Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị

15:46 | 31/03/2025

DNTH: Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 dự kiến tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với 2.700 đại biểu trong nước và quốc tế tham dự. “Tuyên bố TPHCM” là một điểm nhấn nổi bật của sự kiện bên cạnh nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa.

 

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 - Khẩn trương hoàn thiện mọi công tác chuẩn bị 1
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại TPHCM.

Bộ Dân tộc và Tôn giáo và các đơn vị liên quan chuẩn bị tham mưu kỹ lưỡng, chặt chẽ để tổ chức tốt Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Trong đó, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cần hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam để sớm trình đề án tổ chức sự kiện này. Sau đó, Chính phủ sẽ giao các bộ, ngành hỗ trợ theo chức năng, nhiệm vụ.

Báo cáo công tác chuẩn bị Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025, ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, Việt Nam đã 3 lần đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak (năm 2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội; năm 2014 tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình; năm 2019 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam).

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2025 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại TPHCM từ ngày 6-8/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

Tới nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã 4 lần điều chỉnh đề án tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Phiên bản mới nhất là Đề án số 85 ngày 25/3 sau khi Tổ công tác liên ngành của Chính phủ giao Bộ Dân tộc và Tôn giáo chủ trì làm việc với các bộ ban ngành liên quan và TPHCM về công tác chuẩn bị Đại lễ.

Một trong những điểm nhấn chính của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 là “Tuyên bố TPHCM” với nhiều tuyên ngôn chính trị của nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã xây dựng kế hoạch chi tiết 7 đề án văn hóa Phật giáo phục vụ Đại lễ gồm: Triển lãm văn hóa Phật giáo; tổ chức bay khinh khí cầu; hội chợ văn hóa Phật giáo; chương trình nghệ thuật khai mạc, bế mạc và giao lưu quốc tế; đề án quà tặng đại biểu; đề án văn hóa trà đạo Việt Nam và đề án phối hợp tổ chức đêm hoa đăng.

Về công việc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tập trung nguồn lực để thi công, bảo đảm hoàn thành các hạng mục công trình phục vụ Đại lễ đúng thời hạn, đưa công trình vào sử dụng, phục vụ Đại lễ như: Hội trường chính nơi diễn ra Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và Hội thảo khoa học đã cơ bản hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc, dự kiến sẽ hoàn thành xong trong tháng 3/2025.

Mặt bằng khuôn viên dùng làm nơi diễn ra các Lễ hội văn hóa, nghi lễ hoa đăng, triển lãm, mỹ thuật Phật giáo, khu vực làm Trung tâm báo chí, Trung tâm an ninh tại không gian khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam đã cơ bản bảo đảm yêu cầu, đúng tiến độ đề ra.

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2025 góp phần giới thiệu hình ảnh đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, hòa hợp và đoàn kết tới bạn bè quốc tế; khẳng định với cộng đồng quốc tế về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, về đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Tham khảo Bản thiết kế 3D sự kiện mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm 2025:

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Độc đáo lễ cầu mưa trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang

DNTH: Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Jrai, với mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang”

DNTH: Chương trình dân ca dân vũ “Tháng Ba Tây Nguyên - Em là hoa Pơ lang” của các dân tộc Tây Nguyên là một trong những điểm nhấn thú vị tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) cuối tuần này.

Nhiều sản phẩm du lịch mới của Hà Nội sắp ra mắt

DNTH: Theo số liệu báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, trong tháng 3/2025, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,61 triệu lượt khách. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 709.000 lượt, khách du lịch nội địa ước đạt 1,91 triệu...

Tu bổ, tôn tạo di tích Đền Đuổm (Thái Nguyên) xứng tầm giá trị lịch sử

DNTH: Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam, các loại hình tín ngưỡng, thờ cúng anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước xuất hiện từ rất sớm, phản ánh quá trình dựng nước, giữ nước trong lịch sử, là...

Hành trình đi tìm hương vị trong phố

DNTH: Hà Nội - nơi mỗi món ăn là một mảnh ghép ký ức. Dự án sách "Ký hoạ hương vị phố Cổ Hà Nội" ra đời từ cái duyên gặp gỡ của nhóm thi họa và những người trót yêu Hà Nội cùng chung một khát vọng: lưu giữ và lan tỏa những...

Công diễn vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" - bản hùng ca về người Hà Nội

DNTH: Tối ngày 15/03/2025, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô , vở Nhạc kịch Lửa từ Đất đã có buổi công diễn đầu tiên đầy thành công, để lại nhiều dư âm trong lòng khán giả. Không chỉ được công chúng đón nhận nồng...

XEM THÊM TIN