Đại dịch Covid 19 - Những người hùng khi đất nước lâm nguy

12:32 | 21/04/2020

DNTH: Dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Ban Bí thư, sự vào cuộc quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, phản ứng kịp thời, ráo riết của Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm phổi cấp và công sức, lòng dũng cảm của những chiến sĩ trên tuyến đầu chống dịch, đã cho thấy tinh thần "chống dịch như chống giặc" được hiện thực hóa bằng kết quả sau gần 3 tháng Việt Nam đối đầu với dịch bệnh, để minh chứng rằng "sẽ không ai bị bỏ lại phía sau" trong cuộc chiến với dịch bệnh, đang nóng trên toàn cầu.

Kết quả khảo sát từ 45 quốc gia, về mức độ tin tưởng của người dân đối với Chính phủ, trong việc áp dụng các biện pháp ứng phó, phòng chống dịch Covid 19, Việt Nam có độ tin tưởng cao nhất với 62%. Đây là một kết quả vô cùng ý nghĩa, thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ, Ban chỉ đạo phòng chống dịch và toàn bộ hệ thống chính trị, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Một bộ máy hoạt động hiệu quả về điều hành kinh tế của đất nước, với tốc độ tăng trưởng trên 7% trong hai năm liên tiếp 2018 - 2019, phản ứng nhanh, kịp thời cứu tính mạng nhân dân trong đại dịch Covid 19, có trách nhiệm với thế giới, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế và nhân dân Việt Nam. Niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ, ở thời điểm này, có thế so sánh với giai đoạn đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, giành độc lập tự do cho dân tộc, từ tay của Chủ nghĩa Đế quốc.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng

Ngày 30/03/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch COVID-19, đã thổi một luồng sinh khí, hối thúc sự đồng lòng của nhân dân. Nhiều tấm lòng hảo tâm đã tìm đến những nơi cách ly, người góp gạo, người góp rau, nhu yếu phẩm phục vụ phòng chống dịch. Hàng nghìn tỷ đồng đã được các nhà hảo tâm tài trợ cho cuộc chiến. Người già, trẻ nhỏ đã rung động từ lời hiệu triệu đó, toàn xã hội đã lắng nghe, chia sẻ, một lòng đồng hành cùng Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19, trên con đường đầy cam go, gian nan và ẩn chứa nhiều hiểm họa.

Diễn biến dịch Covid-19 ở Việt Nam

- Giai đoạn 1: Xác định được sự nguy hiểm của bệnh dịch, với mức độ lây lan ở Việt Nam sẽ rất cao, bởi chúng ta có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc dài trên 1.400km. Ngày 23/01/2020, xuất hiện 2 ca nhiễm virus Corona đầu tiên của cha con người Trung Quốc, từ ổ dịch Covid 19 ở Thành phố Vũ Hán, di chuyển vào Việt Nam. Chúng ta đã dốc tổng lực để Phát hiện – Cách ly - Khoanh vùng - Dập dịch, kết quả thu về là một thắng lợi ngoài mong đợi. Đó là sự chuẩn bị phòng chống dịch bệnh một cách nghiêm túc nhất, vì tính mạng và sức khỏe của nhân dân. Kết thúc giai đoạn 1, Việt Nam có 16 ca nhiễm Corona, tất cả được chữa khỏi hoàn toàn và không có người tử vong.

Điểm phát gạo miễn phí

- Giai đoạn hai: Ngày 06/03 ca nhiễm Corona thứ 17 xuất hiện, toàn bộ hệ thống phòng chống dịch được kích hoạt trở lại, với ý thức cảnh giác cao nhất. Bởi thời điểm này, nguy cơ dịch bệnh “xuyên biên giới” vào Việt Nam luôn hiển hiện trước mắt. Sau thành công ở giai đoạn 1 trên đất nước ta, thế giới bắt đầu rơi vào tình trạng hỗn loạn bởi sức tàn phá của dịch bệnh vô cùng nguy hiểm, gây hoang mang cho nhân dân ở nước sở tại và Việt kiều đang sinh sống ở nước ngoài. Thời điểm này, thế giới vượt mốc 100.000 ca nhiễm Corona, số người tử vong tại Trung Quốc là 3.042, đứng thứ 2 là Italia với với 148 người. Việt nam trở thành nơi đến an toàn cho Việt kiều và người nước ngoài. Vì vậy, mỗi ngày có hàng ngàn người nhập cảnh qua các cửa khẩu. Đây là một trở ngại rất lớn cho hệ thống phòng chống dịch của nước ta. Tuy nhiên, niềm tin của những người con xa xứ đã được đáp đền. Bởi giai đoạn 2, Việt Nam ghi nhận số ca nhiễm Corona lên tới 207 trường hợp. Trong đó, đa phần là do người bệnh đã nhiểm virus ở nước ngoài, di chuyển về Việt Nam và không có trường hợp tử vong.

Nơi cấp phát gạo tự động

- Giai đoạn thứ ba là những ổ dịch lây chéo, bùng phát trong nước, do sự dịch chuyển của người dân và người từ các ổ dịch trên thế giới trở về Việt Nam. Giai đoạn này xuất hiện 2 ổ dịch nguy hiểm là Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, nơi mỗi ngày có hàng nghìn người ra vào khám chữa bệnh và quán bar Buddha ở TP.HCM. Nguy cơ lây lan ra cộng đồng từ 2 ổ dịch này là rất lớn, tất cả những người liên quan đã được sàng lọc, phân loại theo các nhóm F1, F2, F3, F4, trong thời gian sớm nhất. Tất cả các gia đình đã được gõ cửa để khai báo y tế, Công an các tỉnh vào cuộc, nắm bắt tình hình người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, để dò tìm đường đi của dịch bệnh. Hàng chục nghìn người đã phải cách ly, biện pháp giãn cách xã hội đã được áp dụng, người dân được đề nghị ở nhà nhiều nhất có thể, các biện pháp phòng dịch được áp dụng triệt để tới từng hộ gia đình, từng cá thể của xã hội. Hiện tại, Việt Nam là một trong ba nước có trên 260 người nhiễm virus Corona nhưng chưa có trường hợp tử vong.

Những người hùng trên tuyến đầu chống dịch

- Trong cuộc chiến chống dịch Covid 19, một lần nữa “Tình dân tộc, nghĩa đồng bào được thể hiện rõ nét nhất. Khi dịch bệnh đang vô cùng nguy hiểm trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam mở cửa, hỗ trợ cho bất cứ ai có nhu cầu về nước, các chuyến bay được điều vào tâm dịch để đón người Việt, đó là lòng dũng cảm của phi hành đoàn trên các chuyến bay. Thậm chí khi đường bay của các nước đã đóng, người Việt bị bỏ lại ở sân bay, Bộ Ngoại giao tiếp tục làm việc với Chính phủ nước sở tại để hỗ trợ, cho phép tàu bay Việt Nam sang đón người về nước. Hình ảnh người nước ngoài “khát khao”, mong muốn được lên tàu bay của Việt Nam, đi tìm một nơi nương náu an toàn, cho thấy niềm tin của họ vào Chính phủ Việt Nam đã vượt qua biên giới, mọi rào cản về văn hóa, màu da, ngôn ngữ, thể chế, đã không còn ý nghĩa. Hơn bao giờ hết, niềm tự hào dân tộc một lần nữa như ngọn lửa, soi sáng trong tim mỗi người dân Việt Nam.

Ảnh cây ATM gạo

- Những khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ áo trắng phải đối mặt là nguy cơ lây nhiễm cao. Việt Nam cũng đã có người trong ngành y bị lây chéo và mang bệnh trong người. Khi dịch bệnh tràn vào Việt Nam, những anh hùng trong tâm dịch đã toàn tâm cống hiến thời gian, sức lực cho cuộc chiến. Những hy sinh đó đôi khi chỉ là hình ảnh giọt nước mắt lăn dài trên má một nữ y tá, đứng nhìn con mình qua cửa kính của bệnh viện. Bởi đã mấy tháng không gặp nhưng khi nhìn thấy con, mẹ cũng không được tới gần, không được dang rộng vòng tay để ôm con vào lòng, để âu yếm, vuốt ve, bởi mức độ lây lan nguy hiểm của dịch bệnh. Là câu hỏi “mẹ ơi bao giờ thì con được ngủ cùng mẹ?”, làm cho người đứng bên cạnh thấy lòng xót xa. Hay những dòng chữ nhòe đi vì nước mắt, trong tâm thư của người chồng dặn dò, động viên vợ mình yên tâm, cố gắng làm việc, vì tính mạng của bệnh nhân, vì sự nghiệp chung của đất nước.

Đó là nỗi lo của hậu phương, bởi người thân của họ đang trong tâm dịch, nơi hàng nghìn người trên thế giới đã mất đi sự sống, nơi tính mạng như lá mùa thu. Là sự kỳ thị của những người xung quanh, vì gia đình có người thân trong tâm dịch. Nhưng hậu phương đó, lại là điểm tựa vững chắc để những chiến sĩ đang ở tuyến đầu chống dịch, có thêm niềm tin và quyết tâm chiến thắng dịch bệnh.

- Thời điểm hiện nay, dịch bệnh ở các nước đã bùng phát mạnh, toàn thế giới đã phải đóng cửa biên giới, mọi di chuyển, giao thương giữa các nước hầu như gián đoạn. Những khu vực có đường biên giới trên bộ đều được kiểm soát chặt chẽ, tránh bệnh dịch xâm nhập vào đất nước. Vì vậy, các chiến sĩ biên phòng phải lập chốt lưu động dọc biên giới để ngăn chặn, kịp thời kiểm soát dịch bệnh. Trong cuộc chiến chống Covid 19, khí chất anh Bộ đội Cụ Hồ lại được thắp lên bằng ngọn lửa nhiệt huyết trên tuyến đầu chống dịch. Ở đó là ngủ ở lều bạt, dành doanh trại cho những người cách ly; Là khi đang làm nhiệm vụ chốt chặn ở đường biên, biết tin cha mất nhưng không thể rời chốt, các anh đã lập bàn thờ để tưởng nhớ cha, hẹn ngày hết dịch con sẽ về tạ lỗi với cha già; Là đã có lịch tổ chức hôn lễ nhưng vì cuộc chiến chống lại dịch bệnh mà anh phải gác lại tình cảm với người vợ thân yêu, gác lại mọi dự định cho tương lai để lên tuyến đầu chống dịch. Đó là bởi, nhiệm vụ của các anh khi đất nước lâm nguy đã được xếp lên hàng đầu. Đó là trách nhiệm trước Đảng và Chính phủ, là niềm tin mà nhân dân đặt lên vai các anh. Những cống hiến đó đã tạo nền móng cho một Việt Nam vững vàng trước sóng gió. Câu hát "Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay", một lần nữa được toàn xã hội vận dụng với ý thức và trách nhiệm cao nhất, đóng góp cho thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch, tạo sức mạnh đoàn kết, đưa đất nước hướng tới tương lai./.

Vũ Chiến

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng thống Bulgaria kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam

DNTH: Tối 27/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev rời TP Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.

Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ phải gắn với nhiệm vụ tăng tốc bứt phá

DNTH: Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ yêu cầu: Bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay, không để ngắt quãng công việc, không được khoảng trống thời gian; không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh...

Một số tồn tại, vi phạm trong tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp tại Bộ Giao thông vận tải

DNTH: Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa sang kinh doanh...

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

DNTH: Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân, sáng 21/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Malaysia từ ngày 21 đến...

Việt Nam tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo

DNTH: Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Việt Nam đã tham gia sáng lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đề xuất ba bảo đảm chiến lược cho công cuộc xóa bỏ đói nghèo trên toàn cầu.

Tri ân các thế hệ nhà giáo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định vị thế trong đào tạo báo chí

DNTH: Ngày 18/11, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024).

XEM THÊM TIN