Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam

15:33 | 19/03/2021

DNTH: Cộng đồng Pháp ngữ đang trở thành một không gian chính trị - kinh tế - văn hóa đa dạng, nơi Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tăng cường vị thế và hội nhập quốc tế.

Gia nhập Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) từ năm 1970, đặc biệt trong thời kỳ bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã tranh thủ được nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ quý báu của cộng đồng Pháp ngữ về nguồn vốn, chất xám, kỹ thuật... Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để Việt Nam triển khai chính sách đối ngoại, là kênh để tranh thủ tăng cường quan hệ song phương với một số thành viên phát triển như Pháp, Canada, Thụy Sỹ… hay với các nước bạn bè châu Phi truyền thống.

Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam
Hội nghị Pháp ngữ 1997 là Hội nghị thượng đỉnh quốc tế đa phương đầu tiên tổ chức tại Việt Nam

Vai trò tích cực

Tại OIF, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến thúc đẩy hợp tác và tăng cường đối thoại giữa các nước thành viên trong cộng đồng. Việc lãnh đạo cấp cao Việt Nam tham dự các Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ đã thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với Cộng đồng Pháp ngữ.

Dấu ấn đậm nét nhất phải kể đến có lẽ là sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ bảy được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11/1997. Với việc tổ chức thành công hội nghị này, Việt Nam đã có đóng góp quan trọng vào việc thể chế hóa hoạt động chính trị, đề cao hợp tác kinh tế bên cạnh các lĩnh vực chính trị, văn hóa - ngôn ngữ.

Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đón và hội đàm với Tổng Thư ký Tổ chức quốc tế Pháp ngữ Louise Mushikiwabo, tháng 12/2019

Hiện nay, Việt Nam được coi là thuộc nhóm đang phát triển nòng cốt, có tiếng nói đối với việc hoạch định và triển khai chiến lược hợp tác của Cộng đồng Pháp ngữ.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhiều lần được cộng đồng tín nhiệm bầu vào các cương vị quan trọng. Gần đây nhất, tháng 9/2020, Đại sứ Trần Thị Hoàng Mai đã được Tổng Thư ký OIF bổ nhiệm làm Trưởng Đại diện Văn phòng Pháp ngữ tại khu vực Tây Phi, là người châu Á đầu tiên đứng đầu một văn phòng khu vực của OIF.

Đáp lại sự tín nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ, Việt Nam luôn thể hiện sự tích cực khi tham dự hầu hết các khóa Đại hội đồng của Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và tham gia sôi nổi các hoạt động trong khuôn khổ Đại hội đồng. Được sự tín nhiệm của các Phân ban thành viên APF, Việt Nam đã được bầu làm Phó Chủ tịch APF ba nhiệm kỳ (2007-2009, 2009-2011, 2013-2015) và đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Vùng châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2015-2017.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 12/2019, Tổng Thư ký Pháp ngữ Louise Mushikiwabo khẳng định tầm quan trọng và vai trò tích cực của Việt Nam với Cộng đồng Pháp ngữ. Bà Louise Mushikiwabo đánh giá cao vai trò Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ hòa bình tại châu Phi cũng như các hoạt động giảng dạy tiếng Pháp tại nhà trường, qua đó góp phần gắn kết các thành viên tổ chức Pháp ngữ.

Hiện Việt Nam đang khẩn trương chuẩn bị tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 18 tại Tunis (Tunisia) từ ngày 19-20/11/2021 với chủ đề “Kết nối trong đa dạng: kỹ thuật số, yếu tố phát triển và đoàn kết trong không gian Pháp ngữ”.

Mối liên kết xuyên biên giới

Ngày 20/3/1970, tại Cộng hòa Niger 77 thành viên Cộng đồng Pháp ngữ đã ký hiệp định Niamey (La Francophonie). Kể từ đó, ngày 20/3 hàng năm được lấy làm Ngày Quốc tế Pháp ngữ để kỷ niệm ngôn ngữ và văn hóa của Cộng đồng Pháp ngữ.

Tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trên thế giới. Hiện nay, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ ngày càng phát triển thành một không gian đa dạng, đó là cơ sở để Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để tăng trưởng và hội nhập.

Ước tính có 300 triệu người nói tiếng Pháp trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, có khoảng 600.000 người nói tiếng Pháp. Trong bối cảnh các thách thức toàn cầu gia tăng hiện nay, các thể chế đa phương, trong đó có Cộng đồng Pháp ngữ ngày càng có vai trò quan trọng.

Ông Chékou Oussouman, Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của OIF cho rằng, từ mối liên kết của ngôn ngữ trong phát triển hợp tác chính trị, giáo dục, kinh tế và văn hóa giữa các quốc gia thành viên, tổ chức này hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của người dân, thúc đẩy sự phát triển của tiếng Pháp, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, bảo vệ nhân quyền và hướng tới hòa bình.

Đồng quan điểm này, Giáo sư Jean-Marc Lavest, Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) bày tỏ: “Chúng ta cần phải trân trọng Pháp ngữ như là cánh cửa mở ra nhiều nền văn hóa, là cộng đồng của sự gắn kết và chia sẻ”.

Với 88 thành viên, chiếm gần 20% trao đổi thương mại thế giới, Cộng đồng Pháp ngữ có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác giữa các nước thành viên. Nhận thức được tầm quan trọng của OIF, Việt Nam coi Pháp ngữ là một diễn đàn quan trọng để triển khai đường lối đối ngoại theo chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế và chủ động tích cực hội nhập toàn cầu.

Các dự án chính của OIF tại Việt Nam là: Đào tạo tăng cường nghiệp vụ cho giáo viên giảng dạy tiếng Pháp (CREFAP); Tăng cường tiếng Pháp ở khu vực Đông Nam Á (VALOFRASE); Thành lập Nhà Tri thức Pháp ngữ tại Huế; Đào tạo tiếng Pháp cho cán bộ ngoại giao và công chức Việt Nam từ 5/2013; Thành lập Trung tâm nghiên cứu và hợp tác Pháp ngữ tại châu Á - Thái Bình Dương (CECOFAP).

Tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Trên tinh thần đó, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và OIF nói chung, với các nước thành viên Pháp ngữ nói riêng trong những năm qua được tăng cường, thúc đẩy trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục đào tạo...

Cộng đồng Pháp ngữ - Cánh cửa tăng cường vị thế của Việt Nam
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc tại phiên thảo luận mở trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Tổ chức quốc tế Pháp ngữ ngày 8/9/2020

Tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 8/9/2020, HĐBA đã lần đầu tiên tổ chức thảo luận mở về hợp tác giữa LHQ và OIF, qua đó đề cao vai trò của OIF trong thúc đẩy phòng ngừa xung đột, xây dựng hòa bình, tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thanh niên trong duy trì hòa bình an ninh và đào tạo tiếng Pháp tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình.

Tại cuộc họp, Việt Nam cũng đã đưa ra một số sáng kiến như xây dựng mạng lưới Pháp chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các dự án của LHQ tại châu Phi, tăng cường hợp tác ba bên LHQ - OIF và Liên minh châu Phi (AU) trong giải quyết xung đột.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Quốc vương Campuchia

DNTH: Chiều 28/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

XEM THÊM TIN