ĐBQH lo ngại việc người Thái nắm quyền kiểm soát Nhà máy nước sông Đuống

14:18 | 21/11/2019

DNTH: Sau thông tin "người Thái nắm quyền kiểm soát tại nhà máy nước sông Đuống", đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng (Đoàn Bến Tre) đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, chính xác là đẩy rủi ro cho nhân dân.

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng

Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng.

Sáng 20/11, thảo luận về dự thảo luật Đầu tư sửa đổi, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết, mặc dù là mặt hàng quan trọng với mọi người dân, nhưng nước sạch lại không nằm trong danh mục kinh doanh có điều kiện. Ông đề nghị cân nhắc, xem kinh doanh nước sạch có thuộc mục kinh doanh thực phẩm hay không. Nếu không thì cần đưa vào danh mục kinh doanh có điều kiện.

Cùng mối quan tâm, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Nguyễn Thị Xuân Thu đề cập đến vụ nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, ảnh hưởng tới sức khoẻ hàng vạn hộ gia đình trên địa bàn Thủ đô, tốn chi phí sục rửa đường ống, bể chứa nước.

Theo đại biểu, hình ảnh người dân xếp hàng rồng rắn chờ lấy nước cách đây vài chục năm vừa lặp lại gây bất bình trong dư luận. Bà đề nghị nước sạch cần được rà soát chặt chẽ và phải được luật hoá, kinh doanh nước sạch phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nếu không sẽ gây khó khăn cho quản lý nhà nước, rủi ro cho sức khoẻ người tiêu dùng và ràng buộc trách nhiệm của chính quyền địa phương trong giải quyết sự cố.

Trong khi đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa thì giải thích, ông không phản đối tư nhân tham gia kinh doanh nước sạch hay cấm chuyển nhượng vốn, song nước sạch, nhất là ở các đô thị lớn phải là vấn đề an ninh. Ở các nước, với một số lĩnh vực người ta không cho chuyển nhượng khi tác động tới an ninh quốc gia và Việt Nam cũng nên thiết kế công cụ tương tự.

Phó trưởng Ban dân nguyện Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) đề nghị cần có thủ tục để kiểm soát việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, tránh tình trạng “tay không bắt giặc” hay các dự án lòng vòng. Viện dẫn tình trạng nhà đầu tư người Thái nắm quyền kiểm soát, tham gia hội đồng quản trị, vừa tham gia ban kiểm soát nhà máy nước sông Đuống, ông Nhưỡng lo ngại và đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, chính xác là đẩy rủi ro cho nhân dân.

Theo danh sách cổ đông thành lập, Tập đoàn Aqua One nắm giữ 58% vốn của Công ty CP Nước mặt sông Đuống. Bên cạnh đó, Công ty CP Nước mặt Sông Đuống còn có các cổ đông sáng lập khác: Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội sở hữu 10%; Công ty TNHH MTV Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch (Newtatco) 5%; Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman (nhà đầu tư uỷ thác góp vốn) 27%.

Doanh nghiệp này đã có sự thay đổi về cổ đông khi Nhà máy nước sông Đuống được xây dựng và đi vào hoạt động. Cổ đông sáng lập là Công ty CP Đầu tư Việt Nam - Oman đã không còn xuất hiện trong danh sách, thay vào đó là công ty WHAUP (SG) 2DR PTE.Limited với tỉ lệ sở hữu 34%.

WHAUP (SG) 2DR PTE.Limited được giới thiệu là thành viên Tập đoàn WHA - Tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực logistics và các giải pháp tiện ích công nghiệp, năng lượng hàng đầu của Thái Lan.

Bà Jareeporn Jarukornsakul, nữ tỷ phú Thái Lan, hiện đang nắm chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn này, sở hữu 10,3% vốn và thông qua WHA Holding Co.,LTD sở hữu 25,3%.

 

Theo THCL

https://thuonghieucongluan.com.vn/dbqh-lo-ngai-viec-nguoi-thai-nam-quyen-kiem-soat-nha-may-nuoc-song-duong-a83772.html

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Hà Tĩnh: Chưa được phê duyệt vùng cấp nước, doanh nghiệp đã tự ý thu tiền dân

Nhà máy nước của Công ty THHH HT Thành Trung đã tự ý xây dựng hệ thống mở rộng vùng cấp nước, thu tiền người dân khi chưa được cơ quan chức năng chấp thuận. Song nhiều hộ dân lo lắng vì chưa biết khi nào sẽ có nước sạch và từ...

Đảo chiều hoàn lưu – một công trình xanh thân thiện với môi trường

Nếu từng ghé thăm TP.Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), hẳn mọi người sẽ ấn tượng với công trình đảo chiều hoàn lưu nằm ở bờ trái Sông Cái Phan Rang, thuộc địa phận phường Tấn Tài.

Đường ống nước sông Đà vỡ giữa ngày nắng nóng, người dân canh cánh nỗi lo

Liên quan đến sự cố rò rỉ đường ống nước sông Đà sáng ngày 8/7 khiến nhiều hộ gia đình ở Hà Nội bị cắt nước giữa ngày nắng nóng, Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) cho biết, đã cấp nước trở lại vào...

Lộ diện nhiều “ông lớn” lấp hàng chục hecta hồ Đại Lải để kinh doanh

Nhiều người giật mình về diện tích mà 4 “ông lớn” trong tổng số hơn 10 doanh nghiệp đã và đang “xâu xé” hồ Đại Lải.

Quảng Ninh: Nhiều hồ thủy lợi phơi đáy giữa mùa mưa

Thời điểm tháng 6 hàng năm, cũng là bước vào mùa mưa, nhưng đang tồn tại một “nghịch lý”, nhiều hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang rơi vào tình trạng cạn nước, phơi đáy. Đang là tháng cao điểm của mùa hè, nắng...

Chủ tịch VARISME: “Chúng tôi muốn mọi người dân được hưởng loại nước sạch tinh khiết, có lợi cho sức khỏe”

DNTH: Ngày 5/7, Đoàn công tác của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch tịch hiệp hội cùng ông Vũ Văn Quyết; bà Trần Phương Lan; bà Bảo Kim thuộc Hội giáo dục chăm sóc sức...

XEM THÊM TIN