Đằng sau Phenikaa Group - tập đoàn tiếp bước Vinfast muốn sản xuất ô tô
14:49 | 26/03/2021
DNTH: Dưới sự điều hành của đại gia Nam Định Hồ Xuân Năng, Phenikaa đã trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành tại Việt Nam với loạt đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ; công nghiệp và nghiên cứu khoa học.

Mới đây, Tập đoàn Phenikaa cho biết ngày 26/3/2021 sẽ tổ chức hội thảo "Công nghệ tự hành và Giao thông thông minh", đồng thời ra mắt xe tự hành thông minh cấp độ 4 "Made-in-Vietnam" đầu tiên tại Việt Nam.
Mẫu xe được nghiên cứu và phát triển bởi Phenikaa X - một công ty công nghệ trực thuộc Tập đoàn Phenikaa, được thành lập năm 2020 với mục tiêu trở thành công ty công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực xe tự hành và robot công nghiệp tại Việt Nam.
Theo Phenikaa, đây là mẫu xe tự hành thông minh “Made-in-Vietnam” đầu tiên tại Việt Nam với công nghệ xe tự lái ở cấp độ 4 dựa trên thang đo 5 cấp độ cho xe tự lái của Hiệp hội Kỹ sư xe hơi (SAE) do chính đội ngũ các nhà khoa học và các chuyên gia của Tập đoàn nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng theo tiêu chuẩn quốc tế.
“Mẫu xe tự hành của Phenikaa có những tính năng thông minh vượt trội, được sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo và hầu hết các công nghệ tiên tiến trên thế giới như bản đồ 2D/3D, cảm biến Lidar, SLAM, học máy, học sâu… Khách đến tham dự sự kiện sẽ có cơ hội chứng kiến, trải nghiệm thực tế xe tự hành trong khuôn viên trường Đại học Phenikaa”, Phenikaa giới thiệu.
Như vậy, sau VinFast, Phenikaa là doanh nghiệp Việt tiếp theo có ý định lấn sân sang sản xuất ô tô công nghệ.
Tiềm lực của Phenikaa
Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Tập đoàn Phenikaa có tên đầy đủ là CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A, được thành lập vào tháng 10/2010, trụ sở hiện đặt tại phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời điểm ban đầu, công ty này có số vốn điều lệ 100 tỷ đồng, thành phần cổ đông sáng lập gồm Nghiêm Thị Ngọc Diệp (99%), Phạm Hùng (0,5%) và Phạm Thị Thu Hằng (0,5%).
Đến tháng 6/2013, cả 3 cổ đông trên đồng loạt giảm sở hữu tại Phenikaa, thay vào đó là sự xuất hiện của ông Nguyễn Quốc Dung với việc nắm giữ 98% cổ phần. Tại ngày 24/2/2017, vốn điều lệ của Phenikaa đạt mức 1.600 tỷ đồng, 10 tháng sau đó, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên mức 2.100 tỷ đồng rồi đến tháng 8/2019 số vốn điều lệ của Phenikaa là 3.000 tỷ đồng, chi tiết cổ đông không được đề cập. Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật là ông Hồ Xuân Năng.
Ông Hồ Xuân Năng vốn không phải cái tên xa lạ trong giới doanh nhân. Ông sinh năm 1964 tại Nam Định, tốt nghiệp Đại học Bách khoa. Sau khi bảo vệ luận án Tiến sĩ thành công, ông trở thành cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Cơ điện nông nghiệp và chế biến nông sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhưng sau đó, ông Năng đã bước chân sang ngành kinh doanh, trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy ô tô FORD Việt Nam. Năm 1999, ông Năng đến với Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam Vinaconex với vị trí là Thư ký Chủ tịch HĐQT.
Cuối năm 2002, Nhà máy Đá ốp lát cao cấp Vinaconex được thành lập theo quyết định của Chủ tịch HĐQT Vinaconex.

Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy lúc này không thực sự hiệu quả, gặp nhiều khó khăn, sản phẩm sản xuất ra không bán được do chất lượng không đảm bảo, đội ngũ nhân sự yếu kém và hầu như chưa nắm bắt được công nghệ.
Đứng trước khó khăn tại nhà máy mới, ban lãnh đạo Vinaconex đành “thay tướng” nhằm đổi vận. Tháng 7/2004, sau 4 lần thay đổi lãnh đạo nhưng vẫn chưa cải thiện được tình hình, ông Hồ Xuân Năng khi đó là Thư ký chủ tịch HĐQT Vinaconex là cái tên được chọn làm giám đốc nhà máy.
Không lâu sau đó, Nhà máy này được chuyển thành CTCP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (VCS) và năm 2005, công ty chính thức đi vào hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 30 tỷ đồng do Vinaconex nắm 60%.
Đến năm 2007, ông Hồ Xuân Năng được bầu làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của công ty. Cũng trong năm này, VCS lên sàn và Vinaconex vẫn là công ty mẹ sở hữu 51% bên cạnh các cổ đông như Vietnam Holding (5%) và CTCP Đầu tư IPA (5%). Sau đó, Vinaconex thoái vốn dần và đến năm 2013 thì thoái hết hoàn toàn.
Sau khi Vinaconex thoái vốn, VCS đã được đổi tên thành CTCP Vicostone và thực hiện tái cơ cấu, trở thành công ty con của Tập đoàn Phenikaa.
Vicostone cũng chính là doanh nghiệp làm nên tên tuổi của ông Hồ Xuân Năng và đưa vị doanh nhân gốc Nam Định vào Top người giàu trên thị trường chứng khoán với khối tài sản nghìn tỷ. Tại ngày 31/12/2020, vốn điều lệ của Vicostone là 1.600 tỷ đồng, trong đó ông Xuân Năng nắm giữ 5,8 triệu cổ phiếu VCS (tương ứng tỷ lệ 3,74%) còn Phenikaa sở hữu 84,16%.
Trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp thành công, nhưng vốn là dân nghiên cứu khoa học, doanh nhân Hồ Xuân Năng vẫn luôn trăn trở với ước mơ làm khoa học và giáo dục đào tạo.
Chính vì vậy, song song với việc điều hành Vicostone, trong giai đoạn 2015 – 2016, ông Hồ Xuân Năng đã mua 35% cổ phần của Trường Đại học Thành Tây và đến cuối năm 2017 nắm cổ phần chi phối trường đại học này. Giống như Vicostone trước đây, Đại học Thành Tây dưới thời ông Năng được “bẻ lái” sang định hướng mới với mục tiêu trở thành một đại học nghiên cứu. Để rồi, TIAS – Viện nghiên cứu khoa học cơ bản trực thuộc Trường Đại học Thành Tây được thành lập.
Đến tháng 11/2019, Tập đoàn Phenikaa chính thức ra mắt Trường Đại học Phenikaa và Quỹ Đổi mới Sáng tạo Phenikaa với quy mô 1.000 tỷ đồng. Đại học Phenikaa không hẳn bắt đầu từ số 0, mà đây vốn là Trường Đại học Thành Tây, ngôi trường đã có hơn 10 năm hoạt động.
Nhờ sự thông minh, nhạy bén và tài quản lý của mình, vị doanh nhân sinh năm 1964 này đã được giới kinh doanh gọi là Năng "Do thái".
Ngoài Vicostone, ông Hồ Xuân Năng còn đứng tên tại loạt doanh nghiệp khác là CTCP phát triển thiết bị thông minh Phenikaa, Viện Nghiên cứu & Công nghệ Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa, CTCP Kiểm định và Chứng nhận Phenikaa, CTCP Đầu tư Giáo dục Phenikaa, CTCP Giải pháp Thông minh Phenikaa, CTCP Công nghệ Phenikaa MAAS, CTCP Điện tử Phenikaa, CTCP Thương mại và Chuyển giao Công nghệ Phenikaa, CTCP Phenikaa-X.

Phenikaa làm ăn ra sao?
Trở lại với Phenikaa (công ty mẹ), theo dữ liệu của Nhadautu.vn, trong giai đoạn 2016-2019, doanh thu thuần của tập đoàn luôn duy trì trên mức nửa nghìn tỷ đồng, như năm 2016 là 572,4 tỷ đồng, 2017 là 788,4 tỷ đồng. Riêng năm 2019, doanh thu thuần của Phenika đạt 694 tỷ đồng.
Đáng chú ý, biên lãi thuần trên doanh thu của Phenikaa luôn ở mức rất cao, trên dưới 100% trong giai đoạn 2016-2019, trong đó riêng năm 2019 là 688,8 tỷ đồng.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Phenika ở mức 5.233 tỷ đồng, trong khi đó nợ phải trả là 1.358 tỷ đồng.
https://nhadautu.vn/dang-sau-phenikaa-group--tap-doan-tiep-buoc-vinfast-muon-san-xuat-o-to-d50003.html
Theo Nhà đầu tư
Cùng chuyên mục
-
Tags:
- CTCP Kiểm định và Chứng nhận Phenikaa /
- Trường Đại học Phenikaa /
- Viện Nghiên cứu & Công nghệ Phenikaa /
- CTCP phát triển thiết bị thông minh Phenikaa /
- Tập đoàn Phenikaa /
- Phenikaa Group /
- Phenikaa /
- Hồ Xuân Năng /
- thành lập /
- CTCP /
- sản xuất ô tô /
- Vinaconex /
- VINFAST /
- Chia sẻ:
-
-
-
Bình luận (0)

Vietnam AutoExpo 2025: Cơ hội vàng cho doanh nghiệp
DNTH: Triển lãm quốc tế lần thứ 18 về Phương tiện giao thông, vận tải và Công nghiệp hỗ trợ - Vietnam AutoExpo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12 - 14/6/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE, Cung Văn hóa Việt Xô, Hà Nội.

DLG khởi đầu thuận lợi trong quý 1/2025
DNTH: Ngày 5/5, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLGL; HoSE: DLG) cho biết, vừa công bố Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 1/2025.

BSR doanh thu gần 32.000 tỷ đồng trong quý I/2025
DNTH: Mặc dù giá dầu thế giới biến động khó lường, BSR vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý I/2025 với doanh thu gần 32.000 tỷ đồng.

Chắp cánh khởi nghiệp xanh
DNTH: Mặc dù các DN khởi nghiệp xanh mang lại nhiều lợi ích cộng đồng, xã hội, nhưng vốn ít, non nghề… là những khó khăn khiến nhiều startup xanh đang loay hoay và mong được hỗ trợ, tháo gỡ.

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM
DNTH: Tại Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của TPHCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TPHCM.

ROX Key đặt mục tiêu doanh thu 1.000 tỷ đồng
DNTH: Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2025 của ROX Key đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu ở mức 1.000 tỷ đồng, tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ổn định trong bối cảnh kinh tế đầy thách thức.
Đô thị cuộc sống
-
Từ ngày 20/5 người dân Hà Nội có thể thực hiện trực tuyến một số thủ tục về đất đai
-
Xếp hàng xuyên đêm chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Quán Sứ
-
Pearl Residence hợp tác với Savills Việt Nam giúp nâng tầm chuẩn sống nơi trung tâm đô thị biển Cửa Lò
-
Cầu Tứ Liên: Biểu tượng mới cho hành lang phát triển phía Bắc Thủ đô
-
Hà Nội công bố đường dây nóng về trật tự giao thông dịp lễ 30/4 - 1/5
-
Báo chí tiếp lửa cho startup
Sống khỏe
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL phẫu thuật nội soi thành công ca bệnh phức tạp liên quan đến thận
-
Ưu đãi đặc quyền chào đón dịp cao điểm nghỉ hè 2025 tại quần thể nghỉ dưỡng và thể thao Ruby Tree Golf Villas
-
Bệnh viện ĐHYD-HAGL: Ca nội soi hy hữu, cắt thận lấy hơn 100 viên sỏi
-
Bệnh viện Mắt Cao Nguyên tổ chức chương trình "Mắt sáng học đường - Vững bước tương lai"
-
Tỷ lệ mắc ung thư phổi gia tăng ở những người không hút thuốc lá
Thị trường
-
Ô tô cũ ế ẩm, giới buôn “có lời là bán”
-
"Lướt sóng" bất động sản thời điểm này 90% là thất bại
-
Ninh Thuận bứt phá ngoạn mục, trở thành “mỏ vàng” trong mắt nhà đầu tư
-
Bất động sản Việt Nam vẫn hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
-
M&A bất động sản phía Nam nhộn nhịp trong mùa dịch
-
Ô tô giảm giá “chạy” tháng ngâu
Ý kiến bạn đọc...