Có tình trạng doanh nghiệp ngoại vốn mỏng ''tay không bắt giặc''
07:04 | 02/03/2019
DNTH: Theo Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, qua kiểm soát 140 doanh nghiệp có vốn vay gấp trên 4 lần vốn chủ sở hữu, thì 100% số doanh nghiệp này đều là FDI (vốn đầu tư nước ngoài)...
Chia sẻ tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt ra vấn đề về tình trạng doanh nghiệp FDI vốn mỏng “tay không bắt giặc”.
Theo bà Hồng, qua kiểm soát 140 doanh nghiệp có vốn vay gấp trên 4 lần vốn chủ sở hữu thì 100% số doanh nghiệp này đều là FDI, cá biệt có doanh nghiệp có tỷ lệ gấp hàng trăm lần như Samsung Display, Capitalland Tower,...
Trong khi đó, xem xét các hạng mục khác của cán cân thanh toán, bà Nguyễn Thị Hồng cho biết cổ tức chi cho các FDI ở Việt Nam rất lớn, khoảng 10 tỷ USD. Ngân hàng Nhà nước làm việc với Tổng cục thống kê để làm rõ hơn các số liệu liên quan.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, hiện đang có 21.400 doanh nghiệp FDI hoạt động trên cả nước (chiếm khoảng 3% tổng số doanh nghiệp). Tổng hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài từ năm 2011- 2017 cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh duy trì mức tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận. Riêng năm 2017, doanh thu tăng 28% so với năm 2016, cao hơn tốc độ tăng tài sản (22%) và tốc độ tăng vốn chủ sở hữu (14%) cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI rất thuận lợi.
Theo Bộ Tài chính, trong thời gian qua, doanh nghiệp FDI đã có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2017 chiếm tới 72,6%).
Bên cạnh đó, doanh nghiệp FDI đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Năm 2012, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp vào ngân sách Nhà nước (chưa kể thu từ dầu thô) hơn 83 nghìn tỷ đồng, năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ đồng, năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng, năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng thu của ngân sách Nhà nước và đến năm 2017 chiếm 14,5% tổng thu của ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên, tốc độ tăng về số nộp ngân sách Nhà nước (7%) của khu vực doanh nghiệp FDI năm 2017 so với năm 2016 thấp hơn tốc độ tăng về lợi nhuận trước thuế (19,2%) và lợi nhuận sau thuế (22,6%) cho thấy đóng góp vào ngân sách Nhà nước của doanh nghiệp FDI tăng trưởng chậm hơn so với tăng trưởng của năng lực hoạt động, lý giải một phần là do doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư lớn vào các ngành, lĩnh vực ưu đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Cùng với đó, số liệu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp FDI từ năm 2012 đến năm 2017 cho thấy số lượng doanh nghiệp này báo lỗ hàng năm là từ 44% đến 52% (đặc biệt năm 2017 lên cao nhất là 52% trên số lượng DN có báo cáo). Đồng thời, tốc độ tăng của quy mô đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cao hơn tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp báo lỗ và doanh nghiệp lỗ lũy kế cho thấy tình trạng chuyển giá của khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng gia tăng, phức tạp.
Bộ Tài chính lý giải nguyên nhân là doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư lớn về các ngành, lĩnh vực ưu đãi và đặc biệt ưu đãi đầu tư.
Hiện nay, ưu đãi tài chính của Việt Nam tập trung vào 3 lĩnh vực: Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi tài chính đất đai. Bên cạnh các tác dụng theo bản chất chính sách thuế, Bộ Tài chính cũng cho rằng vẫn còn tồn tại, hạn chế. Đó là mức ưu đãi cao, diện ưu đãi rộng đã làm suy giảm nguồn thu ngân sách ví dụ các ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế 4 năm và giảm 50% số phải nộp trong 9 năm tiếp theo và một số trường hợp được áp dụng mức thuế 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án (trong khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phổ thông là 20%).
Mặc dù áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế nhưng khu vực FDI đang được hưởng ưu đãi nhiều hơn các thành phần doanh nghiệp khác: Tỷ trọng thuế thu nhập doanh nghiệp FDI được miễn, giảm trên tổng số thuế được miễn giảm là 76%. Tỷ lệ về thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm của doanh nghiệp FDI trên tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính theo thuế suất phổ thông là 48%, trong khi tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 4,8%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 14%.
Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam không ổn định nên doanh nghiệp không dự tính được hiệu quả kinh doanh trong dài hạn, làm khó thu hút FDI; một số ngành thực hiện ưu đãi thuế chưa đạt được mục tiêu phát triển nội địa hoá và công nghệ cao...
Tại cuộc làm việc, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đặt vấn đề: “Tại sao 52% doanh nghiệp FDI báo lỗ mà vẫn mở rộng hoạt động và tốc độ mở rộng cao hơn. Cái này rất quan trọng, chúng tôi sẽ báo cáo cả Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hiện vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp FDI là 1,5 triệu tỷ đồng và tổng tài sản 5 triệu tỷ đồng là con số rất lớn thì người ta bỏ vốn thực không, tổng tài sản thực không? Samsung họ nói đã đầu tư 15 tỷ USD thì ta tính thế nào cho đúng 15 tỷ USD, trong khi đó họ cứ khấu hao tài sản thôi”.
Ông Dũng cũng chỉ ra hiện nay ở miền Trung có khu kinh tế được đầu tư hạ tầng đồng bộ sân bay, cảng biển, đường cao tốc giúp vùng này không còn khó khăn nữa nhưng doanh nghiệp đầu tư vào vẫn được hưởng khung chính sách cũ, ưu đãi hơn cả đầu tư ở Hà Nội. Do đó, Bộ trưởng Tài chính đặt vấn đề khó có thể thu hút được doanh nghiệp FDI đầu tư vào các vùng khó khăn khác như Tây Nguyên, phía bắc,...
“Ngoài ra, chính sách ưu đãi thuế hiện nay quá phức tạp, vừa ưu đãi ngành nghề, vừa ưu đãi theo lĩnh vực hoạt động, dự án đầu tư, khu công nghiệp, sản phẩm, quy mô dự án, số lượng lao động nữ... cũng phải đánh giá lại nghiêm túc hơn”, vẫn theo ông Đinh Tiến Dũng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhất trí và đánh giá cao bản Báo cáo đánh giá thực trạng hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và chính sách ưu đãi đầu tư hiện nay của Bộ Tài chính. “Bản báo cáo không chỉ là các số liệu, tình hình mà còn có các luận điểm, quan điểm khá nhiều. Đề nghị Tổ biên tập của Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì Đề án Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài đến năm 2030 cố gắng chắt lọc, tiếp thu tối đa báo cáo này”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu thời gian tới, Bộ Tài chính cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Báo cáo gửi cho Ban soạn thảo Đề án tổng hợp. Đối với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sớm cung cấp cho ban soạn thảo tài liệu liên quan đến biên soạn sách trắng. Đối với ban soạn thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và tổ biên tập cần lưu ý trong quá trình xây dựng Đề án các vấn đề như: đánh giá về thuế, ưu đãi khác phải bám theo diễn biến khác nhau qua các thời kì.
Theo Phó Thủ tướng, cần có các nghiên cứu cụ thể để ban hành chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo địa bàn chuyển sang ngành, lĩnh vực. “Ngành, lĩnh vực nào cần thu hút đầu tư nhiều thì phải có chính sách ưu đãi nhiều”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Mặt khác, cần nghiên cứu chuyển đổi chính sách ưu đãi thuế, đầu tư từ thiên về sử dụng quy mô vốn và lao động, dự án sang tiếp cận theo chiều dọc, nâng cao giá trị gia tăng, sử dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường, có tính lan tỏa, kết nối được với các DN trong nước.
Đặc biệt chú trọng các tiêu chí, chính sách phù hợp với khuyến khích, ưu đãi đầu tư trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền là chính sách về chuyển giao công nghệ. Chú trọng các vấn đề về ưu đãi trực tiếp, gián tiếp, các cơ chế ưu đãi linh hoạt, khác biệt, kể cả các biện pháp phi tài chính như: thời gian, thời hạn dự án, lĩnh vực đầu tư... “Để thu hút các dự án lớn quan trọng từ các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở chính, xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng nêu rõ.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một vấn đề quan trọng khác là chú trọng các hoạt động liên quan đến chính sách sử dụng đất, đánh giá hiệu quả sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất như hiệu suất tạo ra trên 1 ha đất sử dụng. Các hệ thống chính sách cho các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Vai trò của khu kinh tế, khu chế xuất cần có các chính sách linh hoạt hơn trong quy định “lấp đầy” khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế...
Ngoài ra, nên có các cơ chế khuyến khích, kiểm soát các doanh nghiệp FDI nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn đầu tư và “khuyến khích tăng vốn chủ sở hữu, khắc phục tình trạng vốn mỏng”, cơ chế kiểm soát tài sản hình thành sau đầu tư.
Cuối cùng, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá phân tích so sánh chi phí và lợi ích để đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ đúng tiêu chí, điều kiện được hưởng ưu đãi, nghiên cứu cải tiến hệ thống tín dụng của quốc gia Việt Nam theo kịp khu vực và thế giới để làm cơ sở đánh giá, áp dụng ưu đãi.
Theo TTPL
Cùng chuyên mục
- Tags:
- vốn đầu tư nước ngoài /
- tay không bắt giặc /
- doanh nghiệp ngoại /
- FDI /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Hơn 218.500 doanh nghiệp thành lập mới, quay lại hoạt động trong 11 tháng
DNTH: Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê, Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 11 tháng năm 2024 đạt hơn 218.000 doanh nghiệp, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi số doanh nghiệp rút lui khỏi...
Ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý và vận hành khu công nghiệp
DNTH: Nhiều năm kinh nghiệm đầu tư, quản lý vận hành khu công nghiệp, ROX Group (tiền thân là Tập đoàn TNG Holdings Vietnam) đã tiên phong phát triển các giải pháp “xanh”, hướng đến phát triển bền vững.
The Sonata: Sống tận hưởng tại “tọa độ quốc tế” bên sông Hàn
DNTH: Là khu thấp tầng hiếm hoi kề sông Hàn, The Sonata thuộc quần thể Sun Symphony Residence với những tiện ích sống chuẩn “hội nhập” hứa hẹn quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa, tạo nên giá trị thương mại sôi động, nhịp sống phồn...
Đồng Nai: Vi phạm môi trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị xử phạt 790 triệu đồng
DNTH: UBND tỉnh Đồng Nai đã quyết định xử phạt hành chính 790 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam do vi phạm trong lĩnh vực môi trường.
BCG Energy - 'quân bài' chiến lược trong phát triển bền vững của Bamboo Capital
Trước thách thức của biến đổi khí hậu, Bamboo Capital tiên phong đầu tư vào năng lượng tái tạo thông qua BCG Energy, với mục tiêu dẫn đầu xu hướng năng lượng sạch và góp phần vào tương lai bền vững của Việt Nam.
Chỉ số PMI chững lại do ảnh hưởng của hoạt động xuất khẩu
DNTH: Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024, tuy nhiên các điều kiện kinh doanh tổng thể cải thiện ở mức độ thấp hơn so với tháng trước đó. Sản lượng và số đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại và...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...