Đầu tư kinh doanh năm 2022: Năm xu hướng tất yếu

16:02 | 15/02/2022

DNTH: Trước năm 2020, có lẽ ít ai hình dung được một cách rõ ràng về những tác động của dịch bệnh có thể nghiêm trọng đến như thế, trên phạm vi toàn cầu. Tính bất định chính là đặc điểm đầu tiên và cốt lõi của một bối cảnh mới, đặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức mới, ở năm 2022 này.

Doanh nghiệp hiện tại không chỉ phải đối mặt những vấn đề kinh doanh trực tiếp của chính mình, của riêng ngành mình nữa, mà còn phải đối mặt những vấn đề lớn hơn, những thách thức toàn cầu, những vấn đề không biên giới như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cạnh tranh giữa các nước lớn… Những điều này tác động trực tiếp cuộc sống của mỗi người dân, cũng như hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Do đó, trong năm 2022 này và những năm tới, vẫn sẽ luôn hiện hữu năm xu hướng chính tác động tới lĩnh vực đầu tư kinh doanh.

Đầu tiên là "sẵn sàng cho sự thay đổi". Hiện nay, nhiều yếu tố của cộng đồng kinh doanh đã thay đổi, sắp tới sẽ tiếp tục thay đổi, nên tâm thế của doanh nghiệp cũng luôn phải sẵn sàng cho sự thay đổi. Nhiều mô hình kinh doanh cũ đã và sẽ trở nên lạc hậu, không còn phù hợphiện tại.

Ở cấp độ quốc gia, trước đây chuỗi sản xuất toàn cầu tập trung vào một số nước lớn. Tuy vậy, bối cảnh dịch bệnh vừa qua làm cho cách tổ chức chuỗi sản xuất này trở nên rủi ro. Vì thế, tiến trình dịch chuyển các chuỗi sản xuất để tránh quá phụ thuộc một quốc gia, một thị trường lớn nhất định nào đó trở nên phổ biến và bức thiết. Trong bối cảnh đó, Việt Nam lại có cơ hội đảm nhiệm một phần quan trọng của tiến trình này.

Ở cấp độ doanh nghiệp, dịch bệnh cũng kích hoạt nhu cầu thay đổi những phương thức kinh doanh truyền thống. Xu hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin đã, đang và sẽ còn trở nên mạnh mẽ hơn nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh, điển hình là các hình thức làm việc từ xa…

Xu hướng thứ hai là "thích ứng tốt hơn". Không chỉ dịch bệnh, tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu cũng làm rõ thêm đòi hỏi này. Việt Nam được đánh giá là một trong năm quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, các hoạt động đầu tư kinh doanh cần phải được đặt trong tâm lý sẵn sàng thích ứng với những bất trắc và nguy cơ.

Xu hướng thứ ba, các quốc gia trên thế giới đang trở nên "hướng nội" hơn. Thời gian qua, xu hướng bảo hộ thị trường trong nước của các quốc gia ngày càng trở nên rõ nét. Các nước tìm nhiều cách để giữ chân các nhà đầu tư đầu tư vào nước mình, dùng các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ thị trường trong nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam chính là một thị trường lớn, có nhiều lợi thế. Doanh nghiệp Việt, do vậy, đừng nên "bỏ quên" thị trường trong nước. Dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư, thị trường tiêu dùng của Việt Nam đang rất hấp dẫn nhờ ổn định, có sự tăng trưởng liên tục và quan trọng là ngưỡng thu nhập trung bình khá đã ở phân khúc chính của thị trường.

Đầu tư kinh doanh năm 2022: Năm xu hướng tất yếu
"Phát triển xanh" - xu hướng chung của thế giới.

Xu hướng thứ tư: "phát triển xanh" - xu hướng chung của thế giới nhằm chung tay bảo vệ môi trường. Việt Nam thời gian qua đã có cam kết rất mạnh mẽ và tham vọng về mục tiêu giảm phát thải, cam kết phát thải ròng bằng 0 (net Zero) vào năm 2050. Nhiều nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước đã chỉ đạo rõ ràng về đường hướng này. Bởi vậy, đầu tư FDI thời gian tới của Việt Nam nhất thiết phải "xanh" hơn, có chất lượng hơn, công nghệ cao hơn, mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Vốn tín dụng cũng sẽ ưu tiên cho vay những "dự án xanh". Tất cả nhằm tạo nên một môi trường đầu tư không chỉ thuận lợi mà còn thân thiện với môi trường. Trong nỗ lực này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng vừa chuẩn bị công bố bộ chỉ số Green Index, để đánh giá về "môi trường kinh doanh xanh" cấp tỉnh.

Cuối cùng và hơn tất cả, xu hướng thứ năm là xu hướng "nhân văn hơn", hướng đến con người nhiều hơn. Một số ngành nghề sẽ trở nên quan trọng hơn nữa như y tế, chăm sóc sức khỏe. Các sản phẩm công nghệ cũng hướng đến phục vụ tốt hơn cho cuộc sống cùng sinh hoạt thường nhật của con người.

Đang trên giai đoạn đầu của hành trình phát triển, doanh nghiệp Việt Nam không ngại thay đổi, vốn sẵn khả năng thích ứng, quan tâm đến thị trường trong nước, dần hướng đến các tiêu chuẩn xanh hơn, nhân văn hơn. Hy vọng những thách thức nảy sinh từ đại dịch Covid - 19 này cũng sẽ là dịp để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tự nâng mình lên những tầm cao mới

Trước năm 2020, có lẽ ít ai hình dung được một cách rõ ràng về những tác động của dịch bệnh có thể nghiêm trọng đến như thế, trên phạm vi toàn cầu. Tính bất định chính là đặc điểm đầu tiên và cốt lõi của một bối cảnh mới, đặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức mới, ở năm 2022 này.

Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Xuất khẩu gạo tăng hơn 23% về trị giá

DNTH: Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, từ ngày 1 - 15/1, Việt Nam xuất khẩu trên 268.700 tấn, trị giá gần 165,7 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái về số lượng tăng 38,7% và về trị giá tăng 23,28%.

Năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng trưởng cao nhưng giá trị thấp

DNTH: Lần đầu tiên sau 4 năm, năng suất lao động bình quân cả nước hoàn thành mục tiêu Quốc hội, Chính phủ giao, nhưng sự phân bổ lại không đồng đều giữa các khu vực.

Doanh nghiệp đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh trở lại

DNTH: Trong năm 2024, gần 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã dần thích nghi trong nền kinh tế và đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Xuất khẩu da giày có thể đạt khoảng 27 tỷ USD

DNTH: Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, ngành da giày đã tận dụng tốt lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết để đẩy mạnh xuất khẩu. Nhờ đó, xuất khẩu giày dép, túi xách của Việt Nam...

Sở Công thương Gia Lai hoàn thành 36/36 nhiệm vụ được giao trong năm 2024

DNTH: Năm 2024, UBND tỉnh Gia Lai giao Sở Công thương thực hiện 36 nhiệm vụ, trong đó 100% nhiệm vụ đã hoàn thành, đảm bảo chất lượng về nội dung và thời gian quy định.

Xuất khẩu gỗ sang Hoa Kỳ có thể đạt 10 tỷ USD

DNTH: Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của ngành gỗ Việt Nam. Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường này có thể đạt 10 tỷ USD năm 2025.

XEM THÊM TIN