Đa dạng hóa cách thức tiếp cận pháp luật trong nông nghiệp
07:04 | 11/01/2024
DNTH: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, công tác tiếp cận pháp luật cần đơn giản nhưng vẫn phải đảm bảo khi tìm kiếm thông tin về nông nghiệp sẽ ra đúng, trúng thứ cần tìm.
Từ thực tiễn, cần nghiên cứu, tính toán làm sao khi người dân gõ tìm kiếm một vấn đề gì liên quan đến nông nghiệp sẽ hiện ra đúng, trúng thứ cần tìm, chứ không phải ra một văn bản quy phạm pháp luật dài hàng chục trang.
Đây là những gì được Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Hoàng Hiệp nêu ra tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ pháp chế năm 2024 của Bộ NN&PTNT chiều 10/1.
Báo cáo tại sự kiện, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ NN&PNT) Ngô Thị Tuyết cho biết, năm 2023, công tác pháp chế của Bộ NN&PTNT được triển khai thực hiện trong bối cảnh có nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen. Trong bối cảnh đó, ngành nông nghiệp bước vào năm thứ 3 thực hiện chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hệ thống quản lý nhà nước của Bộ NN&PTNT tiếp tục được kiện toàn theo Nghị định số 105/2022/NĐ-CP của Chính phủ; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, khó lường tác động trực tiếp đến phát triển thị trường nông sản, tổ chức sản xuất nông nghiệp.
Về kết quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, năm 2023, đã ban hành 30 văn bản (gồm: 4 Nghị định; 26 Thông tư). Đến 1/1/2024, Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Bộ chủ trì soạn thảo đã ban hành là 433 văn bản, và còn 13 dự thảo văn bản đã trình Chính phủ chưa ban hành (gồm 12 Nghị định và 1 Quyết định).
Năm 2023, Vụ Pháp chế đã triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định 6 nhiệm vụ chính và tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả 3 nội dung.
“Cụ thể, thực hiện chuẩn hóa, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh. Theo đó, số lượng đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp gồm 267 điều kiện, giảm 5 điều kiện so với kỳ công bố trước đó vào năm 2019”, bà Tuyết nói.
Đồng thời, đơn giản hóa, điện tử hóa thủ tục hành chính, nâng cấp, hoàn thiện và triển khai hiệu quả 29 thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia (đạt tỉ lệ 100%).
Về dữ liệu số, Bộ triển khai Dự án đầu tư “Xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu nền tảng ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”. Về kinh tế số, xã hội số, Bộ NN&PTNT đã triển khai 2 mô hình trang trại thông minh đối với mặt hàng rau quả tại tỉnh Lâm Đồng và mặt hàng thịt lợn tại tỉnh Ninh Bình
Cùng với đó là ra mắt nền tảng Mạng Nhà Nông hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp nông nghiệp, tổ chức nông dân và người nông dân lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, theo dõi thị trường, diễn biến thiên tai, sâu bệnh và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Mạng Nhà Nông dự kiến sẽ phát triển rộng các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Cho ý kiến chỉ đạo tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, năm vừa qua, toàn bộ đội ngũ làm công tác pháp chế đã có nỗ lực rất lớn. Dù bộ máy của Bộ NN&PTNT trong năm vừa qua có nhiều thay đổi nhưng Vụ Pháp chế vẫn nổi bật với những chỉ đạo, tham mưu rất lớn cho ban cán sự và lãnh đạo bộ.
Thứ trưởng Hiệp nêu rõ: “Năm 2023, Vụ Pháp chế đã ban hành các văn bản pháp luật 100% kế hoạch, sau khi đã xin lùi, điều chỉnh thời gian. Công tác rà soát, bãi bỏ các văn bản pháp luật trong năm 2023 nhiều nhất trong các năm trở lại đây. Muốn rà soát, bãi bỏ cần thực hiện bài bản, theo nhiều quy trình, đòi hỏi tính phát hiện. Bên cạnh đó, các đơn vị phối hợp tốt hơn trước để thực hiện các công tác phát sinh”.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hiệp cũng chỉ ra rằng năm 2023 còn nhiều hạn chế. Trước hết, kế hoạch điều chỉnh thời gian hoàn thiện một số văn bản quy phạm pháp luật đến 2 lần, thể hiện việc chưa lường hết, tính toán hết các vấn đề khó khăn khi đề xuất.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản mặc dù ban hành trong năm 2023 nhưng chậm tiến độ, cơ bản các thông tư được ban hành vào tháng 11,12. Đây là các công việc thuộc quản lý của bộ, nếu thông tư ban hành sớm thì mọi việc được trôi chảy hơn, đặc biệt các thông tư liên quan đến cắt giảm thủ tục hành chính. Dù ban hành đầy đủ nhưng chậm tiến độ”, Thứ trưởng Hiệp nói.
Đồng thời, những tồn đọng của năm 2021-2022 mới chỉ xử lý được 4/12 Nghị định, vẫn còn 8 Nghị định chưa được phê duyệt trong năm 2023. Đây là những vấn đề khó, trao đổi nhiều lần nhưng ở góc độ cơ quan chủ quản, phải thực hiện triệt để vấn đề này.
Vấn đề thứ tư được Thứ trưởng Hiệp nhắc đến là việc xử lý sau rà soát văn bản pháp luật còn chậm. Thành công, nổi bật trong năm 2023 là rà soát bãi bỏ toàn bộ một phần hoặc toàn bộ một số văn bản nhưng thực hiện sau rà soát còn chậm. “Phải có thời gian, thực hiện đúng quy trình mới có thể bãi bỏ, không phải thấy sai là bỏ ngay, nhưng tôi thấy vẫn chậm. Những việc cần làm nhanh, phải làm việc, phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh”.
Năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm đã rất rõ, Thứ trưởng nhấn mạnh: “Đề nghị đơn vị rà soát và thực hiện nghiêm; tập trung nguồn lực, nhân lực. Dứt khoát năm 2024 không báo cáo xin lùi thời hạn, kế hoạch của bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào”.
Đồng thời, Thứ trưởng cho biết, Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT thời gian tới sẽ làm lại, tăng cường thông tin công tác pháp luật trên cổng thông tin. Cần đa dạng hóa, thay đổi cách thức tiếp cận với từng đối tượng phù hợp với từng văn bản quy phạm pháp luật.
Làm đơn giản nhưng phải đảm bảo nếu như tìm kiếm về quy trình xuất khẩu hay truy xuất nguồn gốc phải hiện ra ngay lập tức thông tin từ cổng thông tin điện tử của Bộ NN&PTNT.
Nhu cầu tuyển dụng cuối năm tăng, doanh nghiệp đến trường đại học tìm lao động
DNTH: Trước nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp vào những tháng cuối năm tăng cao cùng với nhu cầu tìm kiếm việc làm cũng tăng, ngày 3/11, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức ngày hội “Thực tập và việc làm TP...
Cảnh giác với các chiêu trò quảng cáo ‘chân mày phong thuỷ’
DNTH: Một điểm chung của các cơ sở “chân mày phong thuỷ” là sử dụng hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng để quảng cáo trên các trang mạng xã hội với nội dung điêu khắc chân mày, thay tướng đổi vận có chi phí thấp. Thế nhưng, khi đến...
Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới từ 1/1/2025, ai cũng nên biết
DNTH: Nhiều người thắc mắc, niên hạn sử dụng của xe cơ giới được quy định thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?
Điều kiện để người lao động được nhận trợ cấp thôi việc, ai cũng nên biết
DNTH: Nhiều người thắc mắc về những trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được nhận trợ cấp thôi việc và mức hưởng là bao nhiêu?
Theo quy định mới, sổ đỏ được đứng tên tối đa bao nhiêu người?
DNTH: Theo quy định hiện nay, trong một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi tắt sổ đỏ) được đứng tên tối đa bao nhiêu người?
Giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, bao nhiêu lâu được thi phục hồi?
DNTH: Bộ Công an đã đề xuất thời hạn đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Yên Dũng: Lập biên bản vi phạm đối với công trình xây dựng không phép
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
Sống khỏe
-
Nhà có nhiều cửa sổ có tốt về mặt phong thủy không?
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...