Chủ nhật, 24/09/2023, 18:04

tapchidoanhnghiepvathuonghieu@gmail.com

024.6657.6928 / 0988.009.916

© Chỉ được phát hành lại thông tin khi có sự đồng ý bằng văn bản của
Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn

Nông thôn Việt Nông thôn xanh

 Đề án phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp

DNTH: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1077/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025”.
nang-cao-hieu-qua-chong-khai-thac-hai-san-bat-hop-phap
Ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp.

Đề án nhằm triển khai đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả các quy định pháp luật thủy sản; tập trung triển khai các quy định về phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU); ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC); quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản, các hệ sinh thái biển, phát triển nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế, nhằm nâng cao đời sống sinh kế của người dân vùng ven biển, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đề án đặt mục tiêu hoàn thành 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trước khi rời cảng đi khai thác trên biển phải được kiểm tra đảm bảo đầy đủ các giấy tờ và trang thiết bị theo quy định; 100% tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên phải được theo dõi, giám sát qua hệ thống giám sát hành trình tàu cá khi tham gia hoạt động trên biển và được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát tại cảng.

danh-bat-hs-1
Quyết tâm gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).

100% sản lượng thủy sản từ khai thác trong nước khi bốc dỡ qua cảng cá được kiểm tra, giám sát theo quy định; 100% sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác của nước ngoài cập cảng biển Việt Nam được kiểm tra, giám sát theo quy định của hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng của FAC - 2009 (Hiệp định PSMA).

8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp

Có 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện đề án gồm:

1. Thông tin truyền thông, tuyên truyền; 

2. Hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế chính sách;

3. Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá và kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung nguồn lực, trang thiết bị tại cảng cá; 

4. Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển của lực lượng kiểm ngư và các lực lượng chức năng khác có liên quan;

5. Quản lý đội tàu, cường lực khai thác, theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá;

6. Thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU;

7. Truy xuất nguồn gốc sản phẩm hải sản;

8. Thực hiện các nghĩa vụ điều ước quốc tế và hợp tác quốc tế.

Trong đó, tăng cường kiểm tra, kiểm soát điều kiện của toàn bộ tàu cá khi rời cảng, đặc biệt các tàu có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; kiên quyết ngăn chặn, xử lý tàu cá không đủ điều kiện theo quy định tham gia khai thác hải sản; từ chối cho cập cảng và xử lý theo quy định tàu cá không khai báo trước khi cập cảng, không nộp báo cáo, nhật ký khai thác theo quy định; kiểm soát toàn bộ sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá theo quy định về khai thác IUU.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển (kiểm ngư, cảnh sát biển, hải quân, biên phòng, thanh tra thủy sản...) tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển chồng lấn, tranh chấp, chưa phân định để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; kiên quyết đấu tranh khi lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát, bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá, ngư dân của ta.

Ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài

Lập danh sách, khoanh vùng đối tượng, nắm chắc địa bàn để theo dõi, quản lý chặt chẽ, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các tàu cá có biểu hiện nghi vấn tổ chức đi khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, răn đe, giáo dục.

Tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng của các bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển đảm bảo thực hiện triệt để, đồng bộ, thống nhất trong công tác điều tra, xử lý các hành vi khai thác IUU theo quy định của pháp luật.

Tập trung điều tra, xử lý nghiêm minh, dứt điểm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý hoặc do lực lượng chức năng trong nước phát hiện.

a1_2_1638423188074-1639272141276
Điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối, cố tình đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện

Đề án cũng nêu cụ thể các nhiệm vụ, dự án ưu tiên thực hiện gồm:

1. Dự án thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn nhằm thực thi Luật Thủy sản, phòng chống khai thác IUU ở trong và ngoài nước.

2. Đầu tư, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cảng cá, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm soát tàu cá và truy xuất nguồn gốc hải sản từ khai thác tại cảng cá, phòng, chống khai thác IUU.

3. Dự án thí điểm và nhân rộng mô hình mẫu về kiểm soát nghề cá bền vững tại 03 cảng cá tại 03 miền: miền Bắc (Hải Phòng), miền Trung (Khánh Hòa), miền Nam (Cà Mau).

4. Dự án kiện toàn, thiết lập bộ phận điều hành, chỉ huy thực thi pháp luật thủy sản, phòng chống khai thác IUU của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, phối hợp thống nhất, thông suốt từ trung ương đến địa phương và giữa các lực lượng thực thi pháp luật của các bộ, ngành có liên quan.

5. Dự án xây dựng hệ thống quản lý thống nhất đảm bảo tích hợp đồng bộ các cơ sở dữ liệu nghề cá phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, truy xuất hoạt động của tàu cá và sản lượng khai thác.

6. Dự án nâng cao năng lực, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm ngư và thanh tra chuyên ngành thủy sản về tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật thủy sản.

7. Thực hiện tuần tra chung giữa các lực lượng thực thi pháp luật thủy sản để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU.

8. Nhiệm vụ hợp tác quốc tế, đàm phán, ký kết, tham gia thực hiện các Hiệp định, Thoả thuận hợp tác nghề cá, phòng, chống khai thác IUU.

PV

Cùng chuyên mục

Trai Mông đổi đời nhờ loài cây quý ra quả lổn nhổn dưới gốc

Trai Mông đổi đời nhờ loài cây quý ra quả lổn nhổn dưới gốc

Phiêng Ban, bản cao nhất của xã Mường Giàng (huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), bản nằm giữa lưng chừng núi, hầu hết dân bản là người Mông. Ở cái nơi nghèo khó ấy có một anh chàng người Mông “dám nghĩ, dám làm”, đưa loài cây quý về trồng dưới tán rừng để làm giàu. Đó là cây sa nhân tím-loài cây ra quả lổn nhổn dưới gốc. Anh chính là Thào A Dia, một nông dân làm kinh tế giỏi.
Vườn tạp ở trung du miền núi đem lại hiệu quả kinh tế

Vườn tạp ở trung du miền núi đem lại hiệu quả kinh tế

Chủ trương và chính sách, kèm theo sự hỗ trợ về nhiều mặt của chính quyền địa phương đã tạo động lực thúc đẩy người dân Hoài Ân (tỉnh Bình Định) cải tạo vườn nhà, vườn đồi thành vườn kinh tế.
Vườn toàn rau siêu khổng lồ trên sân thượng 35m2 của bố đảm Nha Trang

Vườn toàn rau siêu khổng lồ trên sân thượng 35m2 của bố đảm Nha Trang

Nhìn dưa chuột tưởng mướp, nhìn xà lách cuộn cứ ngỡ bắp cải, hay nhìn rau cải thường cứ ngỡ một loại rau siêu khổng lồ nào đó,...
Lão nông chế máy tuốt lạc “vừa rẻ vừa khỏe”, nhiều người hỏi mua

Lão nông chế máy tuốt lạc “vừa rẻ vừa khỏe”, nhiều người hỏi...

Sau thời gian dài tìm tòi nghiên cứu, ông Lưu Quang Trương (SN 1957, xã Cam An Nam, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã sáng chế thành công máy tuốt lạc (đậu phộng).
Trồng "cây độc", nuôi "con lạ", nhiều nông dân miền Tây hốt bạc

Trồng "cây độc", nuôi "con lạ", nhiều nông dân miền Tây hốt bạc

Miền Tây nổi tiếng với những nông dân cần cù, chất phác nhưng cũng đầy sáng tạo. Những mô hình hay, cách làm “độc, lạ” lại thành công không chỉ giúp nhiều nhà nông làm giàu, mà còn góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm của cộng đồng trong sản xuất.
Làng nghề Phú Vinh - Nơi gìn giữ một nét tinh hoa

Làng nghề Phú Vinh - Nơi gìn giữ một nét tinh hoa

DN&TH; Xã hội phát triển, những sản phẩm mang tính ứng dụng cao ngày càng phổ biến. Tuy nhiên những sản phẩm thủ công vẫn tìm cho mình một chỗ đứng nhất định. Đơn giản là cùng với sự cầu kỳ, tài hoa trên từng sản phẩm của các nghệ nhân không gì có thể thay thế được. Làng nghề mây tre đan Phú Vinh là một trong những làng nghề vẫn kiên nhẫn từng ngày để lưu giữ nét đẹp cổ truyền đó.
Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản, rau quả

Cú hích 200 tỉ USD từ xuất khẩu: Kỳ tích thủy sản, rau quả

Thủy sản và rau quả là 2 ngành hàng có mức độ tăng trưởng xuất khẩu cao nhiều năm qua và đang hướng đến kim ngạch 10 tỉ USD trong năm nay
Khai thác rừng đặc dụng, phòng hộ có tiềm năng

Khai thác rừng đặc dụng, phòng hộ có tiềm năng

Đó là một trong những đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) nhằm thực hiện hiệu quả việc quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ ở nước ta.