-
Ông Donald Trump "không muốn xóa sổ Triều Tiên"
-
Ông Donald Trump lại chê Liên Hiệp Quốc
-
Tuần lễ bận rộn của ông Donald Trump
Theo đài CNBC, ông Ja bỏ ra khỏi phòng họp ngay trước thời điểm Tổng thống Donald Trump chuẩn bị lên phát biểu. Đây được xem là một thông điệp bất thành văn mà Triều Tiên muốn gửi đến Mỹ. Phái đoàn Triều Tiên tại LHQ nói với đài NBC rằng họ muốn "tẩy chay" bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump bằng cách chỉ để 1 nhà ngoại giao cấp thấp ở lại phòng họp.
Ông Ja trở thành Đại sứ Triều Tiên tại LHQ từ ngày 28-2-2014. Người này từng đề cập đến sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Hàn Quốc. Hôm 6-3, ông Ja viết một bức thư cho Đại sứ Anh tại LHQ, nói rằng các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc đang đẩy tình hình trên bán đảo Triều Tiên đến bờ vực chiến tranh hạt nhân.
Đại sứ Triều Tiên tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ja Song-nam rời đi trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu. Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Ảnh: Reuters
Trong bài phát biểu trước đại diện của 193 quốc gia thành viên LHQ, Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc "hủy diệt hoàn toàn" Triều Tiên nếu bắt buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh của Washington.
"Người đàn ông tên lửa (chỉ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un) đang trên hành trình tự sát đối với bản thân và chế độ của ông ta" - Tổng thống Donald Trump nói.
Lúc nhà lãnh đạo Mỹ phát biểu, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Margot Wallstrom tỏ ý phản đối. Bà Margot sau đó trả lời đài BBC: "Đó là một bài phát biểu sai lầm, vào một thời điểm sai lầm, dành cho đối tượng khán giả không phù hợp".
Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel cam kết bà sẽ làm tất cả để đảm bảo một giải pháp ngoại giao đối với vấn đề Triều Tiên. "Tất cả những thứ khác sẽ dẫn đến thảm họa" – bà Merkel lưu ý.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Đại hội đồng LHQ hôm 19-9. Ảnh: REUTERS
Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump cũng đi ngược lại ý kiến của một số thành viên trong nội các của ông. Trong đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm 19-9 cho biết Ngoại trưởng Rex Tillerson đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên bằng con đường ngoại giao.
Theo đài Fox News, ông Tillerson nhấn mạnh chính sách của Washington là gây áp lực lên Bình Nhưỡng thông qua hình thức trừng phạt.
Nghị sĩ đảng Dân chủ Ed Markey thuộc Uỷ ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cũng lên án bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump. Người này cho rằng nhà lãnh đạo Mỹ chưa sử dụng hết các lựa chọn để khuyến khích Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán.
Trong khi đó, ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa (Mỹ) năm 2012, Mitt Romney, ca ngợi Tổng thống Donald Trump đã đưa ra một thông điệp mạnh mẽ và cần thiết dành cho các thành viên của LHQ trong việc đối phó với những thách thức toàn cầu.
Không quên Venezuela
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng LHQ hôm 19-9, Tổng thống Donald Trump mô tả tình trạng đang tiến đến bờ vực sụp đổ ở Venezuela là "hoàn toàn không thể chấp nhận". Ông chủ Nhà Trắng cho biết Mỹ đang cân nhắc những hành động tiếp theo. "Chúng tôi không thể đứng yên và quan sát" – ông nói.
Venezuela sau đó bác bỏ những lời đe dọa kể trên, đồng thời tuyên bố nước này sẵn sàng chống lại bất cứ hành động nào của Washington, kể cả "một cuộc xâm lược".
Phạm Nghĩa (Theo Reuters, CNBC)
Ý kiến bạn đọc...