Đang ngồi tù, lập di chúc có hợp pháp?
16:15 | 25/10/2023
DNTH: Theo quy định của pháp luật thì người đang chấp hành án phạt tù sẽ bị hạn chế một số quyền nhất định. Vậy người đang đi tù có được lập di chúc không?
Người đang đi tù thì có được lập di chúc?
Theo Hiến pháp năm 2013, quyền của con người và quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết như quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng (theo khoản 2, điều 14).
Theo Bộ luật Hình sự 2015, trong trường hợp công dân Việt Nam bị kết án phạt tù vì tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự, một số quyền của họ sẽ bị tước đoạt, bao gồm: quyền ứng cử đại biểu cho các cơ quan quyền lực Nhà nước; quyền làm việc trong cơ quan Nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang Nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều 638 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng thực như sau:
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
Như vậy, người đang chấp hành hình phạt tù lập di chúc mà có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó thì di chúc vẫn hợp pháp. Bên cạnh đó, để di chúc hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện về nội dung, cũng như hình thức theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Về nội dung của di chúc, Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Quyền của người lập di chúc theo quy định
Quyền sở hữu, bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt, việc tự quyết định về tài sản của mình là quyền tự do ý chí của mỗi chủ thể. Pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền của mỗi cá nhân đối với tài sản của họ.
Điều 609 Bộ luật dân sự 2015 quy định: cá nhân có quyền lập di chúc để quyết định về tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo quy định pháp luật, và được hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Quy định này thể hiện quyền của cá nhân trong việc lập di chúc, thể hiện quyền định đoạt tài sản của mình.
Pháp luật ghi nhận và bảo vệ quyền của người lập di chúc tại các điều 626, 640 Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
- Quyền chỉ định người thừa kế: người lập di chúc có quyền chỉ định bất kỳ ai là người thừa kế, không cần phải là người thừa kế theo quy định, bao gồm cả cơ quan, tổ chức làm người thừa kế để hưởng di sản theo di chúc của mình.
- Quyền phế truất quyền hưởng di sản: pháp luật cho phép người lập di chúc phế truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nếu muốn, tôn trọng ý chí của người để lại di sản. Người thừa kế bị phế truất quyền hưởng di sản sẽ mất tư cách người thừa kế theo quy định.
- Quyền phân chia di sản cho từng người thừa kế: người lập di chúc có quyền phân chia di sản một cách cụ thể cho từng người thừa kế, quy định phần di sản hoặc hiện vật mà từng người thừa kế sẽ hưởng.
- Quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế: người lập di chúc có quyền chỉ định nghĩa vụ cho người thừa kế theo di chúc, như việc trả nợ, bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, người thừa kế không phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản liên quan đến nhân thân của người để lại di sản.
- Quyền di tặng: người lập di chúc có quyền dành một phần di sản để tặng cho người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong di chúc. Người nhận tài sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng và không cần thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người đã qua đời để lại.
- Quyền sử dụng di sản cho việc thờ cúng: người lập di chúc có quyền để lại một phần di sản để sử dụng trong việc thờ cúng. Không ai có quyền buộc người khác dành một phần di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ, nhưng nếu người để lại di chúc theo ý nguyện đó, thì ý nguyện đó phải được tôn trọng.
- Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc: người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc nếu có thay đổi ý chí. Việc này phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.
- Quyền thay thế di chúc: khi người lập di chúc đã thay thế di chúc, những di chúc trước đó không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật.
- Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản: Người lập di chúc có quyền chỉ định ai sẽ giữ di chúc, quản lý di sản và phân chia di sản. Để đảm bảo ý chí tự nguyện không bị xâm phạm, người lập di chúc có thể giao di chúc cho văn phòng công chứng, phòng công chứng hoặc bất kỳ người nào mà họ tin tưởng để giữ bản di chúc.
An Nhiên
Cùng chuyên mục
- Tags:
- di chúc hợp pháp /
- Bộ luật Dân sự /
- Quyền của người lập di chúc /
- lập di chúc /
- chấp hành án phạt tù /
- ngồi tù /
- di chúc /
- Bộ luật Hình sự /
- Chia sẻ:
- Bình luận (0)
Cảnh báo hiểm họa từ pháo tự chế
DNTH: Hàng năm, cứ đến dịp giáp Tết Nguyên đán, tình trạng buôn bán, sử dụng trái phép pháo nổ, pháo tự chế tại Quảng Bình lại diễn biến phức tạp.
Vụ ‘thao túng’ đấu giá đất ở Sóc Sơn: Xử lý nghiêm minh, đưa niềm tin trở lại
DNTH: Tình trạng thao túng đấu giá đất như ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua nếu không được kiểm soát, sẽ là lực cản lớn đối với thị trường bất động sản.
CSGT mở cao điểm, công chức vi phạm nồng độ cồn bị gửi giấy về cơ quan
DNTH: Lực lượng cảnh sát toàn quốc sẽ ra quân cao điểm dịp tết 2025 từ ngày 15.12 tới. Trong cao điểm, lực lượng vũ trang, công chức, viên chức nào vi phạm nồng độ cồn sẽ bị gửi thông báo về cơ quan.
Thu hồi, chấm dứt hoạt động nhiều dự án qui mô tại Kon Tum
DNTH: Ngày 4/12, nguồn tin cho biết, các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vừa ra quyết định thu hồi, chấm dứt hoạt động 4 dự án quan trọng tại TP. Kon Tum và huyện Kon Plông.
Cẩn trọng bị lừa đảo với dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, mua vé ca nhạc trên mạng
DNTH: Sáng 2/12, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cảnh báo lừa đảo liên quan đến dịch vụ cấp đổi hộ chiếu, chiếm đoạt tiền, thông tin cá nhân trên mạng; lừa đảo bán vé xem các chương trình ca nhạc đang thu hút...
Truy tố 10 bị can trong vụ dự án Đại Ninh
DNTH: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...
Đọc nhiều
Đô thị cuộc sống
-
Người dân làng đào Nhật Tân tất bật tuốt lá, chuẩn bị cho vụ Tết Ất Tỵ
-
Hà Nội: Nắm bắt kịp thời tình hình tiền lương, thưởng dịp Tết
-
Vẻ đẹp của đồng muối Sa Huỳnh
-
Sẽ chất vấn về ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông tại Hà Nội
-
Bắc Giang phấn đấu hoàn thành mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2024
-
Công an TP Hà Nội: truy quét tội phạm, đảm bảo trật tự Tết 2025
Sống khỏe
-
Hành trình “vượt biển tìm con” của các gia đình hiếm muộn nơi hải đảo
-
Hismart đồng hành cùng những trái tim kiên cường miền Trung
-
Nhiều chính sách đãi ngộ, thu hút và đào tạo bác sĩ tại Gia Lai
-
Công bố kết quả Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác
-
Tháng mười yêu thương cùng Starmed và Dr.Wet chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...