Để dân giàu hơn cho đất nước mạnh hơn

17:16 | 20/04/2019

DNTH: “Dân giàu, nước mạnh” là cụm từ mà chúng ta đã quá quen thuộc. Nhưng thế nào gọi là “dân giàu” và cần làm gì để cho “dân giàu”? Dĩ nhiên là có nhiều góc nhìn về chữ “giàu” nhưng chúng ta hãy xét về phương diện kinh tế.

Trước hết thì mức độ giàu có của một quốc gia được tính từ con số “tổng sản lượng quốc gia”, là tổng cộng tất cả giá trị sản phẩm và dịch vụ sản xuất trong nước, mang chia đều con số này cho toàn dân thì sẽ có số “thu nhập bình quân đầu người”. Với tử số (tổng sản lượng quốc gia) và mẫu số (dân số) luôn gia tăng, muốn cho “dân giàu” nghĩa là muốn nâng cao chỉ số thu nhập bình quân thì chỉ có hai cách là làm sao để mẫu số tăng chậm và tử số tăng nhanh. Trong phạm vi bài này xin không bàn việc kềm chế mức tăng trưởng dân số, mà chỉ bàn về việc làm sao để tổng sản lượng quốc gia tăng nhanh.

Ảnh minh họa - Internet

Con số tổng sản lượng quốc gia có thể ước tính được bằng cách cộng các số chi tiêu bên khối tiêu thụ của người tiêu dùng, của nhà nước, tiền đầu tư… hoặc cũng có thể tính được từ đầu ra của khối sản xuất gồm tất cả các doanh nghiệp trong nước. Như vậy muốn giúp cho “dân giàu” thì điều căn bản là cần tạo điều kiện tốt đẹp để giúp cho khối doanh nghiệp này được phát triển mạnh.

Theo Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam thì trong đội ngũ doanh nghiệp doanh nhân hiện nay thì doanh nghiệp cỡ lớn chiếm 2%, doanh nghiệp cỡ vừa 2%, còn lại 96% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Nếu tính cả các hộ cá thể đang hoạt động trong nền kinh tế thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có thể chiếm tới 99,9%. Khu vực doanh nghiệp Nhà nước được quan tâm tập trung để giúp lớn lên và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì bản thân họ có sức mạnh kết nối trong chuỗi năng lực toàn cầu nên thường là hoạt động tốt. Riêng khu vực doanh nghiệp tư nhân thì đang đứng trước một giai đoạn khó khăn nhất của mình. Với quy mô, năng lực tài chính yếu kém, công nghệ lạc hậu, lượng nhân công ít ỏi, lại thiếu các biện pháp trợ giúp của nhà nước, vì thế nên các doanh nghiệp dân doanh không lớn được nhanh và khi có cú sốc tiêu cực ập đến thì khu vực này không có sức đề kháng…

Đi tắt đón đầu

Để phát triển nhanh về kinh tế, nhà nước cũng đã chọn một số ngành công nghệ làm mũi nhọn, thành lập nhiều tập đoàn lớn để tìm cách “đi tắt đón đầu” và nhanh chóng “đưa thuyền ra biển lớn”. Thế nhưng chiến thuật này đã không mang lại kết quả mong muốn, chủ yếu do trình độ và năng lực con người chưa đáp ứng được yêu cầu.

“Đi tắt đón đầu” là một chiến thuật chính đáng, nhưng muốn thực thi chính sách thì cần có những thể chế vững chắc và quan trọng nhất vẫn là yếu tố con người. Muốn đưa thuyền ra biển lớn thì phải có những vị thuyền trưởng tài ba, đầy kinh nghiệm để lèo lái những tập đoàn kinh tế này, không khéo chưa ra khơi thì thuyền đã chìm nghỉm để rồi đất nước lại gánh thêm nợ. Người CEO của một tập đoàn lớn cần có đủ kinh nghiệm và bản lĩnh để lãnh đạo doanh nghiệp mình xông pha thương trường, cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Nếu một quan chức nhà nước không thể bước ngang sang làm bác sĩ mổ xẻ trong một bệnh viện hay làm nhạc trưởng của một bản đại hợp tấu thì chúng ta cũng không thể mong quan chức ấy trong một thời gian ngắn có thể trở thành vị tổng giám đốc tài ba của một tập đoàn công nghệ hay một ngân hàng lớn được. Để có thể lèo lái một tập đoàn lớn, một vị CEO cũng cần được rèn luyện bài bản từ những doanh nghiệp hay các phân ngành từ nhỏ đến lớn để  trưởng thành theo thời gian. Thế nhưng sân huấn luyện CEO của chúng ta có đủ khả năng đào tạo hay chưa?

Tạo công ăn việc làm

Nói chung nền kinh tế Việt Nam cần phải tạo ra ít nhất một triệu việc làm mới mỗi năm chỉ để hấp thụ lao động mới. Về điểm này thì một bài thảo luận khác của nhóm nghiên cứu Fulbright/Harvard trước đó đã đưa ra nhận xét như sau: “Nói một cách đơn giản, khu vực nhà nước không tạo ra được nhiều việc làm, nhưng lại chiếm một nửa giá trị đầu tư doanh nghiệp. Trong khi đó khu vực tư nhân, hiện đang tạo ra được việc làm, lại chủ yếu bao gồm những doanh nghiệp nhỏ với cơ cấu vốn yếu kém, gặp khó khăn trong việc tăng trưởng để trở thành các doanh nghiệp vừa và lớn, vì khó tiếp cận được đất đai và vốn vay ngân hàng”.

Thiếu liên kết với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài

Kêu gọi các doanh nghiệp FDI vào đầu tư ở Việt Nam cũng không khác mang những ngọn lửa công nghệ mới về nước và mong làm mồi châm cho những doanh nghiệp trong nước để cùng nhau thắp sáng bộ mặt kinh tế Việt Nam. Tiếc thay mang những đốm lửa ấy về nhưng lại không thấy “bắt mồi”.

Bài thảo luận trên đây cũng đã viết như sau: “Các trở ngại đối với sự tăng trưởng của khu vực tư nhân trong nước đã làm hạn chế sự phát triển của những ngành phụ trợ vốn hưởng lợi nhiều nhất từ những liên kết này.  Hơn thế nữa, nếu không có mối quan hệ vững chắc và lâu dài với các nhà cung ứng nội địa, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có ít động cơ ở lại Việt Nam một khi chi phí lao động và những chi phí khác tăng lên…”.

Chính sách cần thay đổi

Nhìn lại vấn đề từ các góc cạnh trên thì vai trò chính của các cơ quan quản lý nhà nước là để hỗ trợ doanh nghiệp, tương tự như bộ phận hậu cần hỗ trợ các chiến sĩ tiền tuyến. Bài thảo luận Fulbright / Harvard (2013) đã có nhắc đến điểm này như sau: “Sau khi thực thi Luật Doanh Nghiệp, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên trong thời gian gần đây tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp có vẻ đang trở lại. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh không được cải thiện đáng kể, một phần lớn thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp được tiêu tốn để đáp ứng các thủ tục quản lý còn thiếu tường minh và không nhất quán từ phía các cơ quan quản lý nhà nước”.

Là “xương sống” của nền kinh tế, khối doanh nghiệp dân doanh phải nên được xem là “con gà đẻ trứng vàng”, cần được chăm sóc và trân quý thay vì bắt họ phải hứng chịu nhiều khó khăn hành chánh, thủ tục nhiêu khê, luật lệ chồng chéo.

Đâu phải cứ xài hàng ngoại là xịn?

Nếu cứ đổ lỗi cho chính sách và chờ đợi được nhà nước hỗ trợ thì quả cũng là một điều khiếm khuyết. Dù cho được ưu đãi, dù chính sách thay đổi nhưng không hẳn cứ nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ làm ăn dễ dàng hơn. Doanh nghiệp chỉ là khối sản xuất mà thành công hay không cũng còn tùy thuộc ở mảng tiêu thụ. Đồng tiền là dòng máu luân lưu trong một cơ thể kinh tế, là gió để nâng các con diều doanh nghiệp trong nước bay cao. Mua một món hàng sản xuất trong nước là giữ cho đồng tiền lưu chuyển trong nước, giữ cho máu còn nằm trong cơ thể, giúp cho nhà máy chúng ta tiếp tục hoạt động, nhân công chúng ta có công ăn việc làm, gia đình của họ có tiền để sống, con cái của họ được ăn học... Biết thế nhưng dân ta vẫn cứ mua hàng ngoại, vô tư “hiến máu” ra nước ngoài, để rồi bó tay nhìn nhau mà hỏi rằng đồng tiền mình chạy đi đâu, vì sao nhà máy mình đóng cửa hàng loạt, vì sao bất động sản mình bán không chạy, vì sao kinh tế mình xuống dốc?

Các vec tơ cần hướng về một phía

Hơn bao giờ hết, lúc này khối doanh nghiệp tư nhân đang chờ đợi một niềm tin, một động lực mới từ sự quyết tâm của Chính phủ và các Bộ, ngành để họ yên tâm khởi nghiệp, đầu tư kinh doanh đóng góp sức lực, của cải cho nền kinh tế. Điều quan trọng là nhà nước nên có cái nhìn mới đối với khối doanh nghiệp tư nhân, nâng cao vai trò điều hành và hỗ trợ thay vì trực tiếp “nhúng tay” vào việc kinh doanh. Về phía người dân là những người tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, cũng cần phải đóng góp bằng cách mua hàng nội. Có như thế thì kinh tế mới phát triển để mang lại lợi ích cho tất cả mọi người và giúp cho dân giàu nước mạnh.

Theo Võ Tá Hân

VNHN

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

Giải thưởng VinFuture 2024 vinh danh 4 công trình khoa học 'Bứt phá Kiên cường'

DNTH: Ngày 06/12/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố 4 công trình khoa học được vinh danh năm 2024. Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD được trao cho “Những đóng góp đột phá để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu”.

Chanh leo có "visa" vào Mỹ, vải thiều "gõ cửa" Hàn Quốc

DNTH: Dự kiến năm 2025, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh leo xuất sang Mỹ, còn vải thiều đang hoàn thiện hồ sơ để tiếp cận thị trường Hàn Quốc.

Hơn 3.000 điểm bán của Thế Giới Di Động trở thành đại lý thanh toán của VPBank

DNTH: Là ngân hàng đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước cấp phép triển khai mô hình đại lý thanh toán tại Việt Nam, VPBank và Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động đã chính thức hợp tác, mang đến cho khách hàng cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn...

Tiên phong thực hành ESG, Nestlé Việt Nam lan tỏa thông lệ tốt về thúc đẩy bình đẳng giới

DNTH: Trong bối cảnh ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) trở thành yếu tố then chốt giúp đạt mục tiêu phát triển bền vững, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố môi trường mà còn chú trọng hơn vào xã hội và quản trị....

Nhà máy Đường An Khê chính thức bước vào vụ sản xuất 2024-2025

DNTH: Sáng 4/12, tại thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), Nhà máy Đường An Khê-Chi nhánh Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi (QNS) đã chính thức nhấn nút bước vào vụ sản xuất 2024-2025.

Xe điện VinFast ‘hút’ người trẻ tại chuỗi sự kiện Zalopay YEF 24

DNTH: Dàn xe điện cá tính, sành điệu của VinFast với tâm điểm là VF 7 đã gây ấn tượng mạnh với nhiều khách hàng trẻ đến tham gia chuỗi sự kiện Zalopay Year End Fes 2024 (Zalopay YEF 24).

XEM THÊM TIN