Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

11:58 | 20/08/2021

DNTH: Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-NHNN quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19

NHNN cho biết, nhiều tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng đề nghị NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN để đảm bảo phù hợp với diễn biến mới của tình hình dịch Covid-19 lần thứ tư bắt đầu kể từ ngày 27/4/2021 với phạm vi ảnh hưởng rộng hơn và có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn các đợt dịch trước.

Trên cơ sở tổng hợp, nghiên cứu đề xuất của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng, các doanh nghiệp, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thấy rằng, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn trong thời kỳ hậu Covid-19 là cần thiết.

Cũng theo NHNN, trên cơ sở Nghị quyết số 75/NQ-CP ngày 14/7/2021 Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6/2021 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, để đảm bảo tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất, kinh doanh, đồng thời, giúp các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng chủ động trong kế hoạch hỗ trợ khách hàng, theo đó, quan điểm sửa đổi, bổ sung Thông tư 01 nhằm tiếp tục tạo điều kiện, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua dịch Covid-19, xem xét cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi, duy trì sản xuất thông qua giải pháp tình thế về cơ chế là Thông tư 01 để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn trong dịch Covid-19.

Đồng thời, giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra đối với hệ thống ngân hàng xuất phát từ việc Thông tư 01 tạm thời cho phép tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng giữ nguyên nhóm nợ (không ghi nhận mức độ rủi ro thực tế của khách hàng do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19).

Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và khách hàng cần thích ứng với thực trạng dịch Covid-19 tại Việt Nam để chủ động thỏa thuận, thống nhất các nội dung phù hợp với năng lực trả nợ và mức độ chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của khách hàng để xác định tiếp tục hoạt động trong trạng thái "bình thường mới".

Dự thảo Thông tư đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 01/2020/TT-NHNN như sau:

“Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với số dư nợ gốc và/hoặc lãi của khoản nợ (bao gồm cả các khoản nợ thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (đã được sửa đổi, bổ sung)) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

1. Phát sinh trước ngày 1/8/2021 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính.

2. Phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 30/6/2022.

3. Số dư nợ của khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: (a) Số dư nợ còn trong hạn hoặc quá hạn đến 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán, thời hạn trả nợ theo hợp đồng, thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại điểm b, điểm c, điểm d khoản này; (b) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020 và quá hạn trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020; (c) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 23/1/2020 đến trước ngày 10/6/2020 và quá hạn trước ngày 17/5/2021; (d) Số dư nợ của khoản nợ phát sinh từ ngày 10/6/2020 đến trước ngày 1/8/2021 và quá hạn từ ngày 17/7/2021 đến trước thời điểm dự thảo Thông tư có hiệu lực thi hành.

4. Được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn nợ gốc và/hoặc lãi theo hợp đồng, thỏa thuận do doanh thu, thu nhập sụt giảm bởi ảnh hưởng của dịch Covid-19.

5. Khách hàng có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.

6. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khoản nợ vi phạm quy định pháp luật.

7. Thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ hoặc kể từ ngày đến hạn của từng số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

8. Việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng thực hiện đến ngày 30/06/2022.”

Copy Link

Ý kiến bạn đọc...

Gửi
Hủy

ACB (HoSE: ACB) huy động thành công 10.000 tỷ đồng trái phiếu chỉ trong 2 ngày, lãi suất tối đa 5,4%/năm

DNTH: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa phát hành thành công hai lô trái phiếu riêng lẻ mã ACB12512 và ACB12513, tổng giá trị 10.000 tỷ đồng trong hai ngày 24 và 25/6/2025. Đây là hai lô trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có...

Nam A Bank (NAB) chốt quyền phát hành hơn 343 triệu cổ phiếu thưởng, dự kiến tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng

DNTH: Ngày 11/7/2025, Nam A Bank sẽ chốt danh sách cổ đông để phát hành hơn 343,1 triệu cổ phiếu thưởng, tỷ lệ thực hiện quyền 100:25. Sau đợt phát hành này, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên gần 18.007 tỷ đồng, hỗ trợ mục...

Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 – khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững

DNTH: Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ tài chính) phối hợp với Công ty Cổ phần Nghiên cứu Kinh...

VietABank (VAB) được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 8.164 tỷ đồng

DNTH: Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã chứng khoán: VAB) vừa chính thức nhận được sự chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về kế hoạch tăng vốn điều lệ đợt đầu năm 2025.

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

DNTH: HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…

Mở rộng cơ hội vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh qua kênh ngân hàng

DNTH: Sự nhập cuộc tích cực từ các ngân hàng thương mại trong việc tháo gỡ khó khăn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh được kỳ vọng sẽ là động lực giúp các tiểu thương, hộ kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn dễ dàng với quy...

XEM THÊM TIN