Covid 19 trở lại - Việt Nam vào trận chiến mới

11:05 | 22/05/2021

DNTH: Liên tục những thông tin xấu từ Ấn Độ, Mỹ, Brazil, với số ca nhiễm và số người tử vong tăng cao, hệ thống y tế quá tải, các bệnh viện chật cứng bệnh nhân. Việt Nam phải quay trở lại cuộc chiến, khi bệnh nhân tại Hà Nam và chuyên gia Trung Quốc dương tính với Covid-19 vào ngày 29/4/2021.

Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19
Thủ tướng Chính phủ - Phạm Minh Chính, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch Covid-19

Những bữa ăn chớp nhoáng, buông bát đũa, chùm vội đồ bảo hộ rồi tiếp tục lao vào cuộc chiến; những giấc ngủ “vùi” vài phút vội vã ở góc sân bệnh viện, rồi chợt bừng tỉnh bởi tiếng chuông báo thức của chiếc điện thoại trong túi quần; những giọt nước mắt lăn dài trên má vì tiếng khóc của con trẻ trong nỗi nhớ nhung, khi nhìn thấy mẹ qua màn hình điện thoại, bởi đã nhiều ngày nay, mẹ chúng chưa được sum vầy cùng gia đình; những dáng vẻ mệt mỏi ngồi bệt xuống nền phòng nghỉ, dựa lưng vào tường và thiếp đi trong giấc ngủ.

Đó là hiện trạng chung của y bác sĩ tại các bệnh viện chuyên điều trị Covid-19, ở nhiều quốc gia. Cuộc chiến cam go mà Việt Nam và các nước trên thế giới đang phải gồng mình chống chọi là vô cùng đáng sợ. Hàng triệu người đã ra đi mãi mãi, vô số những con người với đủ các lứa tuổi, nằm, ngồi la liệt trong bệnh viện, đang khó nhọc rít từng hơi thở; ngọn lửa hỏa thiêu bên bờ sông Hằng của Ấn Độ vẫn cháy, nối tiếp nhau ngày này qua ngày khác; dãy dài các container đông lạnh có sức chứa trên 750 người, đã hơn một năm xếp hàng ở cổng bệnh viện, trong thành phố New York, dùng để bảo quản các thi thể tử vong vì dịch bệnh Covid-19, nhưng chưa kịp an táng, vẫn nằm nguyên làm nhiệm vụ, từ ngày đầu xuất hiện dịch bệnh trên đất Mỹ; hàng trăm xác người chết được giới chức Ấn Độ phát hiện, trôi trên dòng sông Hằng.

Những hình ảnh trên mang lại cho chúng ta một cảm nhận về thảm họa vô cùng tồi tệ đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới. Chưa bao giờ xã hội loài người cảm nhận chung một nỗi đau dài đến như vậy; chưa bao giờ cả thế giới phải lo sợ và chấp nhận tiêm vacxin vào cơ thể, để phòng, chống một loại virus chết người như vậy; chưa bệnh dịch nào từ xưa tới nay, có mức lan tỏa rộng đến như vậy. Virus nCoV xuất hiện đầu tiên ở Vũ Hán – Trung Quốc, tuy nhiên vacxin đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng dịch bệnh vẫn liên tục bùng phát trở lại. Nó cho thấy mức độ tàn phá vô cùng nguy hiểm, mà con virus này đang hoành hành với xã hội loài người.

Tháng 5 của “năm Covid thứ hai”, nỗi lo tiếp tục quay trở lại Việt Nam, với sự bùng phát dịch bệnh ở 26 tỉnh thành trong cả nước. Lần đầu tiên số ca nhiễm ở nước ta lên tới 3 con số, hơn 100 ngàn người đã phải cách ly, đã tiếp tục có người tử vong vì Covid-19. Ngày 29/4/2021, ca nhiễm đầu tiên xuất hiện tại xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam bệnh nhân 28 tuổi, di chuyển từ Nhật Bản về Việt Nam ngày 7/4, đã hoàn thành 14 ngày cách ly tập trung tại Đà Nẵng, với ba lần xét nghiệm RT-PCR âm tính. Tuy nhiên hết cách ly trở về gia đình, 3 ngày sau bệnh nhân có triệu chứng ho, sốt và dương tính với nCoV, đánh dấu sự trở lại của dịch bệnh trên đất nước ta.

Ngày 29/4, khi đoàn chuyên gia Trung Quốc từ Việt Nam trở về nước và dương tính với nCoV, kèm theo sự di chuyển tăng cao của người dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, đã trở thành “vết dầu loang” để liên tiếp những ngày sau đó, số ca dương tính với nCoV tăng lên chóng mặt, diện hoạt động của dịch bệnh đã lan nhanh ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước; vị trí xuất hiện các ca nhiễm cũng không trừ nơi nào, từ bệnh viện đến trường học, từ khu công nghiệp đến nhà hàng, từ khách sạn đến chung cư…

Nguy cơ lây nhiễm cao hơn rất nhiều so với các đợt dịch trước, bởi một số nguyên nhân như các nước láng giềng bùng phát dịch bệnh, người dân vượt biên để về nước tránh dịch; suy thoái kinh tế, mất việc làm, người lao động của các nước lân cận vượt biên giới vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm việc; vì lợi ích, nhiều đối tượng đã móc nối với các chủ khách sạn, đưa người nhập cảnh trái phép và cư trú bất hợp pháp trên nhiều địa bàn trong cả nước, gây khó khăn cho quá trình chống dịch của chúng ta; biến thể của virus làm tốc độ lây nhiễm tăng nhanh, thời gian ủ bệnh dài ngắn khó lường, mức độ nguy hiểm cao hơn rất nhiều những đợt dịch trước. Đó là những nguyên nhân làm số ca nhiễm Covid-19, tăng đột biến.

Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Móng Cái, Quảng Ninh
Phó Thủ tướng Chính phủ - Vũ Đức Đam, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Móng Cái, Quảng Ninh.

Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ trong cả nước, sự phối hợp của lực lượng vũ trang và sự đồng lòng của nhân dân, đến ngày 15/5, dịch bệnh đã tạm nằm trong tầm kiểm soát, không còn phát hiện những ổ dịch mới ngoài cộng đồng, số ca nhiễm bệnh vẫn tăng nhưng hoàn toàn trong các khu cách ly, mọi hoạt đồng kinh tế vẫn diễn ra bình thường. Điều đặc biệt của đợt dịch này là người dân rất bình tĩnh, tinh thần phối hợp của nhân dân với các cơ quan chức năng rất cao, không có hiện tượng tích trữ lương thực, nhu yếu phẩm, như những ngày đầu xuất hiện dịch bệnh.

Đó là nhờ sự sáng suốt của Đảng, sự nhạy bén của Chính phủ với những quyết sách phù hợp trong tình hình mới. Bởi ngay từ khi dịch bệnh quay trở lại, Chính phủ xác định sẽ phải tiếp tục chống dịch Covid-19 trong thời gian dài, cần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới”, thông điệp 5k: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” tiếp tục được triển khai; chấp nhận sống chung với dịch bệnh chứ không được “ngăn sông cấm chợ”, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế.

Còn nhớ, trước kỳ Đại hội đảng lần thứ XIII, ổ dịch tại Công ty điện tử Poyun ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương bùng phát vào đầu tháng 2/2021; toàn TP Chí Linh đã phải giãn cách xã hội, theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng; tất cả học sinh trên đia bàn tỉnh Hải Dương nghỉ tết trước 1 tuần so với quy định; dừng các hoạt động tập trung đông người, rà soát các nhà máy trên địa bàn, nhà máy nào không chấp hành nghiêm các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng, sẽ dừng hoạt động… hàng loạt các biện pháp phòng chống dịch bệnh được kích hoạt trở lại. Đến ngày 20/2/2021, dịch bệnh đã cơ bản được khống chế, mang lại niềm vui và cuộc sống bình yên cho nhân dân cả nước.

Trước thềm ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra vào ngày 23/5/2021, những nỗ lực của toàn đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị trong phòng chống dịch bệnh Covid-19, thể hiện lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, dấn thân trước mọi nguy nan của dân tộc ta, tiếp tục được phát huy; là nền tảng, minh chứng cho những thành quả của dân tộc, xuất phát từ sự mưu trí, lòng dũng cảm, cũng như quyết tâm bảo vệ và xây dựng một Việt Nam hùng cường của Đảng, Chính phủ và nhân dân ta.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN