Đại gia Lê Văn Vọng tái xuất tại dự án tâm linh 3.800ha ở Bà Rịa – Vũng Tàu

14:23 | 19/06/2020

DNTH: Sau một thời gian “im hơi, lặng tiếng”, ông Lê Văn Vọng bất ngờ xuất hiện trở lại tại dự án Santa Barbara Phú Mỹ 3.800ha ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Ảnh minh họa (Nguồn: Fanpage Thị xã Phú Mỹ, BRVT)

Ảnh minh họa (Nguồn: Fanpage Thị xã Phú Mỹ, BRVT)

Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Văn Thọ vừa có buổi làm việc với đại diện liên danh và đơn vị tư vấn báo cáo ý tưởng quy hoạch quần thể vui chơi giải trí và biệt thự sinh thái Santa Barbara Phú Mỹ.

Theo đó, liên danh CTCP Thương mại Ngôi Nhà Mới (Ngôi Nhà Mới), CTCP Tập đoàn Đầu tư Tài chính Việt Nam (VFI Group), CTCP Tập đoàn Đầu tư Quốc tế DHR (DHR Group) đề xuất làm quần thể vui chơi giải trí và biệt thự sinh thái Santa Barbara Phú Mỹ tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Được biết, dự án này có quy mô diện tích 3.785ha tại thị xã Phú Mỹ, dự kiến xây dựng khu bảo tồn, du lịch văn hóa tâm linh, khu du lịch nghỉ dưỡng trên mỏ - ven hồ, công viên chuyên đề vui chơi giải trí, khu sinh thái, cánh đồng hoa, công viên cây xanh, khu vực phát triển đô thị mở rộng.

Chủ tịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Sở Xây dựng hỗ trợ đơn vị liên danh trong quá trình thực hiện các bước để hoàn thiện ý tưởng quy hoạch, báo cáo Thường trực UBND tỉnh và Tỉnh ủy xem xét.

Trong liên danh trên, Ngôi Nhà Mới là cái tên đã gây dựng được danh tiếng nhất định trên thị trường bất động sản. Được biết, công ty này có liên quan đến CTCP Lã Vọng (Lã Vọng Group) - ông Lê Văn Vọng nắm giữ 99,99% cổ phần.

Theo tìm hiểu của VietTimes, Ngôi Nhà Mới được thành lập từ tháng 11/2003, quy mô vốn điều lệ ban đầu là 320 tỷ đồng. Ông Lê Văn Vọng đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và cũng là người đại diện theo pháp luật của công ty này trong một thời gian dài.

Cùng với quá trình tăng vốn điều lệ (có lúc lên tới 2.151,2 tỷ đồng) của Ngôi Nhà Mới, ông Lê Văn Vọng cũng gia tăng tỷ lệ sở hữu tại doanh nghiệp này từ mức 6,3%, có lúc lên tới mức 99,877% tổng vốn điều lệ nhờ thâu tóm thêm cổ phần từ các cá nhân tham gia góp vốn khác là Lê Văn Vân và Ngô Thị Toàn.

Cổ đông Lê Văn Vân có địa chỉ hộ khẩu thường trú trên các giấy đăng ký kinh doanh trùng hợp với địa chỉ mà ông Vọng đăng ký. Theo một số nguồn tin, ông Lê Văn Vân cũng chính là em trai của ông Lê Văn Vọng.

Khu đô thị

Khu đô thị Ngôi Nhà Mới (Nguồn: Trí Thức Trẻ)

Tuy nhiên, tháng 3/2018, ông Lê Văn Vọng bất ngờ thoái vốn khỏi loạt công ty và Lã Vọng Group, ngay trước khi tập đoàn này vào tầm ngắm của Thanh tra Chính phủ với việc thanh tra toàn diện các dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Đầu năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến chỉ đạo về xử lý sau thanh tra các dự án của CTCP Thương mại và Dịch vụ Lã Vọng và các đơn vị thành viên trên địa bàn Hà Nội.


Trong khi đó, cũng trong tháng 3/2018, sau khi ông Vọng thoái vốn, VFI Group được thành lập với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, ông Lê Văn Vọng nắm giữ 99,96% cổ phần.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND Tp. Hà Nội tổ chức xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến các dự án theo kiến nghị tại kết luận của Thanh tra Chính phủ. Dù không còn đứng tên trực tiếp tại Lã Vọng Group nhưng ông Lê Văn Vọng vẫn còn mối liên hệ khá mật thiết với tập đoàn này.

Doanh nghiệp này hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như bất động sản, hệ thống nhà hàng, trường học, nông nghiệp, xây dựng. Về bất động sản, VFI Group đầu tư xây dựng các dự án như Dự án Louis Đại Mỗ, Dự án biệt thự liền kề shophouse Louis Đại Mỗ, chuỗi hệ thống nhà hàng.

Khi thành lập, VFI Group có địa chỉ trụ sở tại số 3, ngách 25/3 đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Tp. Hà Nội. Sau đó, công ty này chuyển trụ sở về sàn 5B, tầng 5, tòa nhà 25T2, khu đô thị Đông Nam, đường Trần Duy Hưng, Hà Nội. Được biết, đây cũng là địa chỉ đăng ký của Lã Vọng Group.

Đại gia Lê Văn Vọng tái xuất tại dự án tâm linh 3.800ha ở Bà Rịa – Vũng Tàu - ảnh 3

Ông Lê Văn Vọng từng được biết đến với chuỗi nhà hàng thương hiệu Lã Vọng

Doanh nghiệp còn lại trong liên danh là DHR Group. Công ty này mới được thành lập vào tháng 6/2019, trụ sở chính tại BT2-2 khu biệt thự Xa La, KĐT Xa La, phường Phúc La, Hà Đông, Hà Nội. Công ty này có ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản.

Khi thành lập, DHR Group có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là Đặng Thị Cúc (nắm giữ 1% cổ phần), Đặng Thị Lý (nắm giữ 98% cổ phần) và Lê Thị Loan (nắm giữ 1% cổ phần). Bà Lê Thị Loan (SN 1984) là Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật cho DHR Group.

Với tỷ lệ sở hữu gần như toàn bộ DHR Group, nữ doanh nhân Đặng Thị Lý (SN 1954) quê ở Thanh Hóa vẫn là một bí ẩn khi chưa một lần xuất hiện trước truyền thông. Được biết, các doanh nghiệp bà Lý tham gia góp vốn cũng từng thực hiện một số dự án tại Hà Nội cùng Lã Vọng Group.

Theo tìm hiểu, bà Đặng Thị Lý cùng hai ông Nguyễn Văn Quang, Lê Văn Vân là những cổ đông sáng lập Công ty cổ phần đầu tư phát triển và dịch vụ thương mại Đại An (Đại An) vào tháng 6/2014.

Tháng 5/2018, Đại An tăng vốn điều lệ lên 1.450 tỷ đồng, trong đó bà Đặng Thị Lý đăng ký góp 1.301 tỷ đồng (tương đương 89,76% cổ phần). Dù nắm cổ phần chi phối, song nữ doanh nhân này lại không tham gia quản lý Đại An, mà giao cho ông Nguyễn Văn Quang.

Tuy nhiên, nhóm cổ đông sáng lập Đại An trong đó có cả bà Đặng Thị Lý đã thoái toàn bộ vốn.

Đại An được biết đến là đối tác của Lã Vọng Group tại một số dự án bất động sản ở Hà Nội. Điển hình như, dự án Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai theo hình thức BT (Dự án Ba La - Xuân Mai).

Ngoài Đại An, bà Đặng Thị Lý còn là cổ đông lớn nắm quyền chi phối, với 81,98% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Louis (Louis) – Doanh nghiệp được thành lập vào tháng 2/2016, với 5 cổ đông sáng lập gồm: Đinh Thị Liên, Đặng Thị Lý, Lê Văn Vọng, Lê Văn Hải và Dương Thị Nhàn.

Tháng 7/2018, bà Lý cùng các cổ đông sáng lập đều thoái vốn tại Louis. Tuy nhiên, dù nhóm cổ đông của ông Lê Văn Vọng và bà Đặng Thị Lý đã thoái vốn nhưng công ty này vẫn có trụ sở tại địa chỉ đăng ký thường trú của anh em ông Vọng.

Ngoài Đại An và Louis, nữ doanh nhân Đặng Thị Lý còn là cổ đông sáng lập của Công ty TNHH đầu tư và thương mại Anh Kiệt./.

Theo https://viettimes.vn/dai-gia-le-van-vong-tai-xuat-tai-du-an-tam-linh-3800ha-o-ba-ria-vung-tau-485883.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Long An: Thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tại dự án KCN Đức Hòa III - Hồng Đạt

UBND tỉnh Long An mới đây đã ban hành kết luận thanh tra về thanh tra toàn diện việc chấp hành pháp luật trong việc chuyển khu đất công nghiệp thành khu dân cư tại dự án khu công nghiệp Đức Hòa III - Hồng Đạt (huyện Đức Hòa) do Công ty...

Dự án lấp sông Đồng Nai: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

DNTH: Đầu tháng 9/2020, PV Doanh nghiệp và Thương hiệu trở lại dự án lấp sông Đồng Nai từng gây sự chú ý lớn đối với giới nhà đầu tư, làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí, các nhà khoa học.

Quảng Ninh đề nghị FLC dừng bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án hơn 2.700 tỷ

Sở Xây dựng Quảng Ninh đề nghị Tập đoàn FLC dừng ngay việc bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với 4 tòa chung cư thuộc dự án khu đô thị tại phường Hà Khánh (giai đoạn 1).

Loạt dự án của Đất Xanh, Nam Long, Satra... vào danh sách kiểm tra của Sở Xây dựng TP. HCM

Sở Xây dựng TP. HCM vừa có văn bản số 9896/KH-SXD-QLCLXD về việc kiểm tra định kỳ chất lượng, công tác quản lý chất lượng, an toàn thi công xây dựng tại các công trình trên địa bàn thành phố năm 2020.

Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò

Dù đã được chính quyền địa phương tạo điều kiện hoàn thành dự án bằng cách cho phép gia hạn hoặc giãn tiến độ, tuy nhiên, hàng loạt dự án tại thị xã Cửa Lò (Nghệ An) sau khi được gia hạn vẫn ‘án binh bất động’.

Làm farmstay phải chờ 5-10 năm mới có lãi

Chuyên gia cho rằng rất khó thành công với mô hình đầu tư nông trại nghỉ dưỡng. Ngay cả khi chọn đúng vùng sẽ đô thị hóa thì phải chờ 5-10 năm mới mong có lãi.

XEM THÊM TIN