Cơ hội vàng từ thị trường Halal giữa áp lực thuế
06:31 | 09/04/2025
DNTH: Trong bối cảnh Mỹ áp thuế nhập khẩu mới lên hàng hóa Việt Nam, các cuộc đàm phán đang chờ kết quả, thị trường xuất khẩu nông sản Việt Nam cần nhận thấy đây chính là động lực để tìm lối đi mới. Trong đó, thị trường Halal là một đích nhắm.
Thị trường Halal, với giá trị toàn cầu ước tính 3.000 tỷ USD, nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng cho các mặt hàng nông sản Việt Nam như gạo, thủy sản, cà phê và hạt điều.
Thị trường Mỹ từ lâu là đích đến quan trọng của nông sản Việt Nam, khi kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang đây đạt 13,8 tỷ USD trong năm 2024, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu 62,3 tỷ USD của ngành.
Tuy nhiên, mức thuế nhập khẩu cao đang làm giảm sức cạnh tranh về giá, đẩy các doanh nghiệp vào thế phải tìm kiếm các thị trường thay thế. Trong đó, thị trường Halal – nơi nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn và hợp tiêu chuẩn Hồi giáo ngày càng tăng – trở thành cơ hội không thể bỏ qua.
Với dân số Hồi giáo toàn cầu vượt 1,8 tỷ người, tập trung chủ yếu ở các nước như Indonesia (229 triệu người tiêu dùng Halal), Pakistan, Ấn Độ và khu vực Trung Đông, đây là mảnh đất màu mỡ mà Việt Nam mới chỉ khai thác ở mức khiêm tốn. Thế mạnh của Việt Nam nằm ở nguồn cung nông sản dồi dào và chất lượng cao.
Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 8,3 triệu tấn gạo, trong đó mới chỉ một phần nhỏ đến các nước Hồi giáo như Indonesia và Malaysia. Thủy sản, với sản lượng 9 triệu tấn, cũng là mặt hàng được ưa chuộng tại thị trường Trung Đông, nơi tiêu thụ cá tra và tôm Việt Nam tăng trưởng đều đặn 15% mỗi năm trong giai đoạn 2020-2024, theo số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Hạt điều, mặt hàng mà Việt Nam dẫn đầu thế giới với 2,8 triệu tấn xuất khẩu, cũng có tiềm năng lớn khi đáp ứng được yêu cầu chế biến đơn giản và sạch của tiêu chuẩn Halal.

Thị trường Halal không chỉ cần sản phẩm chất lượng mà còn đòi hỏi quy trình minh bạch. Nếu đạt chứng nhận Halal, nhiều doanh nghiệp Việt Nam có thể tăng giá trị xuất khẩu lên ít nhất 20%. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thấy tiềm năng này. Quyết định 10/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Đề án phát triển ngành Halal đến năm 2030 là minh chứng cho nỗ lực xây dựng chiến lược dài hạn và thời điểm này là lúc nên phát huy Quyết định 10 hơn bao giờ hết.
Đề án đặt mục tiêu đưa kim ngạch xuất khẩu sang các nước Hồi giáo đạt 20 tỷ USD vào cuối thập kỷ đang có cơ hội thành hiện thực, trong đó nông sản đóng vai trò chủ lực. Gần gũi về địa lý với các thị trường lớn như Indonesia và Malaysia – hai quốc gia chiếm hơn 50% nhu cầu Halal trong ASEAN – giúp Việt Nam tiết kiệm chi phí vận chuyển so với xuất sang Mỹ hay EU.
Tuy nhiên, con đường chinh phục thị trường Halal không hề dễ dàng. Hiện tại, chỉ khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam đạt chứng nhận Halal, theo thống kê từ Bộ Công Thương, trong khi quy trình cấp chứng nhận tại các nước như Malaysia có thể mất từ 6 tháng đến 1 năm và tiêu tốn hàng nghìn USD. Các chuyên gia về xuất khẩu nông sản, cảnh báo, nếu không hiểu rõ tiêu chuẩn Halal và đầu tư vào chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với Thái Lan hay Úc – những nước đã và đang chiếm lĩnh thị trường này. Thực tế, Thái Lan hiện xuất khẩu hơn 1,5 tỷ USD thực phẩm Halal mỗi năm, trong khi Việt Nam chỉ đạt khoảng 300 triệu USD, theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Halal Quốc tế (IHRC).
Dẫu vậy, cơ hội vẫn rộng mở nếu Việt Nam hành động nhanh. Cần hiệp đồng từ cơ quan có thẩm quyền trung ương tới từng doanh nghiệp như khi chúng ta giải quyết vấn đề về sầu riêng với Trung Quốc - Nhanh và hiệu quả.
Các chuyên gia dự báo nhu cầu thực phẩm Halal toàn cầu sẽ tăng trưởng 7% mỗi năm đến 2030, vượt xa tốc độ tăng trưởng của nhiều thị trường truyền thống. Với sự hỗ trợ từ chính sách, kinh nghiệm xuất khẩu sẵn có và nguồn cung phong phú, nông sản Việt Nam hoàn toàn có thể biến áp lực từ thuế Mỹ thành đòn bẩy để khẳng định vị thế trong thị trường Halal. Hành trình này không chỉ là câu chuyện đa dạng hóa thị trường, mà còn là cơ hội để nâng tầm giá trị thương hiệu “Made in Vietnam” trên bản đồ kinh tế toàn cầu.
Đô thị cuộc sống
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...