Công ty Cổ phần Simco Sông Đà bị tố “quỵt” gần 2 tỷ đồng của nhân viên?
09:15 | 14/12/2018
DNTH: Ông Thắng yêu cầu Công ty Cổ phần Simco Sông Đà thanh toán số tiền hơn 1,9 tỷ đồng mà công ty không thực hiện.
Ký hợp đồng nhưng Công ty Cổ phần Simco Sông Đà không thực hiện
Toà soạn Phapluatplus.vn (Báo Pháp luât Việt Nam) nhận được đơn và hồ sơ của Luật sư Hoàng Văn Tùng, Trưởng văn phòng Luật sư Trung Hòa, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, đại diện theo ủy quyền cho ông Phạm Đăng Thắng, nguyên là Giám đốc Ban Xuất khẩu lao động 2, thuộc Công ty Cổ phần Simco Sông Đà (Công ty Simco Sông Đà).
Trong các văn bản gửi tới Toà soạn Phapluatplus.vn ông Tùng người nhận uỷ quyền có phản ánh và kiến nghị xung quanh việc Công ty cổ phần Simco Sông Đà không trả tiền cho Ban Xuất khẩu lao động 2 theo quy chế khoán, đối với 79 lao động đã xuất cảnh đi Nhật Bản. Liên quan vụ việc lùm xùm này, ông Thắng còn tố Công ty Simco Sông Đà vu cho ông nhiều việc không có thật…
Sự việc bắt đầu từ tháng 10/2017, khi Công ty Simco Sông Đà ra quyết định chấm dứt hoạt động. Ban XKLĐ 2, do ông Phạm Đăng Thắng làm Giám đốc. Tại thời điểm đó, đang có 89 lao động, do Ban XKLĐ 2 tuyển, đã trúng tuyển đang chờ thủ tục xuất cảnh đi Nhật Bản.
Để bảo đảm quyền lợi cho các lao động, Ban XKLĐ 2 đã bàn giao toàn bộ danh sách lao động, tài liệu, hồ sơ mà Ban đang quản lý cho Công ty Simco Sông Đà thực tế có 79/89 lao động xuất cảnh sang Nhật Bản.
Nhiều lần ông Thắng liên hệ, yêu cầu Công ty Simco Sông Đà thanh toán cho Ban XKLĐ 2 các khoản phí theo cơ chế khoán đối với 79 lao động gồm: Phí dịch vụ, phí đào tạo, tiền lũy kế còn lại của Ban XKLĐ 2 tính đến ngày 20/10/2017, tiền quản lý lao động làm việc tại Nhật Bản tính đến ngày 20/10/2017. Thế nhưng, Công ty Simco Sông Đà dứt khoát không thanh toán.
Theo người đại diện theo ủy quyền của ông Thắng, các khoản phí được tính toán cụ thể như sau: 1. Phí đào tạo 3,5 triệu đồng/lao động x 79 lao động = 276.500.000 đồng; 2. Phí dịch vụ 16 triệu đồng/lao động x 79 lao động đã xuất cảnh = 1.264.000.000 đồng; tiền lũy kế còn lại của Ban XKLĐ 2 là 361.650.926 đồng. Tổng 3 khoản này bằng 1.902.150.926 đồng.
Riêng tiền phí quản lý lao động trong thời gian làm việc tại Nhật Bản tính đến ngày 20/10/2017, theo thỏa thuận với đối tác là 4.250 yên/người/tháng, do chưa có số liệu chính xác nên yêu cầu Công ty Simco Sông Đà rà soát, tính toán sau.
Ngày 7/12, Phóng viên Phapluatplus.vn (Báo Pháp luật Việt Nam) có buổi làm việc với lãnh đạo, cán bộ Công ty Cổ phần Simco Sông Đà. Tại buổi làm việc ông Nguyễn Thiện Mỹ, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Simco Sông Đà xác nhận phía Công ty Cổ phần Simco Sông Đà có nhận được đơn của ông Thắng và đang trong quá trình giải quyết.
Bên cạnh đó ông Mỹ cho biết, việc ông Phạm Đăng Thắng yêu cầu thanh toán số tiền hơn 1,9 tỷ đồng là không có cơ sở và không có chứng từ nên công ty không thực hiện thanh toán.
Theo ông Tùng (đại diện uỷ quyền của ông Thắng) thì việc trả lời như vậy của đại diện công ty là không tôn trọng pháp luật, không tôn trọng chính những nội dung mà đại diện Công ty Cổ phần Simco Sông Đà đã ký kết trong hợp đồng với ông Phạm Đăng Thắng.
Phát hiện lãnh đạo “chân trong, chân ngoài” nên giải thể cả ban
Tại buổi làm làm việc với Công ty Cổ phần Sông Đà, phóng viên thấy các thành viên của Công ty tố ông Thắng chân trong, chân ngoài; vi phạm hoạt động công ty nhưng phía công ty không có bất kỳ một kỷ luật gì đối với ông Thắng? Phóng viên đề nghị cung cấp bằng chứng, văn bản nhưng phía công ty không cung cấp được?
Qua tìm hiểu được biết, sau lãnh đạo Công ty Cổ phần Sông Đà ra quyết định giải tán Ban XKLĐ 2 đến nay, Ban XKLĐ 2 đã thực hiện bàn giao đầy đủ toàn bộ danh sách LĐXK và hồ sơ quản lý cho Công ty. Tổng số lao động Ban XKLĐ 2 bàn giao lại cho Công ty là 89 người, hiện đã có 79 người đã xuất cảnh sang Nhật.
Về quy chế thể hiện, ngày 29/12/2015, ông Nguyễn Sỹ Hiển, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Simco Sông Đà ký ban hành Quyết định số 197/SIMCO-HĐQT, phê duyệt Quy chế khoán chi phí hoạt động XKLĐ cho các phòng, ban trực thuộc Công ty (Quy chế).
Quy chế này dựa trên nguyên tắc khoán: “Phân bổ phù hợp chi phí cho các thành phần công việc trong quy trình XKLĐ” (Điều 2). Tại Điều 4 Quy chế phân bổ các công việc khi giao khoán chi phí gồm: Khai thác hợp đồng cung ứng lao động với đối tác nước ngoài… Phối hợp với các phòng, ban, bộ phận liên quan làm hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng với Cục Quản lý lao động ngoài nước; Tuyển lao động…
Phối hợp với trường đào tạo của Công ty tổ chức đào tạo ngoại ngữ, đào tạo nghề (nếu có) và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục liên quan và tổ chức cho lao động xuất cảnh; Phối hợp với Ban Kinh tế - Hợp tác quốc tế và các phòng, ban liên quan tổ chức quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài…
Thủ trưởng phòng, ban, bộ phận XKLĐ có trách nhiệm quy định tại Mục 5.3.2, Điều 5 Quy chế, cụ thể: “…Chịu trách nhiệm tuyển chọn, đào tạo, quản lý lao động…”.
Như vậy, đã thể hiện các phòng, ban, bộ phận làm nhiệm vụ XKLĐ, trong đó có Ban XKLĐ 2, là đơn vị hoạt động độc lập, tự chủ, chỉ tuân thủ sự điều hành của Ban lãnh đạo Công ty.
Về mức giao khoán chi phí, Điều 6 Quy chế quy định: “… Các phòng, ban, bộ phận được phép sử dụng một phần tiền phí dịch vụ đã thu của người lao động, để trang trải các khoản chi phí, phần doanh thu phí dịch vụ còn lại để lại Công ty đối với các đơn hàng do các phòng, ban, bộ phận trực tiếp khai thác…”.
Điều này càng khẳng định, các phòng, ban, bộ phận, trong đó có Ban XKLĐ 2, hoạt động theo cơ chế tự chủ về kinh tế, tự hạch toán, thu chi trên cơ sở được trích một phần phí dịch vụ thu của người lao động và các khoản thu hợp pháp khác.
Cơ sở quyết toán được quy định tại Mục 7.3, Điều 7 Quy chế. Theo đó, khi các lao động đã xuất cảnh, Ban XKLĐ 2 sẽ được hưởng các khoản: Phí đào tạo và một phần tiền thu phí dịch vụ của người lao động.
Tại Văn bản số 376/SIMCO-HĐQT ngày 27/6/2016, HĐQT ra quy định điều chỉnh phí dịch vụ trích nộp Công ty đối với thị trường Nhật Bản là 9 triệu đồng/lao động.
Như vậy, Ban XKLĐ được hưởng khoản phí dịch vụ 16 triệu đồng/lao động, sau khi trích nộp Công ty 9 triệu đồng.
Căn cứ Văn bản số 229/SIMCO-HĐQT ngày 31/5/2016 của Tổng Giám đốc Công ty, quy định về quản lý thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, tại Mục III, mức phí quản lý tổ chức tiếp nhận chi trả cho doanh nghiệp tối thiểu 5.000 yên/người/tháng, trong đó 15% phí quản lý cho hoạt động của Công ty, 85% còn lại phân bổ cho phòng, ban, bộ phận trực tiếp quản lý lao động sử dụng… trong đó Ban XKLĐ 2 không phải ngoại lệ.
Do vậy Luật sư Hoàng Văn Tùng (nhận uỷ quyền của ông Thắng) việc ông Thắng đòi khoản tiền trên là có cơ sở theo nội dung nêu trên.
Theo Phapluatplus

Quảng Ninh: Người dân “kêu cứu” vì chưa được chính quyền giải quyết thoả đáng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được đơn thư của bà Nguyễn Thị Nhóc có địa chỉ thường trú tại Khu 2, TT Cô Tô, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh với nội dung: “Khiếu nại về Kết luận số 85/TB-UBND của UBND...

Thông báo mất giấy tờ
DNTH: Bà Nguyễn Thị Nụ, sinh năm 1968, địa chỉ ở Khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội đưa thông báo về việc mất giấy tờ gốc liên quan đến quyền sử dụng đất.

Huyện Thanh Trì: Hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp chính quyền vẫn không hay biết?
DNTH: Xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì (Hà Nội) nhiều công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp vẫn cứ vô tư đua nhau mọc lên “như nấm”. Đáng chú ý, các công trình nhà ở được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp đang...

Thông tin phản hồi của Tòa án Nhân dân Thành Phố Hải Phòng
DNTH: Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn nhận được công văn số: 827/TA-VP của Tòa án Nhân dân TP. Hải Phòng ngày 10/09/2024 về việc đăng tải thông tin nội dung bài viết trên trang điện tử của Tạp chí “Hải Phòng: “Một vụ...

Những 'ngọn lửa ấm', xua tan tổn thất sau bão
DNTH: Sự đóng góp từ sức trẻ đã giúp những tuyến đường, khu phố của Hải Phòng gọn gàng, sạch sẽ sau bão. Hơn tất cả, sự cộng hưởng nhiệt huyết, tình yêu thương, sẻ chia từ các đoàn viên trong và ngoài thành phố là "ngọn lửa...

Hải Dương: Tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông trong quá trình xây dựng Khu Công nghiệp Kim Thành
DNTH: Tại công trường thi công Dự án Khu Công nghiệp Kim Thành giai đoạn 1 tại xã Tuấn Việt, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông khi các xe vận tải chở vật liệu xây dựng san lấp thi nhau dàn hàng...
Đô thị cuộc sống
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
-
Dỡ tòa nhà Hàm cá mập với chi phí 0 đồng
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Vì sao các doanh nhân thành công đều nghe, đọc sách điện tử
-
Hội thảo "Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung Bộ"
Sống khỏe
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
-
"3 nhớ 2 không" phục hồi sức khoẻ, nạp năng lượng sau kỳ nghỉ Tết
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...