'Cuộc chiến' giành thị phần thời trang trong nước

10:32 | 23/07/2023

DNTH: Được đánh giá là “miếng bánh màu mỡ”, thị trường Việt Nam đã thu hút hàng loạt thương hiệu thời trang nước ngoài liên tục đổ bộ. Điều này đã và đang tạo sự cạnh tranh gay gắt về thị phần cho các doanh nghiệp nội.

Thương hiệu ngoại ồ ạt “đổ bộ”

Những năm qua, số lượng thương hiệu thời trang nước ngoài “đổ bộ” vào thị trường Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo thống kê, hiện có khoảng hơn 200 thương hiệu thời trang nước ngoài từ trung bình đến cao cấp như Chanel, Giovanni, Mango, Zara, H&M, Uniqlo, Warehouse, Topshop, CK, Nike, Levi’s... đã đổ bộ vào thị trường Việt Nam và liên tục mở rộng hệ thống bán lẻ.

Trong những tháng đầu năm 2023, Uniqlo đã liên tiếp tiếp khai trương cửa hàng mới tại nhiều nơi. Như vậy, chỉ sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, thương hiệu đến từ Nhật Bản này đã cán mốc 19 cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam. 

Còn thương hiệu H&M ra mắt cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2017 đến nay đã có mặt tại 5 tỉnh, thành phố khắp cả nước với 12 cửa hàng. Mới đây, thương hiệu này chính thức ra mắt cửa hàng trực tuyến hm.com tại thị trường Việt Nam với sản phẩm đa dạng mặt hàng dành cho mọi đối tượng khách hàng.

Cuối năm 2022, thương hiệu quần áo MLB (Hàn Quốc) dành cho giới trẻ đã liên tiếp mở 3 cửa hàng lớn tại TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tính đến thời điểm hiện tại, thương hiệu này đã có 18 cửa hàng trên khắp toàn quốc. Các tập đoàn toàn cầu đã có lợi thế về thương hiệu nổi tiếng. Vì vậy khi đặt chân vào thị trường Việt Nam là nhanh chóng tiếp cận được thế hệ trẻ - là nhóm khách hàng quan tâm nhiều đến thời trang, kiểu dáng thay đổi liên tục, thiết kế nhanh.

Thậm chí, Tập đoàn bán lẻ AEON (Nhật Bản), được xem là “ngoại đạo” của ngành may mặc, nhưng vừa qua cũng cho ra mắt My Closet – thương hiệu thời trang nhanh (fast- fashion) giá rẻ. Điều này cho thấy “sức hút” của thị trường Việt Nam. 

Theo Statista, thị trường may mặc tại Việt Nam được dự báo đạt 7,33 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025 và còn nhiều dư địa để khai thác.

Thị trường đầy tiềm năng

Trước bối cảnh xuất khẩu gặp khó, việc khai thác thị trường nội địa với sức mua 100 triệu dân chính là bệ đỡ giúp doanh nghiệp dệt may duy trì sản xuất, kinh doanh. Để tránh phụ thuộc vào đơn hàng xuất khẩu, nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng hơn đến việc chiếm thị phần trong nước. Tuy nhiên, ngay trên “sân nhà”, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang bị cạnh tranh khốc liệt với các nhãn hàng thời trang ngoại.

Thời gian qua, một số doanh nghiệp sản xuất thời trang hàng đầu trong nước, như May 10, Ðức Giang, Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng… cũng tập trung nghiên cứu, đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chủng loại, quảng bá nhãn hàng nhằm chinh phục thị trường. Nổi bật như Tổng công ty Cổ phần May 10, để khai thác thị trường nội địa, doanh nghiệp tập trung chính vào dòng thời trang công sở; khai thác dòng thời trang cao cấp dành cho nữ giới và thời trang nam cho giới trẻ; đồng thời mở thêm chuỗi cửa hàng bán lẻ cả online và offline.

Theo ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần May 10, đơn vị tự hào có 100% sản phẩm tự thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; có đội ngũ nghiên cứu thị trường liên tục cập nhật các xu hướng thời trang, công nghệ mới trong ngành thời trang. Riêng lĩnh vực thời trang bán lẻ trên thị trường nội địa, May 10 hiện có hơn 20 nhãn hiệu các loại như: May10 Expert, May10 Classic, Eternity GrusZ, Cleopatra… với 60 cửa hàng, trung tâm thời trang và hơn 200 đại lý trên toàn quốc.

Bên cạnh những mặt hàng chất lượng, đa dạng về mẫu mã, chủng loại cũng như về giá cả sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích, đơn vị còn được nhiều doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn là nhà cung cấp đồng phục văn phòng như Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng An Bình (ABBank), Kho bạc Nhà nước,... 

Không chỉ May 10 hay Ðức Giang, các doanh nghiệp ngành dệt may khác như Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng,... cũng không ngừng đầu tư cải tiến mẫu mã, mở rộng chuỗi cửa hàng phân phối sản phẩm nhằm gia tăng thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng.

Ông Cao Hữu Hiếu, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) nhìn nhận, hiện các doanh nghiệp đang ở thời điểm thuận lợi để tập trung vào thị trường trong nước, bởi nếu 10 năm trước, người tiêu dùng Việt Nam chuộng sử dụng hàng may sẵn xuất xứ từ nước ngoài do giá rẻ, thì hiện nay không ít người tiêu dùng theo xu hướng chuyển sang lựa chọn hàng may mặc của Việt Nam để tìm đến với các sản phẩm chất lượng hơn.

Nắm bắt cơ hội này, các thương hiệu thời trang của các công ty lớn trong nước đã có những chiến lược kinh doanh cụ thể để khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng. Để chinh phục người tiêu dùng nội địa, thời gian sắp tới, Vinatex định hướng mở rộng thêm cửa hàng, trung tâm bán lẻ thời trang Vinatex ở một số tỉnh, thành phố khác trong cả nước, dần khẳng định là một trong những địa chỉ tin cậy hàng đầu để người tiêu dùng Việt tìm đến với các sản phẩm sản xuất trong nước.

Ông Vũ Ðức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) nhận định, thị trường trong nước với quy mô gần 5 tỷ USD đang được doanh nghiệp nội hướng đến bằng cách thay đổi và ứng dụng nhiều phương thức để thiết kế mẫu sản phẩm, quảng bá nhãn hàng nhằm chinh phục thị trường. Hiệp hội sẽ tiếp tục sát cánh cùng doanh nghiệp, phối hợp các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về quản trị, chuyển đổi xanh, công nghệ mới, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại... nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và phát triển thị trường.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Thống nhất trình Quốc hội xem xét kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp

DNTH: Thường vụ Quốc hội thống nhất cao với đề nghị việc trình Quốc hội xem xét, quyết định về Nghị quyết kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc dự Liên hoan giao lưu hữu nghị nhân dân hai nước

DNTH: Sáng 15/4, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, hai bên đã tổ chức các hoạt động Gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt Nam - Trung Quốc, Lễ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

DNTH: Chiều 14/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, ngay sau Lễ đón chính thức, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiến hành hội đàm với đồng chí Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng...

Thời tiết nông vụ ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn nắng nóng

DNTH: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông. Riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nói trên 35 độ C.

GENTECH - Dẫn lối đam mê công nghệ

DNTH: Trong khuôn khổ chương trình phát triển nhân tài công nghệ - Samsung Innovation Campus (SIC) 2024 - 2025, Samsung Việt Nam đã tổ chức ngày hội công nghệ SIC Tech Day 2025 với chủ đề “GENTECH – Dẫn lối đam mê công nghệ” tại Trường Đại...

VNEI Innovation Summit 2025: Thúc đẩy đổi mới sáng tạo từ giáo dục đại học

DNTH: Ngày 12/4/2025, Hội nghị Mạng lưới Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Đại học, Cao đẳng Việt Nam - VNEI Innovation Summit 2025 đã chính thức diễn ra tại Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH).

XEM THÊM TIN