện Mai Sơn, Sơn La) thắng lớn vụ đông nhờ trồng thử 3ha giống ớt Jalapeno xuất xứ từ Nam Mỹ, dự kiến thu về gần 150 triệu sau 3 tháng.

Hội Nông dân Việt Nam nghiệm thu, tổng kết mô hình thu gom, xử lý rác thải nông thôn tại tỉnh Nam Định
DNTH: Ngày 24/12, Trung tâm Môi trường nông thôn Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình “Hội Nông dân tham gia phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải...
Đô thị cuộc sống
-
Sẽ phát triển phương pháp dự báo hạn hán sớm vài tháng
-
Đưa Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới: đích đến không còn xa
-
Nhà hàng, siêu thị mở bán buffet chay dịp Rằm tháng Giêng
-
Phòng ngừa khi thời tiết nồm ẩm
-
Cần cơ chế đặc thù cho đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
-
Điều chỉnh giảm trừ gia cảnh: Không thể lỗi thời với thực tế đời sống
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...