Đại biểu Quốc hội: Chỉ có rừng tự nhiên mới có năng lực bảo vệ đất đai
09:47 | 06/11/2020
DNTH: Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội và ngân sách sáng 5/11, vấn đề phá rừng, lũ lụt tiếp tục là chủ đề thu hút sự tranh luận của nhiều Đại biểu Quốc hội.
Theo Vnexpress, tranh luận với Bộ trưởng Công Thương và Bộ trưởng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn về vấn đề đất rừng và thủy điện, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho rằng việc đưa dự án thủy điện vào quy hoạch cần xem xét nhiều yếu tố, đặc biệt là tác động của mỗi dự án.
"Một dòng sông có thể chịu được bao nhiêu dự án thủy điện, 3 công trình sẽ khác với 8 công trình. Những dự án đầu tiên chúng ta có thể xét duyệt khác, nhưng khi đến dự án thứ 4, 5, 6 thì phải xem xét khác", đại biểu Nghĩa nói và cho rằng, việc đơn giản hóa tiêu chuẩn xét duyệt ở bước này sẽ không thấy được vai trò quản lý của Nhà nước.
Với hiện trạng đất rừng, đại biểu đặt câu hỏi: "Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói diện tích rừng tại Việt Nam đã tăng từ 9 triệu ha năm 1990, lên 14,6 triệu ha rừng hiện nay. Nhưng tôi muốn hỏi là trong số đó, có bao nhiêu là rừng tự nhiên và bao nhiêu rừng trồng". Đại biểu cho biết, hai loại rừng này là hoàn toàn khác nhau, về vai trò, chức năng, năng lực bảo vệ đất.
“Chỉ có rừng tự nhiên mới có năng lực bảo vệ đất đai, tích lũy nước ngầm tốt, khác với rừng trồng”, ông Nghĩa nói.
Rừng trồng không có khả năng cản lũ
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Thủy (Bến Tre) cho biết rừng tự nhiên chiếm gần 19% tổng diện tích rừng đề xuất chuyển đổi. Dù diện tích rừng thay thế gấp 3 lần diện tích rừng bị chuyển đổi, phần lớn rừng trồng là các loại cây khai thác gỗ, không có khả năng trữ nước hay cản nước ngăn lũ. Đại biểu tỉnh Bến Tre kiến nghị cần quản lý nghiêm ngặt hơn việc quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp, tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học; hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học. Đồng thời, cân nhắc kỹ việc chuyển đổi đất rừng cho các dự án phát triển kinh tế.
Trong trường hợp thật cần thiết phải chuyển đổi, ưu tiên các dự án phục vụ thủy lợi, điều tiết nước, trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt cho nhân dân; kiên quyết không phê duyệt chủ trương chuyển đổi sử dụng đất rừng tự nhiên đối với dự án không tìm được đất trồng rừng thay thế phù hợp.
Bên cạnh đó, cần có giải pháp giải quyết dứt điểm tình trạng di cư tự phát ở một số địa phương, nhằm giảm áp lực cho rừng, tình trạng phá, lấn chiếm đất rừng; có chế độ đãi ngộ, thu hút lực lượng bảo tồn đa dạng sinh học trên đất liền, biển, đảo.
Trước đó, thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 3/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến nay tổng diện tích rừng của nước ta là 14,6 triệu ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, rừng trồng là 4,3 triệu ha.
Đây được cho là những con số khá ấn tượng về diện tích rừng hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, sau đó, ĐBQH Vũ Thị Lưu Mai, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách lại cho rằng, trong bảo vệ phát triển rừng, thì rừng tự nhiên mới là điều quan trọng. Rừng tự nhiên có những đặc đểm mà rừng trồng không bao giờ có được, như khả năng giữ đất, giữ nước, bảo vệ môi trường. Giữ được 1 ha rừng tự nhiên còn hơn trồng mới 10 ha rừng. Trên toàn quốc còn hơn 24.000 hộ dân sống trong rừng phòng hộ và đầu nguồn dẫn đến phá rừng, canh tác trái phép.
Lại còn nạn các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản tác động nghiêm trọng đến quá trình phát triển bền vững, làm thay đổi căn bản đặc tính của đất, gây ô nhiễm đất và nguồn nước, phá hủy vĩnh viễn địa hình, gây xói mòn, sạt lở nghiêm trọng, gây ô nhiễm không khí, phá hủy nguồn sinh thái, dẫn đến phá hủy tài nguyên rừng, gây cạn kiệt nguồn tài nguyên trong đó có tài nguyên không tái tạo. Hiện trên toàn quốc có hơn 3.400 điểm khai thác và tình trạng khai thác trái phép còn xảy ra trên 30 tỉnh, thành. Vì vậy, bà Mai đề nghị cơ quan chức năng cần phân bổ nguồn lực tương ứng để bảo vệ, phát triển rừng.
“Thời gian qua tất cả chúng ta đều bàng hoàng đau xót trước sự ra đi của các lực lượng cứu hộ và người dân. Vẫn biết thiên tai vô thường và thiên nhiên là bất khả kháng, nhưng rõ ràng có nguyên nhân từ con người. Chúng ta đã và đang phá hủy mối quan hệ cộng sinh giữa con người và thiên nhiên, cái giá phải trả là quá đắt”, bà Mai nói.
Nhật Hạ
Theo Tạp chí Kinh tế Môi trường
Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương
DNTH: Việc phát triển, kết nối sản phẩm OCOP với phát triển du lịch tại Quảng Ninh sẽ tạo thêm kênh tiêu thụ, mở rộng thị trường và giúp các sản phẩm OCOP của tỉnh ngày càng vươn xa hơn.
Bắc Giang: Phát động Cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024-2026
DNTH: Nhằm xây dựng một miền quê đáng sống tạo động lực về đích nông thôn mới (NTM) nâng cao, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã phát động cuộc thi “Đường nông thôn mới kiểu mẫu huyện Tân Yên” giai đoạn 2024 - 2026 và nhận...
Yêu cầu bắt buộc về chuyển đổi xanh, xuất khẩu xanh
DNTH: Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024 với chủ đề “Xúc tiến xuất khẩu xanh” đề cập nhiều vấn đề "nóng" với các ngành xuất khẩu nội địa trước những quy định bắt buộc của các quốc gia nhập khẩu về phát triển...
Khi nông dân biến sợi rơm thành sợi vàng
DNTH: Thay vì đốt đồng sau mỗi mùa vụ gây ô nhiễm môi trường, nông dân An Giang đã tìm ra nhiều cách để tận dụng rơm rạ hiệu quả, giúp tăng thu nhập.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: Ngày càng có thêm nhiều làng quê đáng sống
DNTH: Hội Nông dân Việt Nam và Bộ TN&MT đã phối hợp thành lập các tổ nhóm, CLB nông dân tham gia bảo vệ môi trường ở địa phương, Hội Nông dân cơ sở hoạt động rất hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường nông thôn sáng xanh sạch...
Xây dựng nông thôn mới nâng cao gặp khó ở tiêu chí nước sạch
DNTH: Giai đoạn 2021-2025, Quảng Ngãi phấn đấu đưa 33 xã về đích nông thôn mới nâng cao nhưng đến nay chỉ có 8 xã đạt chuẩn, 9 xã đăng ký về đích vào cuối năm 2024. Tuy nhiên, qua rà soát cho thấy nhiều địa phương đều gặp khó vì...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...