Đầu tư trái phiếu sẽ không còn lãi cao?

09:54 | 04/03/2021

DNTH: Bất chấp những thiệt hại do đại dịch Covid-19 gây ra, lợi nhuận của nhiều ngân hàng (NH) vẫn tăng mạnh trong năm 2020, trong đó có sự đóng góp không nhỏ từ đầu tư trái phiếu. Vậy năm 2021, việc các NH đầu tư vào trái phiếu có còn thuận lợi?

Lãi lớn từ trái phiếu

Trong năm 2020, không ít NH buộc phải tái cơ cấu nợ, giảm, miễn lãi, phí cho khách hàng theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Như Vietcombank đã hỗ trợ khách hàng khi giảm lãi suất gần 4.000 tỷ đồng, Vietinbank dành gần 5.000 tỷ đồng qua cắt giảm lợi nhuận và BIDV giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ đồng để cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn, giảm lãi, phí để hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch.

Dù vậy, ngành NH vẫn thuộc tốp dẫn đầu về tăng trưởng lợi nhuận trong năm vừa qua, mà từ đó đã thúc đẩy giá cổ phiếu của nhóm này bứt tốc trong đợt phục hồi của thị trường chứng khoán vừa qua. Diễn biến này là khá bất ngờ, khi trước đó còn có những nghi ngờ các NH sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề trước đại dịch khi nhu cầu vay vốn giảm mạnh và nợ xấu có nguy cơ tăng vọt.

Dĩ nhiên Thông tư 01/2020/TT-NHNN đã phần nào mở đường cho việc tái cơ cấu nợ, trong khi tăng trưởng tín dụng dần hồi phục trong quý IV/2020 cũng đã giúp không ít NH hoàn thành mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận. Chênh lệch lãi suất được mở rộng khi lãi suất cho vay giảm chậm hơn lãi suất huy động vốn cũng giúp kéo lợi nhuận của ngành NH. 

Lãi của ngành NH trong năm 2020 còn đến từ đầu tư trái phiếu, như ACB lãi hơn 732 tỷ đồng, MSB gần 561 tỷ đồng, MBBank lãi hơn 860 tỷ đồng, VPBank lãi gần 1.2000 tỷ đồng, Techcombank lãi 937 tỷ đồng.

Nhóm NH nhỏ hơn cũng không chịu kém cạnh, khi có mức lãi tăng vọt, như VietBank lãi gần 835 tỷ đồng, VietCapital Bank lãi gần 164 tỷ đồng, KienLong Bank lãi 77 tỷ đồng.

bai-2-trai-phieu-2-6331-1614307604.jpg

 

Áp lực trong năm 2021

Sau một năm ghi nhận thành quả vượt trội từ đầu tư trái phiếu, năm 2021 dự kiến hoạt động này của các NH có thể sẽ không còn nhiều thuận lợi. Năm 2020, mặt bằng lãi suất từ các loại lãi suất điều hành, tiền gửi, vay mượn liên NH đều giảm sâu, theo đó kéo lãi suất trên thị trường trái phiếu giảm mạnh. Cụ thể, nếu như đầu năm lợi suất phát hành của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm hơn 3%, thì đến cuối năm đã có lúc rớt về 2,5%, kỳ hạn 15 năm cũng giảm đến 15 điểm cơ bản, kỳ hạn 20 năm và 30 năm giảm đến 60 điểm cơ bản (1% tương ứng với 100 điểm cơ bản)

Diễn biến này đã giúp nhiều NH có lãi lớn từ trái phiếu đã mua từ những năm trước với lãi suất phát hành còn khá cao. Đơn cử như trái phiếu kỳ hạn 10 năm phát hành vào năm 2015 có lợi suất lên đến 6,5%, kỳ hạn 15 năm lên đến 7,5-8%, nay lãi suất giảm mạnh đã giúp các ngân hàng lãi lớn.

Tuy nhiên, năm 2021, lãi suất được dự báo sẽ chịu nhiều áp lực và có thể tăng trở lại, khi đó lượng trái phiếu này sẽ thu hẹp mức chênh lệch giá, thậm chí lỗ đối với những trái phiếu đã mua vào trong năm 2020 khi mặt bằng lãi suất thấp. Trong khi đó, ở kênh trái phiếu doanh nghiệp, sau giai đoạn tăng trưởng nóng vừa qua đã bị thắt chặt trở lại và năm 2021, các NH dự kiến sẽ khó lòng "thả cửa" rót vốn vào tài sản này như trước đây khi phải đáp ứng những quy định khắt khe hơn.

Bên cạnh đó, năm 2020, do tăng trưởng tín dụng yếu trong những tháng đầu năm, trong khi huy động vốn tăng trưởng cao hơn giúp nhiều NH dồi dào thanh khoản nên đã đẩy mạnh đầu tư vào trái phiếu chính phủ như một tài sản đầu ra an toàn trong thời dịch bệnh, vì vậy mà lãi thu được từ hoạt động này của các NH tăng mạnh.

Nhưng năm 2021 mọi thứ sẽ khác, khi mà mức độ thanh khoản của các NH có thể chịu áp lực hơn, do lãi suất tiền gửi hiện nay quá thấp có thể khiến việc huy động vốn gặp nhiều khó khăn, trong khi tăng trưởng tín dụng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi khả quan và có thể tăng tích cực ngay từ đầu năm, khi mục tiêu tăng trưởng năm nay đặt ra ở mức 12%.

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hoàn tiền không giới hạn khi chi tiêu bằng thẻ - Giới doanh nghiệp bất ngờ với chiến dịch chơi lớn nhất thị...

DNTH: Tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu về giải pháp tài chính nói chung và giải pháp thẻ nói riêng dành cho doanh nghiệp, mới đây VPBank tung chính sách “hoàn tiền không giới hạn” cho cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, tạo cơn...

Chứng khoán VPBankS cho vay margin tới 50 tỷ đồng, lãi suất 8%/năm

DNTH: Mừng sinh nhật 3 tuổi, VPBankS tung ra đặc quyền dành riêng cho khách hàng VIP với hạn mức margin lên tới 50 tỷ đồng, lãi suất chỉ 8%/năm, thủ tục minh bạch, giúp khách hàng chủ động đầu tư, đón sóng thị trường.

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

DNTH: Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng...

Phòng chờ sân bay "VPBank Lounge in Lounge" – Nâng tầm trải nghiệm khách VIP

DNTH: VPBank vừa ra mắt phòng chờ sân bay cao cấp riêng biệt tại ga quốc nội T3 (Sân bay Tân Sơn Nhất) – nhà ga nội địa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

SHB ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp - Trợ thủ tài chính linh hoạt cho doanh nghiệp bứt phá

DNTH: Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) chính thức ra mắt thẻ tín dụng doanh nghiệp SHB Mastercard Business Platinum – giải pháp tài chính linh hoạt, thiết kế riêng cho nhu cầu dòng tiền cấp thiết của các doanh nghiệp tại Việt Nam.

ĐHCĐ VPBank: Chinh phục lợi nhuận 1 tỷ USD, tái cấu trúc GPBank

DNTH: Ngày 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã: VPB) tổ chức thành công Đại hội cổ đông thường niên năm 2025. Ngân hàng đã chốt mục tiêu lợi nhuận 25.270 tỷ đồng, chia cổ tức 5%, thành lập công ty bảo hiểm, bầu lại...

XEM THÊM TIN