Đại biểu Quốc hội bức xúc khi "đất vàng" trụ sở di dời dùng xây chung cư, văn phòng
09:25 | 05/06/2019
DNTH: Đại biểu Trần Thị Dung cho rằng việc này gây ra những hệ lụy về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, quy mô dân số, đi ngược với mục tiêu ban đầu đã đề ra khi thực hiện việc di dời.
Chiều 4/6, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, đại biểu Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) nêu câu hỏi về trách nhiệm của Bộ trong việc chậm di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục và các cơ quan ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội, chưa thực hiện nghiêm theo Quyết định 130 của Thủ tướng Chính phủ đã có hiệu lực từ năm 2015; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho TP. Hà Nội để quản lý theo quy hoạch.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên). Ảnh: Như Ý
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Thị Dung, Bộ trưởng Xây dựng cho biết vấn đề di dời trụ sở các cơ quan ban ngành ra khỏi nội thành Hà Nội đã được quy định tại Luật Thủ đô, Quy hoạch chung của TP. Hà Nội theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng dẫn ra những căn cứ và quy trình thực hiện, trách nhiệm cụ thể của các bộ ngành liên quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo, Bộ Tài chính, TP. Hà Nội… về việc lập danh mục, xác định các tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời cụ thể trình Thủ tướng phê duyệt.
Bên cạnh đó là tổ chức lập các đồ án quy hoạch có liên quan làm căn cứ cho việc sử dụng đất sau khi di dời, xác định bố trí quỹ đất để phục vụ cho công tác di dời; đề xuất cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích thực hiện việc khai thác sử dụng quỹ đất, tạo nguồn vốn cho các cơ sở di dời.
Mặc dù Hà Nội đã bố trí một số khu vực, địa điểm và một số danh mục thuộc UBND TP. Hà Nội phải di dời nhưng Bộ trưởng thừa nhận công tác thực hiện vẫn còn diễn ra rất chậm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà. Ảnh: Như Ý
Lắng nghe giải trình của Bộ trưởng Phạm Hồng Hà, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị: “Tóm lại là việc này rất chậm. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng và các bộ ngành liên quan là phải ngồi lại với nhau, đánh giá lại vì sao chậm và đưa ra được giải pháp sắp tới”.
Trước câu trả lời của Bộ trưởng Xây dựng, đại biểu Trần Thị Dung đưa ra ý kiến tranh luận cho rằng, Luật Thủ đô được thông qua vào năm 2012 và đã có hiệu lực được 8 năm. Mặc dù Luật đã quy định nhưng việc di dời trụ sở các bộ, ngành khỏi nội đô TP. Hà Nội vẫn chưa thực hiện được.
Theo quy định của Luật Thủ đô, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở sẽ được ưu tiên phát triển các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế sau di dời thì phần lớn biến thành chung cư cao tầng, ít có công trình công cộng, phục vụ người dân.
9 cơ quan, bộ ngành đã được bố trí quỹ đất di dời nhưng lại có đến 7 cơ quan giữ lại trụ sở cũ và 2 cơ quan chuyển đổi mục đích xây dựng sang chung cư, văn phòng cao tầng. Không có khu đất nào được sử dụng để xây dựng công trình công cộng.
Ngoài ra, cũng chưa có cơ sở giáo dục nào di dời ra khỏi nội thành vì chưa có cơ sở hạ tầng và chưa được giao đất. Điều này gây ra những hệ lụy về quy hoạch hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, quy mô dân số, đi ngược với mục tiêu ban đầu đã đề ra khi thực hiện việc di dời các nhà máy, xí nghiệp, trụ sở bộ, ngành.
Bà Dung đề nghị Bộ Xây dựng và các bộ liên quan xem xét lại trách nhiệm của mình và quan tâm thực hiện việc di dời một cách nghiêm túc.
Việc di dời trụ sở các cơ quan ra khỏi các quận nội thành được thực hiện theo quyết định của Chính phủ có từ năm 1997, 8 bộ, ngành đã di dời sang trụ sở mới từ năm 2012.
Tuy nhiên, hiện vẫn còn trên 10 bộ, ngành chưa di dời ra khỏi khu vực nội đô. Hiện các cơ quan bộ, ngành Trung ương này đang sở hữu những vị trí được coi là “đất vàng” của nội đô. Bên cạnh việc kêu khó trong kinh phí di dời, nhiều chuyên gia còn cho rằng, sở hữu vị trí vàng, có giá trị bất động sản cao cũng là lý do các bộ, ngành chậm trễ di dời.
Bên cạnh đó, điều mà dư luận quan tâm là những khu “đất vàng” của các trụ sở bộ, ngành sau khi di dời sẽ được sử dụng vào mục đích gì hay lại trở thành các dự án chung cư, văn phòng gây áp lực cho nội đô Thủ đô?
Theo Mai Lâm
Reatimes
Cùng chuyên mục
- Tags:
- di dời trụ sở /
- Đại biểu Trần Thị Dung c /
- đi ngược với mục tiêu /
- quy mô dân số /
- hạ tầng xã hội /
- hạ tầng giao thông /
- Xây chung cư /
- văn phòng /
- đại biểu Quốc hội /
- đất vàng /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất, giải quyết điểm nghẽn về thể chế
DNTH: Ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV bế mạc. Bên lề Quốc hội, một số đại biểu đánh giá, đây là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay. Nhiều Luật đưa ra với tính chất phức tạp,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội trao Nghị quyết bầu Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng
DNTH: Chiều 28/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Đảng đoàn Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công...
Hôm nay (29/11) Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật quan trọng
DNTH: Ngày 29/11, theo Chương trình của kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua nhiều dự án Luật như: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Chứng khoán sửa đổi,...
Đại biểu Quốc hội đề xuất bảo lưu khi đóng bảo hiểm thất nghiệp 144 tháng
DNTH: Đại biểu Quốc hội đề nghị cần phải quy định thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 144 tháng được bảo lưu để tính hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo; đồng thời phải liên thông dữ liệu để tránh trục...
Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
DNTH: Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
-
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu để cho vay mua nhà ở xã hội
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...