Công ty dịch vụ hàng không Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn giảm hơn 60% lãi trong năm 2020

11:29 | 25/01/2021

DNTH: Với sự chi phối tại Sasco, mặc dù gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, nhưng dịch vụ sân bay thực tế mới là nguồn thu chính của Tập đoàn, hàng năm đóng góp phân nửa lợi nhuận với hàng trăm tỷ đồng.

CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, SAS) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu 229 tỷ đồng, giảm 71% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, hầu hết các hoạt động đều ghi nhận giảm mạnh doanh thu, từ cửa hàng miễn thuế, bán hàng tại TTTM cũng như hoạt động phòng chờ. Tương ứng, lợi nhuận gộp giảm phân nửa xuống còn 150 tỷ đồng.

Công ty dịch vụ hàng không Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn giảm hơn 60% lãi trong năm 2020

Về hoạt động tài chính, doanh thu tăng mạnh từ 21 tỷ (quý 4/2019) lên 72,5 tỷ đồng, chủ yếu do cổ tức, lợi nhuận được chia tăng.

Khấu trừ chi phí, Công ty lãi trước thuế hơn 54 tỷ, giảm 24%. Ngược lại, LNST tăng lên hơn 55 tỷ đồng. Theo Sasco, do năm 2020 Công ty có phát sinh lỗ tính thuế, theo đó đã điều chỉnh chi tiêu chi phí thuế TNDH hiện hành làm cho lợi nhuận sau thuế tại văn phòng Tp.HCM tăng 13%, đạt 63,6 tỷ, cùng kỳ đạt hơn 56 tỷ đồng.

Được biết, hoạt động chủ yếu trong mảng kinh doanh hàng miễn thuế, bán lẻ và dịch vụ tại sân bay mục tiêu là Tân Sơn Nhất, Sasco bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch bùng phát. Luỹ kế cả năm, Công ty ghi nhận doanh thu 919 tỷ đồng, LNST 149,5 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 68% và 60% so với năm 2019.

So với kế hoạch 1.203 tỷ đồng doanh thu và 22,56 tỷ LNTT, Sasco dù chưa đạt chỉ tiêu doanh thu song đã vượt chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Công ty dịch vụ hàng không Sasco của ông Johnathan Hạnh Nguyễn giảm hơn 60% lãi trong năm 2020 - Ảnh 1.

Được biết, 3 cổ đông chiến lược hiện nay của Sasco là các công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPPG), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh (DAFC), công ty TNHH Thời trang và Mỹ phẩm Âu Châu (ACFC), tổng tỷ lệ sở hữu của ông Jonathan Hạnh Nguyễn trên 45%. Ông Hạnh Nguyễn hiện đang giữ chức Chủ tịch của Sasco và vợ ông, bà Lê Hồng Thủy Tiên là Thành viên HĐQT.

Với sự chi phối tại Sasco, mặc dù gia đình ông Johnathan Hạnh Nguyễn được biết đến nhiều trong lĩnh vực kinh doanh hàng hiệu, nhưng dịch vụ sân bay thực tế mới là nguồn thu chính của Tập đoàn, hàng năm đóng góp phân nửa lợi nhuận với hàng trăm tỷ đồng.

Trong động thái mới nhất, IPPG của ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã bắt tay với Lotte DutyFree Việt Nam, triển khai mở thêm nhiều cửa hàng miễn thuế tại sân bay và dưới phố (downtown Duty Free) tại các thành phố lớn.

Theo người trong cuộc, quy luật chung của việc kinh doanh TTTM cao cấp là phải luôn luôn thay đổi, luôn luôn có các chiến lược quy hoạch và đầu tư đẳng cấp với mục tiêu phù hợp, để đem lại sự mới mẻ đa dạng hàng hóa thương hiệu cho khách hàng. Đây cũng là chiến lược trước tiềm năng phát triển lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam. Dự kiến các liên doanh của IPPG sẽ đem đến hơn 20 triệu du khách mỗi năm sau khi bệnh dịch Covid-19 được khống chế.

Tri Túc

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN