CUỐI NĂM GHÉ THĂM CHỢ BÌNH THỚI MỚI

15:25 | 08/02/2018

DNTH: DN&TH; Không đông đảo, sầm uất như những ngôi chợ đã tồn tại từ lâu đời và nổi tiếng như chợ Bến Thành, An Đông hay Chợ Lớn…, chợ Bình Thới tuy nhỏ bé nhưng mang một nét văn hóa mới rất riêng, rất đáng quan tâm, khích lệ…

Chúng tôi đến chợ Bình Thới mới vào một ngày gần tết Nguyên Đán. Cảm thấy như không khí của những ngày cuối năm háo hức, nhộn nhịp lan tỏa trên khuôn mặt mỗi người đang hối hả ra vào mua mua, bán bán ngay từ cổng chợ. Chợ Bình Thới mới đây rồi, ngôi chợ mới khang trang được xây dựng trên khu đất có diện tích khoảng 4.660 m2, tọa lạc tại số 152 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận 11, TP.HCM. Chợ được xây dựng theo mô hình chợ truyền thống, không lầu, với 3 cổng vào chợ theo 3 hướng: cổng số 1 tại số 152 đường Lạc Long Quân, cổng số 2 hướng đường Xóm Đất, cổng số 3 thuộc hẻm 385 Minh Phụng. Các quầy sạp ở đây được thiết kế giống nhau, theo tiêu chuẩn quy định hiện hành: khoảng 550 sạp, mỗi sạp có diện tích trung bình 3m2.

Ông Trương Quốc Cương - Phó Chủ tịch UBND quận 11, hồ hởi thổ lộ: Giờ đây, chợ đã có lối đi thông thoáng, phân theo từng ngành hàng khô, hàng ướt riêng biệt; được trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống điện chiếu sáng, cấp thoát nước đúng quy chuẩn và loa phóng thanh đầy đủ; có nơi giữ xe cho tiểu thương và khách hàng, có nơi tập kết rác, nhà vệ sinh công cộng, đảm bảo thuận tiện cho tiểu thương sắp xếp, trưng bày và hoạt động kinh doanh.

Chị N.V.K - một tiểu thương buôn bán rau gắn bó với chợ Bình Thới hơn 10 năm, cho biết:  Gia đình chị ở mãi tận Long An- Bình Chánh. Cha mẹ chị buôn bán tại ngôi chợ này liên tục đã 20 năm. Giờ đây, cả chị và hai đứa em cùng buôn bán ở chợ này, mỗi người một sạp. “Trong chợ có rất nhiều gia đình là bà con với nhau, từ khắp mọi nơi rủ nhau, đổ về buôn bán. Đất lành chim đậu mà”, chị cười.

Trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Bích Thuận - Trưởng Ban quản lý chợ Bình Thới, kể lại: Chợ Bình Thới xưa được hình thành từ một ngôi chợ tự phát vào khoảng năm 1968, trên tuyến đường Xóm Đất, thuộc địa bàn phường 10, quận 11, TP.HCM. Thời gian đầu, chỉ có một số hộ tiểu thương chiếm dụng một đoạn đường ngắn để kinh doanh mua bán. Càng về sau, các hộ tiểu thương kéo đến mua bán ngày càng đông, chiếm dụng toàn bộ tuyến đường Xóm Đất và các hẻm nhánh xung quanh đường Xóm Đất. Vì vậy, đường vào chợ ngày càng chật hẹp, gây cản trở lưu thông, không đảm bảo an toàn PCCC, vệ sinh môi trường và các tiêu chí về xây dựng chợ văn minh thương mại... Nhận thấy, việc xây dựng chợ Bình Thới mới, giải tỏa chợ Bình Thới cũ là một chủ trương cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số các tiểu thương đang kinh doanh và người dân của các phường 1, 2, 3, 8, 9, 10… đang sinh sống xung quanh khu vực chợ nên chính quyền, UBND quận 11 quyết tâm thực hiện.

Giờ đây, các quầy sạp tại chợ Bình Thới mới được bố trí theo quy chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực  phẩm, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, an toàn phòng cháy chữa cháy… Ban quản lý chợ cũng tích cực nâng cao năng lực quản lý, tổ chức các hoạt động theo hướng văn minh thương mại, phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các tiểu thương; đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân sinh sống xung quanh có lối đi thông thoáng sạch đẹp, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và trật tự an toàn giao thông.

“Mỗi tháng, chợ tổ chức dọn dẹp vệ sinh 3 lần. Ngoài ra, Ban quản lý còn tổ chức cho các tiểu thương tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền vể văn hóa ứng xử. Vẫn có những khó khăn trước mắt như việc chiếm dụng con hẻm 385 của một số hộ gia đình, tự do buôn bán làm choán lối đi… Vẫn còn thiếu hụt nhân sự do ít người, nhưng Ban quản lý chợ luôn nỗ lực hết mức, đồng thời cố gắng tìm tòi, học hỏi từ các mô hình quản lý ở các chợ điển hình khác trau dồi thêm kinh nghiệm…”, chị Thuận vui vẻ kể.

Muốn biết văn hóa của một cộng đồng nào đấy, bạn chỉ cần bước chân đến chợ là rõ…, vậy sao bạn không thử một lần đặt chân đến chợ Bình Thới vào dịp cuối năm này.

Nguyễn Tùng

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tỉnh Gia Lai mới sau sáp nhập, kiện toàn bộ máy lãnh đạo

DNTH: Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Gia Lai diễn ra Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện,...

Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025

DNTH: Văn phòng Chính phủ vừa có Thông cáo báo chí chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ngày 29/6/2025 (2).

Bắc Bộ đón mưa dông diện rộng cuối tháng 6

DNTH: Dự báo từ đêm 28/6 - 2/7, miền Bắc xuất hiện một đợt mưa dông diện rộng, khu vực miền núi và trung du có nơi mưa trên 500 mm, nguy cơ cao xảy ra ngập úng, lũ quét.

Lời cảm ơn của Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn

DNTH: Với sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người lao động Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu Nông thôn xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tất cả quý vị, những độc...

Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

DNTH: Ngày 21/6/2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

DNTH: Sáng 21/6, tại Hà Nội, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu Nông thôn đã long trọng tổ chức buổi Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) – mốc son quan trọng của nền báo chí dân tộc

XEM THÊM TIN