Đại học Hải Phòng: Có hay không việc đào tạo chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo kiểu “học giả, bằng thật”?

18:52 | 10/09/2020

DNTH: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm 3 phần với tổng 240 tiết. Tuy vậy, khi đăng ký học tại các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của Đại học Hải Phòng phối hợp với Sở Nội vụ Hải Phòng tổ chức, giáo viên chỉ được học khoảng 10 buổi online, làm bài thu hoạch và được “bao đỗ”.

Học cho có, nộp tiền là có chứng chỉ?

Theo dự thảo Thông tư Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên cấp mầm non đến trung học phổ thông, giáo viên từ hạng III trở lên đều phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Vì vậy, giáo viên của tất cả các trường trên cả nước “đổ xô” đi học các khóa bồi dưỡng để sớm hoàn thành chứng chỉ này, đủ điều kiện để nâng ngạch, thăng hạng. Thời gian gần đây, hầu hết các địa phương đều mở các lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để đáp ứng nhu cầu cho giáo viên, liên kết giữa các trường đại học và các sở ban ngành trên địa bàn.

Hiện nay, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên gồm 3 phần: Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung; Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp; Tìm hiểu thực tế và viết thu hoạch. Tổng thời gian bồi dưỡng khoảng 240 tiết. Trong đó, phần lý thuyết, thảo luận và thực hành chiếm khoảng 176 tiết.

Trường Đại học Hải Phòng đang đào tạo các khóa bồi dưỡng “ngắn hạn”, “nộp tiền là có chứng chỉ”?

Quy định là vậy, nhưng tại các khóa bồi dưỡng do trường Đại học Hải Phòng phối hợp với Sở Nội vụ Hải Phòng tổ chức, các giáo viên hoàn toàn được “tạo điều kiện” để hoàn thành khóa bồi dưỡng với thời gian được rút ngắn hơn hẳn.

Theo phản ánh của bạn đọc Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu, đối với lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT, giáo viên chỉ phải tham gia lớp học online qua phần mềm Zoom, với vỏn vẹn 10 ngày học lý thuyết, bao gồm 10 chuyên đề. Đối với lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, giáo viên chỉ phải tham gia lớp học online qua phần mềm Zoom, với vỏn vẹn 11 ngày học lý thuyết, bao gồm 11 chuyên đề. Tương tự, các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS và Tiểu học, giáo viên cũng chỉ phải học 10 buổi lý thuyết ứng với 10 chuyên đề.

Thời khóa biểu của một lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS

Không chỉ vậy, theo bạn đọc phản ánh, tại các lớp bồi dưỡng này, đối với phần thảo luận và thực hành, giáo viên sẽ được tạo điều kiện “biết đáp án trước” hoặc “ chép bài” để hoàn thành khóa bồi dưỡng.

Với thời gian học được rút ngắn như vậy, giáo viên liệu có nhận đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn như mong đợi? Hay chỉ đơn giản là hoàn thành chứng chỉ để “yên tâm công tác”?

Để xác minh thông tin bạn đọc, phóng viên Tạp chí Doanh nghiệp Thương hiệu đã thâm nhập các lớp học online này. Theo ghi nhận của phóng viên, lớp bồi dưỡng online diễn ra tình trạng lộn xộn, bát nháo, không có người điểm danh, không quản lý chất lượng lớp học... Mỗi lớp bồi dưỡng online qua phần mềm Zoom đều có khoảng hơn 100 người tham gia học. Số lượng đông như vậy, nhưng chất lượng học lại không được đảm bảo. Thậm chí, khi phóng viên tham gia lớp học, lớp liên tục bị nghẽn mạng, thi thoảng mới vào lớp được, nhưng khi liên hệ với đơn vị tuyển sinh là Sở Nội vụ Hải Phòng thì không có ai giải đáp vấn đề này.

Với tình trạng đó, liệu các giáo viên có thể chú tâm lắng nghe và thu nhận kiến thức hay không? Theo quy định, mỗi lớp bồi dưỡng có tối đa bao nhiêu giáo viên để đảm bảo chất lượng? Tuy vậy, theo thông tin phóng viên có được, 100% giáo viên tham gia khóa học đều có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Chỉ phải bỏ ra số tiền từ 2,5 triệu- 3 triệu đồng cho mỗi khóa bồi dưỡng online, vừa tiện vì không phải đến lớp, vừa được rút ngắn thời gian học lại đảm bảo có chứng chỉ. Có chăng đấy chính là “lợi thế” của các khóa bồi dưỡng này, thu hút hàng nghìn giáo viên tham gia?

Khi phối hợp tổ chức các khóa bồi dưỡng này, Sở Nội vụ Hải Phòng và Trường Đại học Hải Phòng có quản lý chặt chẽ chất lượng hay làm ngơ trước những “mánh khóe” nêu trên? Với số lượng giáo viên rất lớn, lợi ích và nguồn thu từ các khóa bồi dưỡng này cũng không hề nhỏ. Liệu có hay không lợi ích nhóm trong việc đào tạo “ngắn hạn” để các khóa bồi dưỡng này được mở liên tục mà không hề bị quản lý, giám sát?

Đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có các hoạt động thanh, kiểm tra các hoạt động giảng dạy, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tại Trường Đại học Hải Phòng.

Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu sẽ tiếp tục thông tin ./.

Phạm Dũng - Hoàng Vân

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

PV GAS Talks “35 năm - Thắp lửa non sông”: Hành trình truyền cảm hứng, kết nối và giữ lửa nhiệt huyết

DNTH: Ngày 11/6, tại TP. HCM, Đoàn Thanh niên Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã tổ chức buổi đối thoại PV GAS Talks “35 năm - Thắp lửa non sông”, tạo ra một diễn đàn trao đổi, chia sẻ ý tưởng, kết nối giữa tuổi trẻ PV GAS và lãnh...

Hải Dương thông qua nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch 5 khu công nghiệp

DNTH: HĐND tỉnh Hải Dương vừa chính thức ban hành các Nghị quyết về việc thông qua nhiệm vụ và dự toán lập quy hoạch phân khu xây dựng 5 khu công nghiệp tại các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Thanh Miện và thành phố Chí Linh.

Công ty Nhiệt điện Uông Bí – Những “Trái tim thắp lửa” trong phong trào thi đua giai đoạn 2020 - 2025

DNTH: Hưởng ứng phong trào thi đua lao động sản xuất do Tổng công ty Phát điện 1 phát động, Công ty Nhiệt điện Uông Bí đã và đang khẳng định vị thế là một trong những đơn vị dẫn đầu với nhiều tấm gương điển hình tiên tiến....

Hưởng ứng Nghị quyết 68, Sơn Hải xin mở rộng cao tốc 263km bằng vốn doanh nghiệp

DNTH: Nếu được chấp thuận, hạ tầng giao thông Việt Nam sắp chứng kiến bước đột phá khi Tập đoàn Sơn Hải – “ông lớn” trong lĩnh vực cao tốc, đề nghị tự đầu tư mở rộng hoàn chỉnh tuyến 263km cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Đồng Nai đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý trong doanh nghiệp

DNTH: Ngày 30/5, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai tổ chức Hội thảo triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị và định hướng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và quản lý tại doanh nghiệp.

Công ty CP Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh góp phần bảo vệ môi trường

DNTH: Các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Quảng Ninh đã và đang từng bước thay đổi, đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, hướng đến phát triển bền...

XEM THÊM TIN