Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long

08:27 | 25/12/2024

DNTH: Ngày 24/12, Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa thông tin cho báo chí liên quan đến nội dung Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ với địa điểm này. Theo đó, Cục Di sản Văn hóa cho biết, trong số 56 Di sản thế giới đang nằm trong Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa không có Vịnh Hạ Long.

Cục Di sản văn hóa cũng khẳng định: “Việt Nam chưa từng có di sản thế giới nào bị đưa vào Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa tính đến thời điểm hiện tại”, Cục Di sản văn hóa khẳng định.

Thông tin từ Cục Di sản Văn hóa cho biết, ngày 20.12.2024, Hãng Reuters đưa tin UNESCO sẽ triển khai một nhóm chuyên gia sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ với địa điểm này. Đây là một trong những nội dung đã được Đoàn Việt Nam tham gia Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản Thế giới từ ngày 21 - 31.7.2024 trao đổi, thống nhất với Trung tâm Di sản Thế giới UNESCO và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Hội đồng quốc tế về Di tích và Di chỉ (ICOMOS).

Chuyên gia UNESCO khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long nhằm tăng cường các  biện pháp bảo vệ di sản

Kỳ họp của Ủy ban Di sản Thế giới hằng năm và tại Kỳ họp lần thứ 46 tập trung thảo luận một số nội dung chính như: Đánh giá định kỳ tình hình bảo vệ các Di sản Thế giới - là một phần của quy trình giám sát (trong đó có Vịnh Hạ Long), được đánh giá dựa trên báo cáo tình trạng bảo tồn của các Di sản thế giới do các Quốc gia thành viên gửi tới UNESCO trước mỗi Kỳ họp thường niên của Ủy ban Di sản Thế giới.

Đồng thời, xem xét hồ sơ đề cử Di sản Thế giới mới; chiến lược toàn cầu về Danh sách di sản thế giới; đánh giá Báo cáo định kỳ và một số nội dung khác về Chiến lược xây dựng nguồn nhân lực di sản thế giới, về danh mục dự kiến lập hồ sơ di sản thế giới, điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di sản thế giới của một số quốc gia, danh mục di sản thế giới bị đe dọa, tài chính và công tác chuẩn bị cho Kỳ họp tiếp theo.

Về nội dung cụ thể, tại Kỳ họp lần thứ 46 năm 2024, Ủy ban Di sản Thế giới đã kiểm tra các báo cáo về tình trạng bảo tồn của 123 Di sản Thế giới, trong đó có 56 Di sản Thế giới thuộc Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa.

“Việt Nam chưa từng có di sản thế giới nào bị đưa vào Danh sách này tính đến thời điểm hiện tại”, Cục Di sản văn hóa khẳng định.

Quảng Ninh: Kéo dài thời gian thăm vịnh Hạ Long, Bái Tử Long từ ngày 20/10  - DNTT online

Về hồ sơ đề cử di sản thế giới mới, Kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận 24 Di sản thế giới mới, theo đó, đến nay trên toàn thế giới có 1.223 Di sản thế giới, trong đó có 952 Di sản văn hóa thế giới, 231 Di sản thiên nhiên thế giới, 40 Di sản thế giới hỗn hợp.

Ủy ban Di sản Thế giới đã quyết định thông qua việc đưa 01 di sản Vườn quốc gia Niokolo-Koba (Senegal) ra khỏi Danh sách Di sản thế giới bị đe dọa và bổ sung việc đưa 01 di sản Tu viện Saint Hilarion/Tell Umm Amer (Palestine) vào Danh sách Di sản thế giới bị đe dọa, do những mối đe dọa đối với di sản này từ cuộc xung đột đang diễn ra ở Dải Gaza.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, vẫn có 56 Di sản thế giới đang nằm trong Danh sách Di sản Thế giới bị đe dọa.

Cũng theo Cục Di sản văn hóa, về Vịnh Hạ Long, từ Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới năm 2023 đã đưa ra các khuyến nghị về công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này, qua theo dõi về các hoạt động bảo tồn di sản và báo cáo của Việt Nam, Kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới đã đưa ra 8 khuyến nghị về việc bảo tồn Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, cụ thể:

4 khuyến nghị đầu tiên, UNESCO khẳng định đã xem xét và thông qua báo cáo của Việt Nam về Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, bao gồm cả việc báo cáo về tình trạng bảo tồn và xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa tỉnh Quảng Ninh và Thành phố Hải Phòng để đảm bảo quản lý tổng hợp di sản.

Bác tin đồn 'Vịnh Hạ Long bị xem xét loại khỏi danh sách Di sản thế giới'

 Khuyến nghị thứ 5, UNESCO lưu ý về kiểm soát thực hiện các dự án ở khu vực bảo vệ di sản cần đánh giá tác động di sản theo hướng dẫn của Công ước 1972 của UNESCO… Cụ thể, các dự án xây dựng phải đánh giá về sự phù hợp của dự án tác động tới giá trị nổi bật toàn cầu của di sản theo hướng dẫn đánh giá tác động di sản thế giới của UNESCO.

 Khuyến nghị thứ 6, UNESCO ghi nhận và đánh giá cao tỉnh Quảng Ninh trong việc thực hiện các biện pháp đồng bộ để giải quyết vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường nhằm duy trì chất lượng không khí và nước trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý để kiểm soát tình trạng ô nhiễm nước.

 Khuyến nghị thứ 7, UNESCO yêu cầu nộp cho Trung tâm Di sản thế giới bản đồ phân vùng chi tiết khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, sau khi Di sản thế giới Vịnh Hạ Long được mở rộng thêm Quần đảo Cát Bà.

Khuyến nghị thứ 8 là mời đoàn giám sát phản hồi của UNESCO để đánh giá tổng thể hiện trạng bảo tồn di sản, đặc biệt là công tác quản trị di sản và hiệu quả tổ chức quản lý bảo vệ di sản.

Đặc biêt, trao đổi trong thời gian diễn ra Kỳ họp lần thứ 46 của Ủy ban Di sản Thế giới, ông Giám đốc Trung tâm Di sản Thế giới Lazare Eloundou Assomo xem Việt Nam như là hình mẫu hợp tác với UNESCO và các Cơ quan tư vấn của UNESCO và là trường hợp điển hình của việc bảo tồn di sản thế giới.

Bảo tồn di sản và phát triển kinh tế Vịnh Hạ Long: Cần những quy định đặc  thù

Ông đánh giá cao việc Việt Nam tiếp tục triển khai nghiên cứu các giá trị văn hóa đặc sắc của Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà để tiến tới xây dựng hồ sơ, bổ sung tiêu chí về văn hóa cho Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà, cũng như sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam đối với nội dung nghiên cứu này.

Theo đó, UNESCO cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng, thúc đẩy các hồ sơ di sản mà Việt Nam đề nghị trong thời gian tới.

Cục Di sản văn hóa nhấn mạnh, trong thời gian tới, khi Đoàn chuyên gia UNESCO sang khảo sát thực địa tại Vịnh Hạ Long như đưa tin từ Reuters, chúng ta cần bám sát những khuyến nghị của Đoàn kiểm tra thực địa để giải trình, tiếp thu những ý kiến tư vấn, góp ý của Đoàn chuyên gia UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long, cũng như những mong muốn của Việt Nam trong việc tiếp tục nghiên cứu, bổ sung các giá trị văn hóa, đặc biệt là tiềm năng giá trị văn hóa - lịch sử của Vịnh Hạ Long với các nền văn hóa khảo cổ Soi Nhụ - Cái Bèo - Hạ Long, tiến tới lập hồ sơ đề cử Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới bổ sung tiêu chí về văn hóa theo quy định tại Hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản Thế giới.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đội ngũ trí thức, nhà khoa học tạo bứt phá mạnh mẽ cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững...

DNTH: Sáng 30/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt 200 trí thức, nhà khoa học có nhiều thành tích, đóng góp, đang hoạt động trong các ngành, lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng, giáo dục và đào tạo trên toàn quốc.

10 thành tựu, hoạt động nổi bật của Giáo dục năm 2024

DNTH: Ngày 27/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố 10 thành tựu, hoạt động nổi bật của ngành năm 2024.

Cơ hội ngắm hoa 4 mùa trên đồ gốm sứ phương Đông

DNTH: Ngày 25/12, Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoa nở từ Đất – Hoa trong nghệ thuật gốm sứ phương Đông”.

Phát động cuộc thi Tài năng tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội

DNTH: Sở GD&ĐT vừa phối hợp với Tổ chức Giáo dục IIG Việt Nam phát động cuộc thi Tài năng Tin học trẻ quốc tế - thành phố Hà Nội năm học 2024-2025 hoàn toàn miễn phí dành cho học sinh phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn Thủ...

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025: Đảm bảo thuận lợi, công bằng hơn cho thí sinh

DNTH: Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những...

Táo Quân 2025 có gì mới lạ?

DNTH: Chương trình "Gặp nhau cuối năm - Táo Quân" được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều người dân đất Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về với sự tham gia của dàn nghệ sĩ quen thuộc như: NSƯT Quốc Khánh, NSƯT...

XEM THÊM TIN