Cơ hội rộng mở với ngành logistics
06:21 | 05/03/2025
DNTH: Hiện mạng lưới đường bộ của Việt Nam còn hạn chế, hệ thống cảng biển chưa được hiện đại hóa, đường sắt và đường thủy nội địa chưa được sử dụng hiệu quả. Song, Chính phủ đã chú trọng đầu tư hạ tầng liên tục từ nhiều năm nay, tạo cơ hội cho ngành logistics phát triển.
Đầu tư hạ tầng, phát triển mạnh chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trung tâm logistics quan trọng |
Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng
Các dự án hạ tầng quan trọng như kế hoạch hoàn thành 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, xây dựng tuyến đường sắt chở hàng nối Lào Cai với các cảng Hà Nội và Hải Phòng, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, nhà ga số 3 (Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) và xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành, sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy hoạt động kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh các kế hoạch này, những cải cách đang diễn ra của Chính phủ nhằm hợp lý hóa thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng việc ban hành và thực thi các quy định, hỗ trợ các ngành công nghiệp bền vững sẽ rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả doanh nghiệp nội lẫn doanh nghiệp ngoại trong quá trình kinh doanh.
Hệ thống logistics của Việt Nam hiện nay có đặc trưng là được tham gia bởi nhiều thành phần khác nhau của nền kinh tế, hoạt động độc lập, dẫn đến việc tối ưu hóa bị hạn chế và lập kế hoạch khai thác tuyến vận chuyển không hiệu quả. Sự phân mảnh này dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Để tận dụng tối đa sự phát triển hạ tầng cốt lõi này, các nhà khai thác dịch vụ hậu cần nên áp dụng những giải pháp vận tải đa phương thức, tích hợp liền mạch mạng lưới đường bộ, đường biển và đường sắt để tối ưu hóa hiệu quả. Tăng cường tích hợp chuỗi cung ứng bằng cách thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan sẽ giúp giảm chi phí và cải thiện hiệu suất hoạt động.
Chi phí hậu cần của Việt Nam vẫn cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực do chuỗi cung ứng bị phân tán, sự quan liêu và phụ thuộc vào các quy trình lạc hậu. Chậm trễ trong việc xử lý hồ sơ và tắc nghẽn hành chính, càng làm tăng thêm chi phí hoạt động cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra ở Việt Nam, mang đến cơ hội hợp lý hóa các quy trình này. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số đã cách mạng hóa các hoạt động logistics. Những công nghệ này có thể tăng cường theo dõi thời gian thực, tối ưu hóa quản lý chuỗi cung ứng và cải thiện tính minh bạch trong giao dịch.
Tiểu ban Vận tải và Hậu cần (TLSC) của Eurocham đã đi đầu trong việc vận động tinh giản và hiệu quả các thủ tục hải quan. Một thành tựu đáng chú ý là TLSC đã đóng góp vào quá trình thúc đẩy ban hành mẫu EUR.1, mẫu giấy chứng nhận xuất xứ của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vào đầu năm 2024.
Thông qua Chỉ số Niềm tin kinh doanh của EuroCham tại Việt Nam, các thành viên của EuroCham đã nêu lên mối quan ngại về sự chậm trễ do thiếu hụt hàng hóa gây ra. TLSC đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để đẩy nhanh việc ban hành các biểu mẫu bổ sung, tháo gỡ ách tắc. Hơn nữa, TLSC cũng đang hợp tác với các nhà hoạch định chính sách để khuyến khích ban hành Chứng nhận xuất xứ điện tử cho hàng xuất khẩu của EU. Đây sẽ là một trong những giải pháp tiềm năng, nhằm đơn giản hóa thủ tục hải quan và giảm bớt các quy tắc và quy trình phức tạp, không bám sát thực tế.
Nâng cao tính bền vững
Việt Nam đang nỗ lực tăng trưởng kinh tế, tính bền vững phải tiếp tục là ưu tiên cốt lõi. Các sáng kiến xanh và chuyển đổi kỹ thuật số sẽ đảm bảo rằng tiến trình tăng trưởng kinh tế phải vừa phù hợp với môi trường, vừa sẵn sàng cho tương lai. Một cách tiếp cận toàn diện - kết hợp phát triển hạ tầng, cải cách quy định, thực hành bền vững và tăng cường hội nhập chuỗi cung ứng, sẽ đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế hàng đầu khu vực với sự ổn định và thịnh vượng lâu dài.
Lĩnh vực hậu cần là ngành đóng góp đáng kể vào lượng khí thải carbon, khiến tính bền vững của môi trường ngày càng được quan tâm. Các cam kết của Việt Nam về trung hòa carbon và các quy định toàn cầu như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của EU chú trọng các nhu cầu cấp thiết về các giải pháp phát triển chuỗi cung ứng xanh hơn. Các sáng kiến hậu cần xanh, chẳng hạn như sử dụng xe điện, kho hàng tiết kiệm năng lượng và các tuyến giao hàng được tối ưu hóa, mang lại những giải pháp khả thi.
TLSC đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này, bằng cách tạo điều kiện đối thoại giữa doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách.
Để đảm bảo rằng, khung pháp lý của Việt Nam hỗ trợ các hoạt động logistics bền vững, TLSC giúp mọi doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu trong khi vẫn duy trì được lợi nhuận. Thông qua sự hợp tác liên tục với Chính phủ, TLSC ủng hộ các ưu đãi và chính sách khuyến khích đầu tư vào hạ tầng giao thông và hậu cần thân thiện với môi trường.
Việc mở rộng nhanh chóng của thương mại điện tử và thương mại xuyên biên giới đang làm thay đổi bối cảnh logistics của Việt Nam.
Sự gia tăng mua sắm trực tuyến đã dẫn đến nhu cầu ngày càng tăng về các giải pháp hậu cần tích hợp nhanh hơn, nâng cấp và tăng nguồn cung kho bãi, năng lực giao hàng chặng cuối và hải quan xuyên biên giới hiệu quả.
Nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển của Việt Nam mang đến cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần tận dụng tối ưu hóa tuyến đường do AI điều khiển, theo dõi thời gian thực và kho hàng thông minh. Những công nghệ này cải thiện tốc độ giao hàng, giảm chi phí và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
TLSC tiếp tục hợp tác với các cơ quan chức năng, hỗ trợ xây dựng khung pháp lý đối với thương mại điện tử xuyên biên giới. Bằng cách ủng hộ các thủ tục thông quan hợp lý và chính sách thương mại hài hòa, TLSC giúp các doanh nghiệp tận dụng vai trò ngày càng mở rộng của Việt Nam như một trung tâm thương mại điện tử của khu vực.
Một trong những thách thức cấp bách nhất trong lĩnh vực logistics của Việt Nam là thiếu hụt nhân lực có tay nghề cao.
Khi các hoạt động hậu cần ngày càng được số hóa và phức tạp, nhu cầu về chuyên môn trong quản lý chuỗi cung ứng, phân tích dữ liệu và tự động hóa cũng ngày càng tăng. Điều này mở ra cơ hội thúc đẩy sự hợp tác mạnh mẽ hơn giữa các doanh nghiệp và các tổ chức giáo dục để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng, tài năng và năng lực của chính các doanh nghiệp.
Việc tăng cường tổ chức các hội thảo đào tạo năng lực và quan hệ đối tác công tư sẽ rất quan trọng. Hơn nữa, tham gia tích cực vào các cuộc đối thoại với những cơ quan chính phủ có thể giúp doanh nghiệp theo kịp mọi thay đổi về quy định, hiểu biết về chính sách và đóng góp cho sự phát triển chung của ngành logistics.
TLSC đã thực hiện các bước chủ động trong vấn đề này. Vào tháng 9/2024, TLSC tổ chức một buổi đào tạo và đối thoại quan trọng với Cục Hải quan TP.HCM. Sự kiện quy tụ các lãnh đạo doanh nghiệp và quan chức hải quan để thảo luận về việc thực hiện những quy định và thủ tục sao cho hiệu quả nhất. Các buổi đối thoại này là nền tảng quan trọng để trao đổi kiến thức, đảm bảo rằng cả doanh nghiệp và chính quyền đều được cung cấp thông tin và chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức trong tương lai.
Trong khi những thách thức luôn tồn tại, lĩnh vực logistics của Việt Nam vẫn sẵn sàng cho sự tăng trưởng mang tính chuyển đổi.
Giải quyết các khoảng trống về hạ tầng, phát triển mạnh chuyển đổi số, tích hợp tính bền vững, thích ứng với xu hướng thương mại điện tử và đầu tư vào phát triển lực lượng lao động, các doanh nghiệp có thể mở ra những cơ hội mới và nâng cao vị thế của Việt Nam thành một trung tâm logistics quan trọng ở Đông Nam Á trong tương lai.
Theo Baodautu.vn
Nguồn: https://baodautu.vn/co-hoi-rong-mo-voi-nganh-logistics-d250404.html
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- Lào Cai với các cảng Hà Nội và Hải Phòng /
- dự án hạ tầng quan trọng /
- Hệ thống logistics của Việt Nam /
- Cơ hội với ngành logistics /
- đường cao tốc /
- Đường sắt cao tốc Bắc - Nam /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Lợi nhuận năm 2024 của DLG tăng trưởng ấn tượng
DNTH: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) vừa công bố Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2024 với kết quả kinh doanh rất khởi sắc.

TP. Hồ Chí Minh đẩy mạnh xuất khẩu “Xanh - Sạch - Số” tại HCM City Export 2025
DNTH: Ngày 27/3, Hội chợ Hàng Việt Nam Tiêu biểu xuất khẩu 2025 (HCM City Export 2025) chính thức khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Công thương tổ chức.

Đồng bằng sông Cửu Long và bài toán thu hút vốn xanh cho phát triển bền vững
DNTH: Ngày 27/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), phối hợp với Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright (FSPPM) công bố Báo cáo Kinh tế Thường niên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2024 với chủ đề “Huy động...

Hướng đi nào cho gạo Việt Nam trước sức cạnh tranh từ Ấn Độ?
DNTH: Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn khi Ấn Độ nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo, gia tăng áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để duy trì và nâng cao vị thế, ngành gạo Việt Nam cần tìm ra những chiến lược...

SMEs Nông thôn: Động lực phát triển kinh tế địa phương
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) ở khu vực nông thôn Việt Nam đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và góp phần giảm nghèo. Tuy nhiên, khi đối mặt với các doanh nghiệp lớn, họ phải đối diện với không ít...

Giá gạo xuất khẩu tiếp tục đà tăng
DNTH: Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
-
Nguy hại từ tã, bỉm không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...