Cơ hội cho doanh nghiệp Việt "thời kỳ Trump 2.0"
10:40 | 02/02/2025
DNTH: "Thời kỳ Trump 2.0" có thể tạo ra một số thách thức nhưng đồng thời cũng mở ra những cơ hội mới cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2025 và thời gian tới.
- Chính sách đối ngoại của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tác động thế nào tới khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng? Những thách thức lớn nào chúng ta phải đối diện khi nhiệm kỳ mới của ông Donald Trump bắt đầu, thưa ông?
Có ba thách thức lớn mà khu vực ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng có thể sẽ phải đối mặt trong nhiệm kỳ sắp tới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Thứ nhất, thách thức về thuế quan. Với nền kinh tế có độ mở cao thứ hai trong ASEAN (sau Singapore), Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào thương mại quốc tế. Trong năm 2024, tăng trưởng GDP đạt 7,09%, phần lớn nhờ vào xuất khẩu và thương mại quốc tế. Việt Nam hiện đang có mức độ phụ thuộc về thương mại quốc tế là 84% (cao thứ 2 ở khu vực ASEAN).
Và theo phân tích từ UOB, trong kịch bản cơ sở về chính sách thuế quan của ông Donald Trump vào năm 2025, mức thuế nhập khẩu chung có thể dao động từ 10-20% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu và lên đến 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc.
Việc áp thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc có thể dẫn đến tình trạng hàng hóa Trung Quốc được chuyển hướng sang ASEAN, bao gồm Việt Nam, để gia công, lắp ráp hoặc thay đổi nhãn mác trước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Điều này có thể khiến Hoa Kỳ siết chặt kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ ASEAN nhằm ngăn chặn gian lận thương mại. Kết quả là hàng hóa từ ASEAN cũng như Việt Nam có nguy cơ bị áp thuế trừng phạt, làm suy giảm lợi thế cạnh tranh.
Không những thế, hàng hóa Việt Nam chiếm khoảng 3,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nếu các chính sách thuế quan mới được áp dụng, Việt Nam và ASEAN có thể đối mặt với rủi ro gia tăng thâm hụt thương mại.
Thứ hai, thách thức về thị trường tài chính. Biến động giá trị đồng USD có thể gây ra những tác động sâu rộng đối với thị trường tài chính Việt Nam, ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Việt Nam phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu nguyên liệu thô, máy móc và thiết bị từ nước ngoài. Do đó, khi đồng USD tăng giá, chi phí nhập khẩu sẽ tăng, kéo theo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã và đang có những biện pháp điều hành phù hợp để giảm thiểu áp lực từ biến động tỷ giá, do đó rủi ro từ thách thức này sẽ được kiểm soát ở mức ổn định.
Thứ ba, thách thức về chuỗi cung ứng. ASEAN hiện là điểm đến hàng đầu của dòng vốn FDI, với Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu về đầu tư vào khu vực. Tuy nhiên, chính sách thuế quan cứng rắn hơn từ chính quyền Trump có thể làm gián đoạn dòng chảy thương mại và đầu tư toàn cầu, gây ảnh hưởng đến ASEAN.
Hơn nữa, ASEAN có thể trở thành mục tiêu của Hoa Kỳ trong bối cảnh thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước ASEAN gia tăng, đặc biệt là với Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
- Tuy nhiên vẫn có những cơ hội song hành thách thức, thưa ông?
Đúng vậy, song song với thách thức, Việt Nam cũng sẽ có được nhiều cơ hội trong năm 2025 trong thời kỳ Trump 2.0.
Trước tiên, Việt Nam có cơ hội gia tăng đa dạng hóa thương mại toàn cầu nhằm giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc quá mức vào một thị trường cụ thể. Dù chính sách mới của ông Trump có thể tạo ra những rủi ro nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đây cũng chính là thời điểm để Việt Nam chủ động mở rộng và tìm kiếm thêm cơ hội ở các thị trường khác.
Hiện, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng nếu xuất khẩu sang thị trường này gặp khó khăn, Việt Nam hoàn toàn có thể gia tăng xuất khẩu sang châu Âu, Tây Âu, Đông Âu và các quốc gia khác. Tôi tin rằng vẫn còn rất nhiều thị trường tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần đa dạng hóa nguồn nhập khẩu để tránh tình trạng phụ thuộc quá mức vào một thị trường cụ thể. Bên cạnh đó, không chỉ tập trung vào thị trường, Việt Nam còn cần mở rộng danh mục các mặt hàng xuất khẩu. Hiện nay, máy tính và linh kiện điện tử là các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nhưng Việt Nam cần thúc đẩy thêm nhiều nhóm hàng khác để giảm thiểu rủi ro từ sự phụ thuộc vào các mặt hàng trọng điểm.
Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ cụ thể, chẳng hạn như đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm du lịch và giáo dục - đây đều là những lĩnh vực tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Cơ hội thứ hai đến từ việc tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong nước. Việc đẩy mạnh xây dựng hạ tầng như sân bay, cầu, cảng biển không chỉ giúp Việt Nam cải thiện năng lực cạnh tranh mà còn giảm thiểu các rủi ro từ bên ngoài. Đây là nền tảng quan trọng để Việt Nam tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế trong những năm tới.
Tiếp đến là cơ hội liên quan đến hỗ trợ tài chính từ phía chính phủ. Hiện nay, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy đầu tư công khi tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực châu Á và các nền kinh tế mới nổi. Với dư địa này, chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
- Còn về thu hút đầu tư nước ngoài FDI thì sao, thưa ông?
Trong năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận con số ấn tượng với 38,22 tỷ USD vốn FDI đăng ký và 25,35 tỷ USD vốn FDI thực hiện, tăng 9,4% so với năm 2023 và là mức cao nhất trong giai đoạn 2020-2024. Mức tăng trưởng này không chỉ cho thấy sự ổn định của môi trường đầu tư tại Việt Nam mà còn chứng tỏ khả năng thu hút các nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đối mặt với các khó khăn kinh tế.
Trong bối cảnh Trump 2.0, Việt Nam cần chủ động xây dựng chính sách phù hợp và chiến lược thu hút đầu tư FDI một cách thông minh để duy trì đà tăng trưởng và ổn định kinh tế.
- Vậy ông nhận định thế nào về bức tranh kinh tế Việt Nam 2025? Về phía các doanh nghiệp, cần chuẩn bị thế nào để nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, thưa ông?
Trong thời kỳ Trump 2.0, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức song hành với những cơ hội tiềm năng. Cùng với đó, nền kinh tế Việt Nam đã và đang sở hữu nhiều năng lực nội tại mạnh mẽ, được thể hiện rõ rệt qua khả năng quản lý các chỉ số vĩ mô ổn định, cùng với sự phát triển mạnh mẽ trong thương mại trong năm 2024.
Đặc biệt, với mức tăng trưởng GDP ấn tượng đạt 7,09% trong năm 2024 vừa qua, Việt Nam đã chứng minh được sức mạnh bền bỉ trong bối cảnh toàn cầu nhiều biến động. Đây chính là nền tảng vững chắc để Việt Nam vượt qua những khó khăn trước mắt, đồng thời tận dụng những cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.
Chúng tôi nhận định, năm 2025, cùng với hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ thì lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tiếp tục là động lực tăng trưởng. Trong đó, sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cho thấy đà tăng trưởng có khả năng sẽ tiếp tục trong 1-2 quý tới.
Các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào các hoạt động, đặc biệt là trong nửa đầu năm. Đặc biệt, Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy đầu tư công khi tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu vực Châu Á và các nền kinh tế mới nổi.
Với dư địa này, Chính phủ có thể đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, từ đó tạo ra động lực tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế.
Bên cạnh những nỗ lực của chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp cũng cần chủ động đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu và đẩy mạnh đầu tư để vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội và thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Theo Diendandoanhnghiep.vn
Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn/co-hoi-cho-doanh-nghiep-viet-thoi-ky-trump-2-0-10149674.html
Cùng chuyên mục
- Tags:
- thời kỳ Trump 2.0 /
- thuế quan /
- chuỗi cung ứng /
- nền kinh tế Việt Nam /
- nhập khẩu /
- GDP /
- FDI /
- doanh nghiệp /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Nữ doanh nhân 'chẳng giống ai' với trang trại 22ha trên cao nguyên
DNTH: Bằng cách làm 'chẳng giống ai', chỉ trong vòng 8 tháng, trang trại quy mô 22ha với hàng chục loại rau, củ, quả của nữ doanh nhân này đã đạt tiêu chuẩn canh tác GlobalGAP.
EVNNPC tổ chức hàng nghìn ca trực đảm bảo điện trong dịp Tết Ất Tỵ
DNTH: Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và tin cậy phục vụ nhân dân miền Bắc đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã triển khai kế hoạch chi tiết với các nhiệm vụ trọng...
Doanh nhân Nguyễn Thị Sen - nữ lãnh đạo xuất sắc 5 đơn vị tại Gia Lai
DNTH: Nữ doanh nhân, Bí thư Chi bộ Nguyễn Thị Sen, một người con quê hương Quảng Ngãi hiện đang giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai và Chủ tịch Hội đồng Quản trị của 4 công ty, gồm Công ty Cổ phần Kinh doanh và...
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
DNTH: Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn, Quảng Ninh sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.
Lợn rừng nuôi bán đắt hàng ở Bắc Kạn
DNTH: Còn khoảng 10 ngày nữa mới đến Tết Âm lịch nhưng bà Nông Thị Hường ở phường Đức Xuân, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn đã bán hết sạch đàn lợn rừng. Nuôi lợn rừng, bà Hường cho hay, hiện vẫn còn nhiều khách đặt mua con đặc...
Triển vọng sáng của doanh nghiệp ngành phân bón năm 2025
DNTH: Năm 2025, thị trường phân bón Việt Nam được kỳ vọng duy trì sự ổn định về nguồn cung nhờ năng lực sản xuất trong nước ngày càng được cải thiện.
Đô thị cuộc sống
-
Đổi thay trên quê hương Bác Hồ
-
Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lui ùn tắc giao thông
-
Làng Nủ đổi mới đón Tết Ất Tỵ
-
Bảo vệ đàn gia súc giữa mùa đông khắc nghiệt nơi địa đầu Tổ quốc
-
Ngày đầu nghỉ Tết Ất Tỵ có 58 người thương vong trong
-
Mùng 4 Tết, cầu Rạch Miễu tái diễn 'điệp khúc' ùn ứ kéo dài
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...