Đang sản xuất Tivi, ông chủ Asanzo bỗng đầu tư trại bò 2.000 tỷ đồng, sắp ra mắt phân bón Ba Con Bò cạnh tranh với Ba Con Cò

14:33 | 16/03/2021

DNTH: Hệ thống trại bò gồm 5 trang trại với tổng quy mô 25.000 con, hiện cung cấp ra thị trường 50 tấn thịt mỗi ngày, chuẩn bị sản xuất phân bón hữu cơ theo mô hình khép kín. Dự án có tổng mức đầu tư 2.000 tỷ đồng, do ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam cùng nhóm nhà đầu tư góp vốn.

VnExpress dẫn lời ông Phạm Văn Tam cho biết ông chủ thương hiệu tivi Asanzo đang đầu tư vào trại bò 25.000 con.

Ông Tam cùng với một nhóm đầu tư rót 2.000 tỷ đồng vào 5 trại bò trải dài từ Hoà Bình đến Nghệ An.

Nguồn bò nhập từ Australia, nuôi lấy thịt phục vụ thị trường lân cận. Phế phẩm, chất thải từ quá trình chăn nuôi sẽ được đưa vào dây chuyền sản xuất phân hữu cơ dựa trên công nghệ và công thức phối trộn vi sinh độc quyền đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp. Cỏ và rơm rạ cho bò ăn được thu gom từ người nông dân quanh vùng.

Các trang trại đã hoàn tất quy trình nuôi bò lấy thịt và phân phối cấp 1, đang cung cấp ra thị trường 50 tấn thịt mỗi ngày. Với khối lượng phân mỗi ngày hơn 400 tấn, doanh nghiệp chuẩn bị ra mắt phân bón hữu cơ dạng tơi và dạng viên nén ngay trong tháng 3 với thương hiệu Ba Con Bò.

Bắt đầu hoàn toàn từ con số không, ông Tam kỳ vọng Ba Con Bò sẽ đạt mức tăng trưởng ít nhất 500% trong năm nay.

Đang sản xuất Tivi, ông chủ Asanzo bỗng đầu tư trại bò 2.000 tỷ đồng, sắp ra mắt phân bón Ba Con Bò cạnh tranh với Ba Con Cò

Chia sẻ với VnExpress, ông Tam cho biết sản phẩm phân hữu cơ Ba Con Bò được sản xuất hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên, trải qua công thức phối trộn vi sinh độc quyền và dây chuyền công nghệ, đảm bảo chất lượng đồng nhất, tối ưu cho đất đai và cây trồng.

Thông qua hệ thống đại lý ước tính lên đến 30.000 điểm bán hàng, sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp của người nông dân lẫn trồng hoa cây cảnh, cây ăn trái, cây lấy bóng mát của người thành thị.

Trong năm 2022, ông chủ Asanzo dự định mở rộng trang trại về phía Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Tây nhằm tận dụng lợi thế vùng nguyên liệu và tiềm năng thị trường.

Lý do lấn sân mảng nông nghiệp, ông Tam cho biết trong năm qua, khi hoạt động kinh doanh sản phẩm điện tử gặp nhiều thách thức cũng như trong bối cảnh dịch bệnh, ông đã nhìn nhận lại gốc rễ vấn đề liên quan thu nhập của người tiêu dùng. Trước đó, Asanzo được biết đến nhiều là nhà sản xuất TV giá rẻ, phân phối cho vùng nông thôn với mức giá từ vài ba triệu đồng.

Ông Tam từng bày tỏ mối quan tâm tới lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2017, trước khi Asanzo xảy ra biến cố. Trước đó, ở cương vị nhà đầu tư, ông cho biết sẵn sàng rót vốn 5 triệu USD cho các startup phù hợp trong lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp .

B.An

 

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hải Phòng - Café khởi nghiệp sáng tạo

DNTH: Vừa qua, Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Hải Phòng tổ chức chương trình Café khởi nghiệp sáng tạo. Tham dự có ông Nguyễn Đình Vinh - Phó Giám đốc Sở KH&CN, đại diện...

Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng: Người kiến tạo công nghệ xử lý rác thải "Made in Vietnam"

"Không xử lý được môi trường, đừng nghĩ đến phát triển bền vững" - Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Đình Trọng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Công nghệ T-TECH Việt Nam. Với hơn 22 năm cống hiến, ông đã tiên phong...

Loạt doanh nghiệp bị xử phạt thuế

DNTH: Với hành vi kê khai sai thuế, 3 doanh nghiệp bao gồm Kosy, Tập đoàn TNT và Hodeco đã phải chịu án phạt nặng, trong đó Kosy chịu mức phạt và truy thu lên đến hơn 6,8 tỷ đồng.

Gỡ nút thắt về vốn cho ngành lương thực thực phẩm

DNTH: Các chuyên gia đề xuất ngân hàng cần linh hoạt hơn trong chính sách tín dụng để tháo gỡ khó khăn, giúp ngành lương thực thực phẩm ổn định sản xuất, phát triển bền vững.

Giảm gánh nặng thủ tục, mở rộng cơ hội cho doanh nghiệp

DNTH: Nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Việt Nam đang tăng cường cải cách thể chế và cải thiện môi trường kinh doanh.

Loài trà hoa vàng mang tên chung Việt - Nhật

Trong những ngày đại hàn cuối đông, chị Phạm Thị Lý, nhà khoa học gắn bó với nông dân gọi điện rủ tôi đi thăm lại khu bảo tồn Nam dược Nhất Dương Sinh.

XEM THÊM TIN