CPI tháng 10 tăng 0,33% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao sau mưa bão

10:38 | 06/11/2024

DNTH: Giá lương thực, thực phẩm tiếp tục tăng do ảnh hưởng bởi mưa bão, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước.

Theo báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê công bố, trong mức tăng 0,33% của CPI tháng 10/2024 so với tháng trước, có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 1 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Trong đó, nhóm giao thông tăng mạnh nhất với 0,66% (tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm), chủ yếu do giá dầu diezen tăng 2,27%; giá xăng trong nước tăng 0,98% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng; giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 32,75% do nhu cầu của người tiêu dùng tăng.

Tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,55% (tác động làm CPI chung tăng 0,18 điểm phần trăm), trong đó, lương thực tăng 0,77%; thực phẩm tăng 0,66% (tác động tăng 0,14 điểm phần trăm) chủ yếu là do thiếu hụt nguồn cung sau mưa bão.

Chú thích ảnh
Giá lương thực, thực phẩm tăng sau mưa bão làm CPI tháng 10/2024 tăng 0,33% so với tháng trước.

Nhóm giáo dục tăng 0,48%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 0,53% do một số trường mầm non tư thục, cao đẳng, nghề, trung cấp, đại học, sau đại học tăng học phí.

googletag.cmd.push(function() { googletag.display('div-gpt-ad-1728378970213-0'); });

Riêng nhóm bưu chính, viễn thông giảm 0,05%, trong đó, phụ kiện máy điện thoại thông minh và máy tính bảng giảm 0,46%; giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,28%; giá máy điện thoại di động thông thường giảm 0,17%. Ngược lại, giá sửa chữa điện thoại tăng 0,4% do chi phí nhân công tăng.

CPI tháng 10/2024 tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, CPI tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản  tháng 10/2024 tăng 0,23% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 10 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,78%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thúc đẩy tiêu dùng nội địa tạo động lực tăng trưởng kinh tế

DNTH: Hiện nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng ở mức thấp so với trước dịch COVID-19.

Nhiều loại rau, hoa Đà Lạt giảm giá sâu

DNTH: Sau thời gian tăng cao, nhiều loại rau, hoa đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) hiện đang giảm giá sâu. Thậm chí có loại giảm 50- 80% so với khoảng một tuần trước do thị trường tiêu thụ chậm.

Giá vàng lên mức kỷ lục mới sau khi Fed giữ nguyên lãi suất

DNTH: Giá vàng đã tăng vọt lên mức kỷ lục trong phiên giao dịch 19/3, sau những phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell và quyết định giữ nguyên lãi suất như dự kiến của cơ quan này.

Giá lợn hơi tăng cao kỷ lục, nông dân e ngại tái đàn vì giá con giống đắt đỏ

DNTH: Theo các chủ trang trại chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam, việc giá lợn hơi tăng cao đã dẫn đến sự tăng giá của lợn giống, hiện đang dao động từ 2 - 2,5 triệu đồng/con, gấp 2-3 lần so với cùng kỳ năm 2024. Sự tăng giá này khiến...

Việt Nam sớm vào nhóm tăng trưởng thương mại nhanh nhất thế giới

DNTH: Theo nhật báo tài chính The Business Times, DHL - công ty chuyên vận chuyển hàng hóa và cung cấp các giải pháp logistics quốc tế của Đức - dự báo rằng Việt Nam có thể lọt vào nhóm 30 nền kinh tế có mức tăng trưởng nhanh nhất thế...

Người tiêu dùng ưu tiên chọn các thực phẩm khác vì giá thịt lợn tăng cao

DNTH: Giá thịt lợn tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn duy trì ở mức cao, khiến người tiêu dùng bắt đầu chuyển sang lựa chọn các thực phẩm thay thế có giá rẻ hơn để tiết kiệm chi phí.

XEM THÊM TIN