Dàn dựng quảng cáo thực phẩm dạ dày mộc thảo như thuốc để lừa đảo người bệnh?
20:12 | 14/04/2022
DNTH: Chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, không có tác dụng chữa bệnh và thay thế thuốc chữa bệnh, nhưng sản phẩm dạ dày mộc thảo đang được dàn dựng quảng cáo như thuốc đặc trị các bệnh về dạ dày trên các nền tảng mạng xã hội, khiến hàng vạn người bệnh trên cả nước bị sập bẫy lừa, tiền mất tật mang.
Theo tìm hiểu, sản phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày mộc thảo được sản xuất bởi Công Ty TNHH Dược Phẩm Smard, có địa chỉ tại thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội. Đơn vị chịu trách nhiệm công bố lưu hành sản phẩm là Cty TNHH thương mại Grow Up Việt Nam có địa chỉ tại, tầng 5, tòa nhà NO2 Gold Season, số 47 phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Theo đó, sản phẩm dạ dày mộc thảo được Cục An toàn thực phẩm cấp bản tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 40/2022-ĐKSP, ngày 4/1/2022, trong đó ghi rõ dạ dày mộc thảo là sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thế nhưng trên hàng loạt các nền tảng mạng xã hội xuất hiện các thông tin hình ảnh, clip được dàn dựng quảng cáo sản phẩm này có công dụng như thuốc đặc trị bệnh dạ dày.
Điển hình là các clip có hình ảnh của Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, trong clip quảng cáo, bà Hải tự nhận mình là người nghiên cứu ra bài thuốc này và liên tục gọi dạ dày mộc thảo là bài thuốc trị bệnh dạ dày, cùng với đó là nổ hàng loạt công dụng ưu việt của thuốc trong việc điều trị cho bệnh nhân.
"Để bài thuốc được nhiều người biết đến và tăng cái hiệu quả, tôi đã kết hợp với Công ty dược phẩm quốc tế đạt chuẩn GMP, để sản xuất dạng viên hoàn thông qua sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe mộc thảo, để người bệnh dễ sử dụng và hiệu quả cao hơn, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 đến 3 viên sau ăn 30 phút, uống 3 tháng là ổn".
Đáng nói, ở các clip quảng cáo còn có dấu hiệu cắt ghép, gắn logo của một số cơ quan báo chí chính thống để thu hút sự chú ý và tin tưởng của người bệnh.
Ngoài ra, các đối tượng làm clip quảng cáo còn đưa lên hình ảnh các bệnh nhân đã sử dụng bài thuốc dạ dày mộc thảo và khỏi bệnh để làm "chim mồi" hút người bệnh sập bẫy.
Với những chiêu trò dàn dựng quảng cáo sai sự thật như trên, có dấu hiệu vi phạm vào khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.
Vào vai một bệnh nhân, phóng viên để lại số điện thoại ở fanpage bác sĩ Nguyễn Hồng Hải, thì khoảng 10 phút sau nhận được cuộc gọi của một người đàn ông tự xưng là bác sĩ Khánh, gọi đến tư vấn từ phòng khám của bác sĩ Nguyễn Hồng Hải. Sau một hồi tư vấn, vị bác sĩ tự xưng này kê đơn cho phóng viên 1 liệu trình điều trị có giá lên tới gần 2 triệu đồng. Khi phóng viên đề nghị đến khám tại phòng khám và lấy thuốc, thì vị này viện lý do đang dịch bệnh nên chỉ khám qua điện thoại và gửi thuốc qua đường bưu điện.
Đây là những chiêu trò rất quen thuộc của các bác sĩ online, họ luôn tư vấn cho người bệnh và đe dọa nếu dùng thuốc tây sẽ có hại cho sức khỏe, nếu không điều trị nhanh sẽ có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Người bệnh nào nhẹ dạ cả tin, sẽ lập tức bị dính bẫy lừa, bỏ số tiền lớn ra mua phải thực phẩm bảo vệ sức khỏe và không hề có tác dụng chữa bệnh như những lời quảng cáo.
Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, thì trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay, hình ảnh bác sĩ Nguyễn Hồng Hải đi quảng cáo cho các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe khá phổ biến, tuy nhiên ở sản phẩm dạ dày mộc thảo, vị này có những lời lẽ thổi phồng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thành bài thuốc chữa bệnh là điều bất thường, có dấu hiệu dẫn dụ lôi kéo người bệnh tin tưởng đây là thuốc chữa bệnh, từ đó sập bẫy lừa, khiến họ rơi vào cảnh tiền mất tật mạng.
Trong khi đó, tại bản xác nhận quảng cáo do Cục An toàn thực phẩm cấp cho sản phẩm dạ dày mộc thảo thì công dụng của sản phẩm này được ghi rõ là "hỗ trợ giảm acid dịch vị, hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày; hỗ trợ giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, tá tràng". Và phải ghi rõ sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Vì vậy, người bệnh cần hết sức cẩn trọng và tìm hiểu kỹ trước khi bỏ tiền mua thuốc điều trị, nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, thay vì tin theo các chiêu trò quảng cáo thổi phồng công dụng, để rồi tự biến mình thành nạn nhân của nhóm đối tượng lừa đảo.
Phóng viên sẽ tiếp thông tin!
PV
Cùng chuyên mục
- Tags:
- Dàn dựng /
- Dạ dày mộc thảo /
- Thuốc /
- thực phẩm chức năng /
- lừa đảo /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
MobiSafe - “Áo giáp” bảo vệ người dùng trước các mối đe dọa trực tuyến
DNTH: Không gian mạng càng mở, các rủi ro về an toàn thông tin càng tăng. Điều này bắt buộc người dùng phải nâng cao cảnh giác, trang bị thêm giải pháp bảo mật nhằm ngăn chặn các nguy cơ gây hại.
Phát hiện số lượng lớn xác lợn chết và thịt lợn không rõ nguồn gốc
DNTH: Ngày 22/12, Công an huyện Định Quán (Đồng Nai) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ một cơ sở có dấu hiệu giết mổ lợn đã chết và kinh doanh thịt lợn trái phép.
Vì sao sách giả, sách lậu vẫn lan tràn?
DNTH: Thời gian qua, dù các cơ quan chức năng đã có những biện pháp xử lý thích đáng với các cá nhân, đơn vị làm sách giả, sách lậu, tuy nhiên thực trạng này vẫn còn diễn biến phức tạp. Điều gì đã khiến cho sách giả, sách lậu...
Sách lậu, sách giả: Trách nhiệm không chỉ thuộc về các nhà xuất bản
DNTH: Cần có sự chung tay của nhiều bên với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giải quyết căn cơ, tận gốc vấn nạn in và tiêu thụ lậu các xuất bản phẩm trong đó có sách giáo khoa.
Thu hồi 139 mã vùng trồng và 192 mã nhà đóng gói vi phạm quy định
DNTH: Năm 2024, các cơ quan chức năng đã cấp 1.194 mã số vùng trồng, 175 mã số nhà đóng gói nhưng cũng thu hồi nhiều mã vùng trồng, nhà đóng gói vi phạm quy định.
Gian nan trong kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
DNTH: Nhiều container hàng hóa xuất nhập khẩu giả nhãn hiệu nổi tiếng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã bị lực lượng Hải quan ngăn chặn kịp thời tại các cửa khẩu trong thời gian qua. Tuy nhiên trong quá trình đấu tranh, ngành...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu giải quyết việc làm mới cho 169.000 lao động
-
Lo thua lỗ, nhà vườn giảm số lượng hoa Tết
-
Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến
-
Hơn 13.500 trường hợp vi phạm giao thông bị xử lý ngày đầu năm mới
-
Nỗ lực vì TP. Pleiku “văn minh-xanh, sạch, đẹp”
-
Những tuyến phố đắt nhất Hà Nội theo bảng giá mới năm 2025
Sống khỏe
-
Herbalife khảo sát 'New Year, New Me' về nâng cao thể chất của người Việt Nam năm 2025
-
Người dân có thể mua thuốc trực tuyến trên ứng dụng VNeID
-
Đảng bộ Bệnh viện đa khoa Vân Đình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024
-
Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp: Nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
-
Đã có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết tại Thu Cúc TCI
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...