Cơ nghiệp đồ sộ của doanh nhân Đức ‘Cá tầm’
09:52 | 17/12/2020
DNTH: DNTH; Ngoài lĩnh vực cá tầm vốn đã rất nổi danh, doanh nhân Lê Anh Đức cùng gia đình nhà vợ còn có tham vọng rất lớn trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng.
Vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã có kết luận số 1919/TB-TTCP về việc chuyển đổi nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác; kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại 35 dự án ở tỉnh Khánh Hòa.
Một trong những cái tên tiêu biểu là dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng Trần Thái (thành phố Cam Ranh) do CTCP Trần Thái Cam Ranh làm chủ đầu tư. Theo tìm hiểu, dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2009, với thời hạn hoàn thành là năm 2014, nhưng tới năm 2012, theo đề xuất của chủ đầu tư, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa lại điều chỉnh lùi thời hạn hoàn thành tới năm 2016. Đến năm 2014, cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa lại tiếp tục điều chỉnh lùi thời hạn hoàn thành dự án.
Không những thế, sau 3 năm kể từ khi dự án này được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu, UBND tỉnh Khánh Hòa mới phê duyệt quy hoạch 1/500 và trong vòng 4 năm sau, UBND tỉnh này đã có 5 lần điều chỉnh quy hoạch 1/500. Sau 10 năm kể từ khi được cấp giấy chứng nhận lần đầu, đến thời điểm thanh tra, dự án vẫn chưa hoàn thành, khối lượng thi công nhỏ.
Phối cảnh dự án Dự án The Arena Cam Ranh (Nguồn: Vịnh Nha Trang)
Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc nhiều lần lùi thời hạn hoàn thành, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư, điều chỉnh quy hoạch 1/500 như trên thể hiện sự yếu kém trong công tác chuẩn bị, thẩm định, phê duyệt quy hoạch; sự tùy tiện, thiếu kiên quyết trong quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Theo tìm hiểu, doanh nghiệp thực hiện dự án, CTCP Trần Thái Cam Ranh, trước đây thuộc sở hữu của Trần Thái Group. Đến tháng 10/2016, các cổ đông liên quan đến Trần Thái Group đã đồng loạt thoái hết vốn.
Từ thời điểm đó đến nay, cơ cấu cổ đông Trần Thái Cam Ranh vẫn là một bí ẩn với công chúng. Dù vậy, người ta vẫn dễ dàng nhận ra hình bóng của một tập đoàn đa ngành, đa lĩnh vực lớn thông qua các vị trí cấp cao của Trần Thái Cam Ranh. Cụ thể, vị trí Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty lần lượt thuộc về cặp vợ chồng Lê
Anh Đức (SN 1978) – Hà Thị Phương Thảo (SN 1982) – những cái tên quen thuộc gắn với thương hiệu “Cá tầm Việt Nam”.
Tiềm lực tài chính của nhóm “Cá tầm Việt Nam”
Xưa nay, mỗi khi nhắc đến CTCP Cá tầm Việt Nam (Tập đoàn Cá tầm), người ta thường nghĩ ngay đến cái tên Đức “Cá Tầm” (ông Lê Anh Đức). Ảnh hưởng này phần nào được thể hiện khi ông sở hữu hơn 52% vốn công ty. Mặt khác, vị doanh nhân sinh năm 1978 nắm vị trí Chủ tịch HĐQT doanh nghiệp.
Thực tế, ít ai biết người đặt nền móng đầu tiên cho CTCP Cá tầm Việt Nam là ông Hà Văn Hải – cha vợ ông Đức. Theo tìm hiểu, ông Hà Văn Hải (SN 1961 – quê Bắc Giang) từng được cử sang học tập ở Liên Xô (cũ), sau đó ông công tác tại Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ Kế hoạch - Đầu tư).
Từ những năm 1991, ông đã nghĩ đến việc phát triển kinh tế tư nhân. Nhưng phải đến năm 2000, ông Hải mới vào TP.HCM nghiên cứu thị trường, lập CTCP Bất động sản Hà Quang – một doanh nghiệp được biết đến là chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản lớn.
Trong một chuyến trở lại Nga, ông Hải đã ấp ủ giấc mơ đưa Cá Tầm về Việt Nam. Và đến năm 2007, doanh nhân Hà Văn Hải đã thành lập Công ty TNHH Cá Tầm Việt Nam – Đà Lạt (một thành viên của Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam hiện nay). Tại CTCP Cá tầm Việt Nam, ông Hải (40%) cùng 2 cổ đông liên quan là Hà Vân Hiền (10%), Hà Thị Phương Thảo (20%) trong giai đoạn năm 2019 từng sở hữu tới 70% vốn doanh nghiệp. Như đã biết, các cổ đông này sau đó đã thoái hết vốn vào tháng 2/2019, đồng thời ông Đức “Cá Tầm” tăng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên 52,09%.
Ông Lê Anh Đức - Chủ tịch HĐQT CTCP Cá Tầm Việt Nam (Nguồn: CTCP Cá Tầm Việt Nam)
Sau nhiều năm phát triển, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam đã có 6 công ty thành viên từ Bắc vào Nam, vốn đầu tư hơn hàng trăm tỷ đồng. Tại Bình Thuận, Bình Định, Đak Lak và Sơn La các công ty chuyên sản xuất cá Tầm thương phẩm và trứng cá đen. Với việc mở rộng hệ thống nuôi cá Tầm, trong thập kỷ tới, Tập đoàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu về Trứng cá đen (Caviar) trên thị trường.
Sự thành công trong lĩnh vực cá Tầm là bàn đạp để ông Đức và “nhà vợ” lấn sân mạnh mẽ sang lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng, với nhiều dự án tập trung tại Khánh Hòa, Nha Trang.
Một trong những hạt nhân tiêu biểu là CTCP Đầu tư Xây dựng Vịnh Nha Trang. Theo tìm hiểu, công ty thành lập vào năm 2014, trong đó chủ yếu phần vốn góp đến từ nhà vợ ông Đức. Tính đến ngày 21/5/2019, vốn điều lệ công ty là 1.070 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông gồm: CTCP Bất động sản Hà Quang (11,21%), Hà Vân Hiền (27,96%), Phạm Quang Tùng (9,42%) và Hà Thị Phương Thảo (43,27%).
Được biết, Xây dựng Vịnh Nha Trang là chủ đầu tư dự án Chung cư Lê Hồng Phong quy mô 1.842 căn hộ và 38 căn shophouse; dự án Panorama Nha Trang cao 39 tầng với 1.000 căn hộ.
Tại Hà Nội, Vịnh Nha Trang thông qua Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Nhà LNP vào tháng 10/2018 được giao lập đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị Dầu khí Đức Giang, tỷ lệ 1/500, tại xã Đức Giang và thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức. Tuy nhiên, công ty đã rút khỏi dự án và "nhượng" lại cho nhóm nhà đầu tư có liên hệ tới Tập đoàn Vimedimex.
Ngoài ra, với việc nắm 100% vốn Công ty TNHH CLB Du thuyền và nghỉ dưỡng Cam Ranh (tháng 4/2016), vợ chồng doanh nhân Đức “Cá Tầm” cũng sở hữu dự án Cam Ranh City Gate quy mô 40 ha đất và 7 ha mặt nước tại Cam Ranh. Tại kết luận số 1919/TB-TTCP, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra một số vi phạm của dự án này. Cụ thể, UBND tỉnh Khánh Hòa đã lựa chọn chủ đầu tư (2 lần) không thông qua thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; dự án chậm tiến độ 8 năm kể từ khi cấp giấy chứng nhận đầu tư lần đầu và 13 năm kể từ khi đồng ý cho liên doanh đầu tư; Mặt khác, chủ đầu tư cũng chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định.
Bên cạnh đó, Tập đoàn Cá Tầm Việt Nam cũng nắm 95% vốn CTCP Du lịch Cá Tầm (tính đến tháng 12/2015) - chủ đầu tư dự án Cam Ranh Bay Cottages diện tích 15,1 ha tại Cam Ranh.
Đã nhắc đến lĩnh vực bất động sản, sẽ là thiếu sót lớn nếu không đề cập tới CTCP Bất động sản Hà Quang – doanh nghiệp mang đậm dấu ấn của bố vợ ông Lê Anh Đức (do ông nắm 70% vốn). Theo tìm hiểu, BĐS Hà Quang là chủ đầu tư dự án KĐT mới Lê Hồng Phong I (38,21 ha) và KĐT mới Lê Hồng Phong II (67 ha) tại phường Phước Hải, thành phố Nha Trang.
Bên cạnh bất động sản, vợ chồng doanh nhân Đức “cá Tầm” có tham vọng nhất định với lĩnh vực năng lượng tái tạo. Được biết, bản thân Xây dựng Vịnh Nha Trang là chủ đầu tư dự án điện mặt trời Phước Hữu quy mô 1.200 tỷ đồng tại huyện Ninh Phước, Ninh Thuận. Cũng trong lĩnh vực này, 2 vợ chồng ông Đức bà hà Thị Phương Thảo đã góp vốn và/hoặc đứng tên tại hàng loạt doanh nghiệp như: CTCP Green
Energy Phước Hữu, CTCP Đầu tư Xây dựng Nhà máy điện Sky Energy, CTCP Đầu tư Năng lượng tái tạo Solar-Field, CTCP Đầu tư phát triển năng lượng SkyPower, CTCP Năng lượng vàng, CTCP Xây dựng Nhà máy điện Solar-Eco.
Đỗ Trần
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- CTCP Xây d /
- CTCP Năng lượng vàng /
- CTCP Đầu tư phát triển năng lượng SkyPower /
- CTCP Đầu tư Năng lượng tái tạo Solar-Field /
- CTCP Đầu tư Xây dựng Nhà máy điện Sky Energy /
- Energy Phước Hữu /
- doanh nhân Lê Anh Đức /
- nổi danh /
- Đức ‘Cá tầm’ /
- bất động sản nghỉ dưỡng /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo
DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"
"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế
DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm
DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp
DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật
Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.
Đô thị cuộc sống
-
Trong tháng 4 mưa đá có thể xuất hiện nhiều
-
2 kỳ nghỉ lễ trong tháng 4/2025 của công chức, viên chức và người lao động
-
Mùa hè năm 2025 sẽ nắng nóng ít gay gắt hơn
-
Gần 60% tổng số xã của Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
-
Hành trình khám phá ẩm thực độc đáo ở trái tim Thụy Sỹ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...